Thực tế, khi sống thông qua một bộ lọc ảo, bạn rất dễ mắc hội chứng tâm lý fomo và có ít nhất 24% số lượng các bạn trẻ online gần như liên tục và con số này ngày càng tăng cao. Một cuộc khảo sát quốc gia ở Úc cho kết quả khoảng 60% thanh thiếu niên cảm thấy lo lắng khi bạn bè vui vẻ mà họ không được biết những thông tin đó và khoảng 51% cho biết họ sẽ lo lắng nếu không biết bạn của mình đang làm gì.
Hội chứng tâm lý fomo mặc dù khá mơ hồ nhưng có thể gây ra những ảnh hưởng dễ dàng quan sát được. Nếu chú ý kỹ chúng ta có thể bắt gặp hội chứng tâm lý này bất kỳ ở mọi lúc mọi nơi. Ví dụ như:
- Trạng thái “dán mắt” vào điện thoại: Ngay cả khi bạn đang lái xe hay làm bất cứ việc gì thì bạn vẫn không muốn bỏ lỡ bất kỳ những cập nhật nào của mọi người trên facebook hoặc các trang mạng xã hội khác như twister, tik tok… Vì vậy, bạn luôn “dán mắt” vào màn hình điện thoại để chờ đợi bài đăng của mọi người hoặc một thông báo mới từ các trang mạng xã hội.
- Mất tập trung trong quá trình làm việc: Hội chứng tâm lý fomo có thể sẽ khiến cho bạn mất tập trung hoặc ngừng công việc để trả lời một cuộc điện thoại, tin nhắn hay email không liên quan cũng như không quá quan trọng. Hơn nữa, hội chứng này còn khiến bạn liên tục kiểm tra điện thoại và không tập trung làm việc vì sợ mình sẽ bỏ lỡ tin nhắn hay cuộc gọi.
- Bạn có thể mua một lúc nhiều đồ xa xỉ không cần thiết: Vì bạn sợ có thể mình sẽ bỏ lỡ một sản phẩm có nhiều cải tiến dù điện thoại hay đồ dùng cũ của bạn vẫn có thể dùng được. Cảm giác lo lắng muốn mua ngay sản phẩm thời thượng được xem như dấu hiệu của hội chứng tâm lý fomo. Vậy nên, để khắc phục tình trạng này, bạn hãy thật bình tĩnh chờ đợi thêm một thời gian xem chắc chắn bạn có thực sự muốn sở hữu nó hay không và nó có giúp ích cho bạn hay không.
- Bạn sợ bỏ lỡ mất những điều quan trọng trong cuộc sống: Điện thoại và mạng xã hội có thể chen ngang vào cuộc họp ở công ty của bạn hoặc kể cả trong một buổi hẹn hò lãng mạn. Hội chứng tâm lý fomo có thể khiến bạn không để tâm nhiều đến mối quan hệ hay sự nghiệp của mình mà luôn muốn cập nhật tất cả những thông tin mới xuất hiện trên mạng xã hội.
- Bạn có quá nhiều mối quan hệ không quan trọng: Đôi khi bạn chấp nhận một yêu cầu kết bạn của một người vì muốn có cơ hội biết thêm người mới và mở rộng mối quan hệ.
- Bạn có thể hẹn hò chỉ để giống với những người xung quanh chứ không hẳn vì bản thân mình mong muốn. Khi thấy mọi người xung quanh đều đang hạnh phúc trong mối quan hệ của họ, thì hội chứng tâm lý FOMO có thể sẽ khiến bạn cảm thấy cần phải tìm ngay cho mình một mối quan hệ giống mọi người. Đôi khi, bạn có những quyết định vội vàng và không thấu đáo trong một mối quan hệ có thể khiến bạn đưa ra những lựa chọn không đúng đắn. Mặc dù có thể khi bước vào một mối quan hệ có thể sẽ khiến bạn tạm thời hài lòng với hoàn cảnh thực tại, nhưng lại không mang lại cho bạn hạnh phúc hay niềm vui lâu dài. Bạn hãy cố gắng chờ đợi để có thể gặp được một người thực sự khiến cho bạn cảm thấy hạnh phúc và vui vẻ khi tiến đến mối quan hệ với bạn.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!