HB CALCIDSOFT – Bổ sung Calcium và Vitamin D giúp cho xương chắc khỏe – Healthy Beauty Pharma Co.,LTD

Xương đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc định hình khung cơ thể, cho phép bạn di chuyển và bảo vệ các cơ quan nội tạng. Mỗi người trưởng thành có đến 206 chiếc xương và riêng bộ xương đã chiếm đến 15% cân nặng của cơ thể. Cơ thể con người thường có khối lượng xương lớn nhất ở tuổi 25 – 30. Mật độ xương sẽ giảm một cách tự nhiên từ sau tuổi 30, trung bình khoảng 1% mỗi năm, riêng xương sống mất khoảng 2%/năm.

Khi cơ thể bắt đầu già đi, quá trình tạo ra xương sẽ chậm lại và những căn bệnh về xương có thể xuất hiện nếu không được chăm sóc hợp lý. Những người thiếu calci trong chế độ ăn uống có nguy cơ mắc các bệnh về xương cao hơn. Việc cung cấp calci thường xuyên trong suốt cuộc đời là rất cần thiết nhằm đạt được tối đa khối lượng xương và duy trì sức khỏe của xương.

HB CALCIDSOFT - Bổ sung Calcium và Vitamin D giúp cho xương chắc khỏe - Healthy Beauty Pharma Co.,LTD

Calci là dưỡng chất thiết yếu của cơ thể, nó không chỉ là yếu tố quan trọng trong việc hình thành, phát triển và duy trì hệ xương, răng chắc khỏe mà còn có ảnh hưởng đến các hoạt động của cơ bắp cũng như việc phát tín hiệu cho các tế bào thần kinh.

Calci chiếm 1,5 – 2% trọng lượng cơ thể, trong đó 99% tồn tại trong xương, răng, móng chân, móng tay, chỉ có 1% tồn tại trong máu, trong tổ chức tế bào và dịch ngoài tế bào. Calci trong máu giúp duy trì huyết áp và nhịp tim đập bình thường. Trong cơ thể con người tồn tại hai mức nồng độ calci theo tỷ lệ ổn định: Nồng độ calci của xương gấp 10.000 lần nồng độ calci của máu.

Cho tới tuổi 20, xương có thể hấp thụ và dự trữ calci cần thiết cho sự tăng trưởng cơ thể và duy trì các chức năng khác. Sau đó, cơ thể cần nhiều calci hơn để xương cứng chắc.Khi chế độ ăn uống hằng ngày không cung cấp đủ, calci sẽ được chuyển từ xương vào máu để duy trì nồng độ calci trong máu. Do đó, xương sẽ bị thưa và yếu.

Vai trò của Calci với sức khỏe – Calci không chỉ đóng vai trò thiết yếu cho việc phát triển xương, làm chắc xương, răng, chống loãng xương, còi xương, nhuyễn xương, mà còn có vai trò quan trọng trong việc duy trì hoạt động của cơ bắp, thông máu, phát tín hiệu cho các tế bào thần kinh, và giúp tiết chế một số kích thích tố (hormones).

Nếu hàm lượng calci trong cơ thể có biến đổi thì sự cân bằng calci bị phá vỡ, lúc đó cơ thể sẽ cảm thấy khó chịu và sinh ra nhiều bệnh tật. Nồng độ calci trong máu luôn duy trì mức ổn định là điều cần thiết cho cơ thể con người.

Vai trò của calci đối với xương – Về mặt cấu tạo, xương chủ yếu được tạo thành từ các khoáng chất (đa phần là calci), chiếm khoảng 70% trọng lượng xương khô và các chất hữu cơ (chiếm phần lớn là Collagen), chiếm 30% trọng lượng xương khô. Ở người lớn, khi xương thiếu calci sẽ gây nên tình trạng mất xương, loãng xương mà hậu quả là đau nhức, vận động khó khăn, nặng nề nhất là gãy xương khó hồi phục, dẫn tới tàn phế và tử vong sớm

Trẻ em khi thiếu calci: Xương nhỏ, yếu xương, chậm lớn, lùn, còi xương, xương biến dạng, răng không đều, răng dị hình, chất lượng răng kém, và bị sâu răng. Trẻ em ở độ tuổi 7-9 tuổi, 13-16 tuổi là thời kỳ quan trọng cần bổ sung calci. Hàng ngày do thiếu calci, calci trong xương phải chuyển một phần cho máu, dần dần xương bị loãng, gây ra bệnh loãng xương.

Vai trò của calci trong hệ thống miễn dịch – Calci đảm nhiệm vai trò viên sĩ quan chỉ huy quá trình phản ứng miễn dịch. Calci chính là nguyên tố phát hiện sớm những tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể, vì calci giữ vai trò sứ giả thông tin thứ hai. Calci còn giữ vai trò kích hoạt năng lực di chuyển và năng lực bao vây, tiêu diệt vi khuẩn, độc tố gây bệnh của tế bào trắng. Đối với những bệnh do chức năng miễn dịch giảm sút, trên cơ sở chữa trị bệnh nguyên phát, ta bổ sung calci để điều chỉnh cân bằng khả năng miễn dịch cho cơ thể sẽ đẩy lùi bệnh tật.

Vai trò của calci trong hệ thần kinh – Ion calci có vai trò quan trọng trong truyền dẫn thần kinh. Khi cơ thể thiếu calci thì hoạt động truyền dẫn thần kinh bị ức chế, công năng hưng phấn và công năng ức chế của hệ thần kinh bị suy giảm.

Trẻ em thiếu calci thường có biểu hiện khóc đêm, đêm ngủ giật mình hay quấy khóc, dễ nổi cáu, rối loạn chức năng vận động, không tập trung tinh thần. Người già thiếu calci thường có biểu hiện thần kinh suy nhược và năng lực điều tiết thần kinh bị suy giảm như: hay quên, tinh thần không ổn định, mất ngủ hoặc ngủ li bì, dễ cáu hay ngủ mơ, đau đầu, tính tình thay đổi thất thường. Có nhiều người thần kinh suy nhược sau khi bổ sung calci đều có giấc ngủ ngon, sức chịu đựng được tăng cường.

Vai trò của calci trong cơ bắp – Công năng sinh lý của cơ bắp chủ yếu nhờ vào sự co giãn của các sợi cơ để hoàn thành công năng của các khí quan vận động của cơ thể, ion calci đóng vai trò quan trọng trong hoạt động co giãn của cơ bắp. Thiếu calci kéo dài thì khả năng đàn hồi của cơ bắp kém. Thiếu calci biểu hiện ở cơ tim co bóp kém, chức năng chuyển máu yếu, khi lao động, vận động, lên gác sẽ cảm thấy tinh thần hồi hộp, thở dốc, vã mồ hôi. Thiếu calci biểu hiện ở cơ trơn là chức năng tiêu hóa kém, chán ăn, đầy bụng, táo bón hoặc ỉa lỏng, sản phụ sau khi sinh nở tử cung co chậm và yếu, khó đẻ, đẻ non…người già đái dầm. Thiếu calci biểu hiện ở cơ bắp là: yếu sức, tuổi trung niên thường cảm thấy tay chân mỏi mệt rã rời, thể lực yếu kém. Khi xuất hiện những hiện tượng như trên, nếu kịp thời bổ sung đủ calci cho cơ thể thì những triệu chứng đó sẽ được cải thiện nhanh chóng.

Lượng calci cần bao nhiêu?

Calci là thành phần khoáng chất chủ yếu của bộ xương. Việc ăn uống đầy đủ calci sẽ giúp hình thành bộ xương khỏe mạnh lúc trẻ và phòng ngừa bệnh loãng xương khi về già. Khối lượng xương sẽ suy giảm nếu chế độ ăn uống thiếu calci kéo dài. Nhiều bằng chứng khoa học cho thấy, ăn uống thiếu hụt calci sẽ gây nên tình trạng giảm khối lượng xương, mật độ xương thấp và gia tăng tỷ lệ gãy xương.

HB CALCIDSOFT - Bổ sung Calcium và Vitamin D giúp cho xương chắc khỏe - Healthy Beauty Pharma Co.,LTD

Theo nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng quốc gia, lượng calci từ bữa ăn hằng ngày của người Việt Nam trung bình là 482mg. Ngay cả ở Mỹ, phần lớn người dân cũng không ăn uống đầy đủ calci. Ở người trên 65 tuổi, lượng calci ăn vào chỉ khoảng 600mg/ngày, trong khi cần bổ sung ít nhất 1.200mg/ngày, thậm chí cần lớn hơn trong một số trường hợp cần thiết.

Lưu ý: không phải cứ ăn bao nhiêu calci thì cơ thể hấp thu được ngần ấy.

Cơ thể cần bao nhiêu calci mỗi ngày còn tùy thuộc vào nhu cầu thể trạng theo từng thời kỳ.

Người trưởng thành cần khoảng 1.000mg calci mỗi ngày. Trong một số giai đoạn nhất định, cơ thể có nhu cầu nhiều calci hơn mức bình thường.

Tuổi thanh thiếu niên, nhất là nữ, cần khoảng 1.200-1.500mg/ngày. Với khẩu phần ăn thông thường của người Việt Nam, cần bổ sung mỗi ngày khoảng 500-1.000mg calci. Việc này bắt buộc nếu cơ thể đang trong giai đoạn cần nhiều calci.

Phụ nữ có thai và cho con bú cũng cần 1.200-1.500mg/ngày để tạo xương cho thai nhi và cung cấp calci qua sữa mẹ cho bé.

Phụ nữ mãn kinh cần 1.000- 1.500mg/ngày do buồng trứng ngừng sản xuất oestrogen, làm giảm hấp thu calci và tăng tình trạng mất xương.

Người già trên 65 tuổi cần 1.500mg/ngày vì khả năng hấp thu calci ở lứa tuổi này bị giảm.

Khi chế độ dinh dưỡng hằng ngày không cung cấp đủ lượng calci cần thiết thì có thể uống viên calci để phòng tránh thiếu hụt calci. Theo báo cáo từ một hội nghị chuyên đề về calci của Viện Sức khỏe quốc gia Mỹ, liều calci 2.000mg/ngày là an toàn đối với người bình thường. Giới hạn an toàn của tổng lượng calci đưa vào cơ thể mỗi ngày là 2.500mg.

Calci và vitamin D là bộ đôi không thể tách rời nhau bởi vitamin D là chất dẫn truyền để cơ thể hấp thu canxi.

HB CALCIDSOFT - Bổ sung Calcium và Vitamin D giúp cho xương chắc khỏe - Healthy Beauty Pharma Co.,LTD

D có tên khoa học là calciferol, được cung cấp từ thực phẩm có hai dạng: vitamin D2 hay ergocalciferol hiện diện trong thực vật (trong nấm men và một số loại nấm) và vitamin D3 hay cholecalciferol có trong động vật (có nhiều nhất là dầu gan cá biển sâu).

Đặc biệt, ở vùng thượng bì của da chúng ta có chứa hợp chất 7-dehydrocholesterol được xem là tiền vitamin D. Khi có tia cực tím của ánh nắng (đặc biệt là UVB có bước sóng 290-325nm) chiếu vào da sẽ biến tiền vitamin D thành cholecalciferol tức vitamin D3.

Vitamin D là một chất dinh dưỡng quan trọng, tham gia vào hơn 200 tương tác trong cơ thể con người. Chức năng nổi tiếng nhất của Vitamin D là hoạt động như một ống dẫn giúp cơ thể hấp thu canxi. Vitamin D giúp hấp thu calci từ ruột và mang nó vào máu, nơi nó có thể được hấp thụ bởi xương và răng của bạn. Vì lý do này, vitamin D vô cùng quan trọng để xây dựng một hệ thống xương chắc khoẻ và ngăn ngừa loãng xương.

Hàng loạt báo cáo từ nhiều nơi trên thế giới cho thấy “đại dịch thiếu Vitamin D” đang lan rộng. Ở các vùng có vĩ độ cao như Bắc Âu và Bắc Mĩ, tỉ lệ thiếu Vitamin D trong dân số khá cao, từ 50-70%. Tại châu Á và các nước nhiệt đới – nơi có số giờ nắng dồi dào – tỉ lệ thiếu Vitamin D cũng không thấp hơn bao nhiêu. Điển hình các nước Nhật Bản và Hàn Quốc, tỉ lệ thiếu Vitamin D lên đến 80-90%. Trong khu vực Đông Nam Á, các nước như Thái Lan, Malaysia…, nơi gần với xích đạo và có số giờ nắng nhiều hơn thì tỉ lệ thiếu Vitamin D trong dân số chung xấp xỉ 50%. Đặc biệt, những con số này nằm chủ yếu ở dân văn phòng.

Vitamin D sẽ giúp cơ thể hấp thụ tất cả lượng calci có trong thực phẩm và các chất bổ trợ, trong khi calci sẽ ngăn chặn sụt giảm khối lượng xương cũng như các bệnh về xương.

HB CALCIDSOFT - Bổ sung Calcium và Vitamin D giúp cho xương chắc khỏe - Healthy Beauty Pharma Co.,LTD

Vitamin D3 được cơ thể tạo ra khi da tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Việc dùng kem chống nắng, mặc quần áo bảo hộ, hạn chế tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, người da tối màu và tuổi tác cao có thể ngăn cản việc hấp thu đủ vitamin D cho cơ thể từ ánh mặt trời.Nếu sản xuất dư vitamin D, cơ thể ta không xài hết được sẽ được dự trữ ở gan hoặc mô mỡ để sử dụng dần dần. Vai trò chính của vitamin D là tạo xương bằng cách duy trì lượng calci và phospho có sẵn trong cơ thể để hóa xương.

Nếu thiếu vitamin D, sẽ thiếu chất khoáng cho xương và răng đưa đến còi xương ở trẻ con và nhuyễn xương, loãng xương ở người lớn. Tuy nhiên, vitamin D là loại vitamin dùng phải rất thận trọng, không được uống quá liều vì sẽ gây ngộ độc.

Vitamin D3 bổ sung 1000-4000 IU (25-100 microgram) là lượng đủ cho hầu hết mọi người. Cách duy nhất để biết bạn có thực sự cần phải bổ sung vitamin D hay không là phải đo huyết áp.

Hàng ngày, trẻ con và người lớn chỉ nên uống vitamin D tương ứng với 400 đơn vị quốc tế (IU) vitamin D/ngày (tương đương 10 mcg). Dùng quá liều vitamin D sẽ gây vôi hóa nhau (rau) thai ở phụ nữ có thai, còn trẻ thì bị chán ăn, mệt mỏi, nôn ói, xương hóa sụn sớm. Đối với người lớn, nếu quá liều vitamin D đưa đến tăng calci huyết, tăng huyết áp, nôn ói, mệt mỏi, yếu cơ, bị rối loạn gọi là “vôi hóa” ở xương, thận, tim, đặc biệt là gây sỏi thận loại calci.

Đặc biệt lưu ý: hiện có các dược phẩm chứa vitamin D liều cao có tác dụng kéo dài (như Auxergyl D3, vitamin D3 BON) chỉ được dùng sau khi được bác sĩ khám và cho đơn thuốc dùng để chữa một số bệnh nhất định như còi xương, nhuyễn xương do thiếu vitamin D, cơn co giật do thiếu canxi huyết. Nếu dùng với mục đích khác như cho trẻ không thiếu vitamin D uống với hy vọng làm tăng chiều cao dễ dẫn đến quá liều rất nguy hiểm. Tuyệt đối không được dùng vitamin D (đặc biệt là loại có liều cao và tác dụng kéo dài) cho người bị calci huyết tăng, calci niệu tăng, bị sỏi thận loại calci.

Vì vitamin D liên quan đến chuyển hóa calci nên trong điều trị thiếu calci do nhu cầu phải tăng calci để không rối loạn xương (như trẻ con chậm lớn, phụ nữ mang thai và cho con bú, suy nhược cơ thể…) thường bổ sung cả calci và vitamin D.

Hậu quả của thiếu Calci

Theo nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng quốc gia Việt Nam năm 2018, khẩu phần ăn của người Việt chỉ đáp ứng khoảng 50% nhu cầu calci khuyến nghị. Ngoài ra, hấp thu calci từ bữa ăn vào cơ thể dao động từ 10 – 60%, tùy thuộc vào các yếu tố tuổi, giới tính, tình trạng canxi trong cơ thể, loại thực phẩm được hấp thu … Khi chế độ dinh dưỡng hàng ngày không cung cấp đầy đủ chất calci hoặc vì một lý do nào đó cơ thể không hấp thu được calci (ăn kiêng kéo dài, chế độ ăn nghèo nàn, kém chất lượng) thì sẽ gây loãng xương.

Lượng calci cho quá trình tạo xương lúc trẻ không được bổ sung đầy đủ, dẫn đến việc khi về già, cùng với sự lão hóa, quá trình tạo xương giảm xuống và quá trình hủy xương diễn ra nhanh, mạnh khiến cho mật độ xương giảm sút, làm cho xương giòn và yếu, giảm sức chịu lực và dễ gãy hơn.

Đặc biệt ở phụ nữ đến thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh, lượng hormon estrogen trong máu bị suy giảm một cách đáng kể bởi sự suy thoái của buồng trứng. Sự suy giảm estrogen sẽ làm tăng hoạt tính của tế bào tủy xương, từ đó khối lượng xương sẽ mất dần theo năm tháng kể từ khi tiền mãn kinh (mỗi năm mất khoảng từ 2 – 4%).

Phụ nữ sau khi sinh cũng bị mất nhiều calci, tổn thương hệ thống xương do quá trình mang thai và sinh con đã lấy đi của họ nhiều dưỡng chất quan trọng.

Tình trạng thiếu calci, bổ sung calci có vai trò quan trọng đối với mọi lứa tuổi, bởi hàm lượng calci quyết định tới việc hình thành và phát triển cơ cấu, tổ chức cơ thể. Thế nhưng, nhiều gia đình Việt vẫn đang nghĩ rằng mình bổ sung calci một cách đúng cách, khi bất ngờ được bác sĩ chuẩn đoán thiếu calci, chúng ta vô cùng hoang mang mà không biết lý do tại sao?

Nghĩ rằng cứ ăn nhiều thực phẩm giàu calci càng tốt

Chúng ta vẫn thường nghĩ rằng chỉ cần ăn nhiều thực phẩm giàu calci, bổ sung trong hàm lượng thức ăn là không cần phải dùng biện pháp bổ sung calci nào cả. Thế nhưng, trong quá trình đun nấu sẽ khiến làm lượng calci này tiêu hao hay ăn uống thừa chất gây béo phì, ăn quá nhiều muối (dẫn đến axit béo kết hợp với calci thải ra theo phân làm thất thoát calci).

Bên cạnh đó, việc lười lười vận động, ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, hút thuốc lá, sử dụng các chất kích thích như rượu bia, cà phê,…cũng là những nguyên nhân khiến cho việc hấp thụ calci, khoáng chất vào cơ thể trở nên khó khăn hơn.

Loãng xương xảy ra khi xương mất dần calci, khiến xương bị xốp, yếu và dễ gãy hơn. Nhiều người thường chủ quan với bệnh loãng xương do bệnh diễn tiến chậm theo thời gian, tuổi tác. Đến khi người bệnh cảm thấy đau, nhức trong xương là bệnh đã trở nặng, lúc đó người bệnh mới khám và dùng thuốc điều trị thì khó có cơ hội phục hồi do hệ xương trong cơ thể đã bị hao mòn quá nhiều. Tình trạng loãng xương sẽ càng trở nặng hơn khi về già. Do độ tuổi này, mật độ xương không đảm bảo đủ mức cho phép để xương cứng chắc như lúc ở tuổi trưởng thành. Đối với những người ở lứa tuổi trung niên, loãng xương thường đi kèm với các dấu hiệu của bệnh giãn tĩnh mạch, thoái hoá khớp, cao huyết áp,…

Theo các chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới, bệnh loãng xương là nguyên nhân đứng thứ 2 của các triệu chứng bệnh tật chỉ sau bệnh tim mạch. Ngay cả ở khu vực có nền kinh tế phát triển hàng đầu thế giới như châu Âu, cứ mỗi 30 giây lại có 1 ca gãy xương đùi do loãng xương. Và rất ít người biết rằng: biến chứng gãy xương do loãng xương nguy hiểm đến sức khỏe không kém gì bệnh nhồi máu cơ tim và đột quỵ..

Các biến chứng của loãng xương thường khó hồi phục, nó có thể khiến 20% người bệnh tử vong và 50% bị thương tật vĩnh viễn, tàn phế. Điều này không những làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh mà còn trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.

Theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, khi đã bị loãng xương thì phải điều trị suốt đời và chi phí không hề nhỏ. Vì vậy, hãy chủ động trong việc bổ sung lượng calci cần thiết cho cơ thể.

Đối với trẻ em: Nếu hấp thu đủ calci, trẻ sẽ có khung xương chắc khỏe khi trưởng thành. Ngược lại, thiếu calci kéo dài sẽ dẫn đến dễ bị còi xương, chậm lớn. Tùy thuộc vào mức độ thiếu calci ở trẻ nặng hay nhẹ mà dẫn đến những biểu hiện bệnh lý khác nhau.

Trẻ từ 9 – 16 tuổi bị thiếu calci thường có các biểu hiện mệt mỏi, lười biếng, uể oải, ra nhiều mồ hôi, bứt rứt chân tay, hay cáu bẳn, ngủ không ngon giấc.

Thiếu calci ở trẻ em còn gặp chứng “đau xương do tăng trưởng”: ban ngày trẻ chạy nhảy, vận động bình thường, đêm đến thì kêu đau chân là do ban đêm hormon tăng trưởng tiết ra nhiều hơn, hormon này được chuyển vào máu rồi chuyển đến xương kích thích xương phát triển, khi thiếu calci, sự tăng trưởng, giãn nở của xương bị trở ngại, tác động đến màng của xương gây đau, nếu kịp thời bổ sung đầy đủ canxi cho trẻ thì sẽ hết đau. Ngoài ra, thiếu calci còn khiến cho trẻ bị đau bụng đột ngột khi ăn sáng, hoặc đau bụng vào ban đêm. Nếu trẻ đau bụng không kèm theo nôn, sốt, đau thành từng cơn, không dùng thuốc mà vẫn tự khỏi thì có khả năng đau bụng do thiếu calci. Thiếu calci khiến cho thần kinh của đường tiêu hóa bị hưng phấn cao độ, các cơ trơn của đường tiêu hóa bị co rút làm cho trẻ đau bụng, nếu đượcbổ sung calci thì trẻ sẽ hết đau. Calcigiữ vai trò dẫn truyền thông tin giúp tế bào bạch cầu phát hiện ra, bao vây, tiêu diệt vi khuẩn và các độc tố gây bệnh, cho nên trẻ bị thiếu calci thường hay mắc các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp và tiêu hóa.

Bổ sung calci như thế nào?

Nguyên tắc để có bộ xương khỏe mạnh:

  • Cung cấp đủ lượng calcivà vitamin D.
  • Thường xuyên tập thể dục chịu lực.
  • Dùng thuốc bổ sung calci phù hợp khi cần thiết.
  • Tránh thói quen không tốt cho xương như là hút thuốc lá và uống nhiều rượu bia.

Khi mua sản phẩm bổ sungcalci cần phải chọn thành phần calci dễ hấp thu, không gây kích ứng dạ dày ruột, ít gây tác dụng phụ, tiện lợi sử dụng. Các loại chế phẩm bổ sung calci hiện nay rất đa dạng trên thị trường. Mỗi loại lại khác nhau về thành phần bổ sung và lượng canxi nguyên tố, điều đó dẫn đến tỷ lệ hấp thu cũng khác nhau tùy theo loại sản phẩm. Vì vậy, khi sử dụng, chúng ta cần chú ý đến thành phần hợp chất calci:

  • Calci carbonate (40% calci nguyên tố)
  • Calci citrate (21% calci nguyên tố)
  • Calci gluconate (9% calci nguyên tố)
  • Calci lactate (13% calci nguyên tố)

Calci có thể chia làm 2 loạicalci hữu cơcalci vô cơ.

Theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, khi muốn bổ sung calci cho cơ thể, bạn nên lựa chọn calci có gốc Gluconate (calci hữu cơ). Calci Gluconate chính là loại calci tốt nhất đối với cơ thể.

Độ sinh khả dụng của Calci Hiểu một cách đơn giản, độ sinh khả dụng chính là khả năng hấp thụ của calci sau khi đưa vào cơ thể.

Ví dụ, nếu độ sinh khả dụng của calci là 32% thì khi đưa vào cơ thể 100mg calci, cơ thể chỉ có thể hấp thụ được 32mg, còn 78mg calci còn lại sẽ bị đào thải ra ngoài. Do vậy, khi bạn chọn mua một loại calci nào đó thì không nên chú ý quá nhiều đến hàm lượng calci mà nên quan tâm đến độ sinh khả dụng của loại calci này.

Ví dụ, hàm lượng calci trong sữa bò (sữa bột, sữa công thức) cao hơn so với hàm lượng calci trong sữa mẹ nhưng độ sinh khả dụng của calci trong sữa bò chỉ khoảng 30%, trong khi độ sinh khả dụng của calci trong sữa mẹ lên đến 70%. Do vậy, sữa mẹ luôn là loại sữa tốt nhất mà không loại sữa bột nào có thể thay thế được.

Loại calci nào có độ sinh khả dụng cao?

Calci vô cơ

Do phần lớn các dạng sản phẩm là calci ở dạng muối vì vậy lượng calci đưa vào hấp thu rất hạn chế, độ sinh khả dụng thấp, lượng calci dư thừa trong máu sẽ lắng đọng ở thận gây nên sỏi thận hoặc vôi hóa các thành mạch. Nếu calci nhiều sẽ lắng đọng ở bánh rau và gọi là calci hóa bánh rau làm giảm khả năng trao đổi chất giữa mẹ và thai nhi, thai sẽ chậm phát triển hoặc suy dinh dưỡng trong bụng mẹ. Hai nghiên cứu tại Anh trên hàng nghìn người tham gia chỉ ra rằng những thuốc bổ sung calci có thành phần (calci cacbonat, calci nitrat, …- muối calci vô cơ) làm tăng nguy cơ tai biến tim mạch. Lý do là calci vô cơ khó hấp thu vào cơ thể nên khi sử dụng lâu dài, calci dễ bị lắng đọng lại trên thành mạch, cùng với chất béo bám vào sẽ hình thành các mảng xơ vữa động mạch, làm hẹp hoặc bít động mạch, gây tắc nghẽn mạch máu dẫn đến nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Mặt khác, nếu cơ thể tiếp nhận quá nhiều calci vô cơ vốn dĩ khó tan, khó hấp thu, gây ra lắng cặn calci thành mạch và tại thận, lâu ngày có thể gây ra cặn thận, sỏi thận. Với phụ nữ có thai còn có thể dễ gây vôi hóa nhau thai, không cung cấp được thức ăn cho thai nhi.

Calci hữu cơ

Calci hữu cơ là chất được cấu thành từ ion calci với các loại hợp chất hữu cơ, bạn có thể hiểu nôm na calci hữu cơ chứa calci gần giống như calci khi còn ở trong thực phẩm tự nhiên vậy. ví dụ như calci Gluconat (Tên đầy đủ calci Lactac Gluconat), calci caseinate, … Nhiều nghiên cứu trên thế giới chỉ ra rằng calci có nguồn gốc từ thực phẩm, thực vật, động vật (muối calci hữu cơ: calci citrate, calci lactate, calci phosphat…) sẽ hiệu quả và an toàn hơn cho sức khỏe, tránh được hiện tượng calci bị lắng đọng. Vì vậy, cơ thể người dễ dàng hấp thu calci hữu cơ và không gây lắng đọng tại thận.

Tại sao calci hữu cơ lại có độ sinh khả dụng cao hơn calci vô cơ?

Lí do là calci tại ruột được hấp thu theo cơ chế vận chuyển thụ động, do đó muốn hấp thu được calci thì nó phải ở dạng hòa tan hoặc liên kết với hợp chất hữu cơ (dạng calci hữu cơ) thì mới hấp thu được. Do vậy, thông thường calci hữu cơ có độ sinh khả dụng cao hơn calci vô cơ.

HB CALCIDSOFT được sản xuất bởi Healthy America, Inc. USA. HB Calcidsoft có 5 đặc điểm vượt trội toàn diện so với các sản phẩm khác trên thị trường Việt Nam:

#1. Đạt tiêu chuẩn cGMP, tiêu chuẩn cao nhất của thế giới về sản xuất

#2. Nhà máy sản xuất tại Mỹ chuyên sản xuất dược phẩm, thực phẩm chức năng

#3. Được cấp giấy chứng nhận của FDA (Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ), được phép bán tự do tại nước sở tại

#4. Kiểm tra được nguồn gốc xuất xứ sản phẩm (sử dụng phần mềm iCheck)

#5. Tem chống hàng giả (Công nghệ nước và sms)

HB CALCIDSOFT - Bổ sung Calcium và Vitamin D giúp cho xương chắc khỏe - Healthy Beauty Pharma Co.,LTD

THÀNH PHẦN trên 1 viên:

Vitamin D3 150mcg

Calcium 600mg

Thành phần khác: Soybean Oil, Gelatin, Glycerin, Purified Water, Soy Lecithin, Bees Wax, Corn Oil.

THỜI HẠN SỬ DỤNG

03 năm kể từ ngày sản xuất. Ngày sản xuất và hạn sử dụng: xem trên bao bì lọ.

CÔNG DỤNG

Bổ sung Calcium và Vitamin D giúp cho xương chắc khỏe

ĐỐI TƯỢNG

Dùng cho trẻ em từ 6 tuổi trở lên chậm lớn, còi xương

Phụ nữ có thai, đang cho con bú, phụ nữ thời kỳ tiền mãn kinh

Người lớn tuổi, người già có nguy cơ bị loãng xương.

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG

Trẻ em trên 6 tuổi: Uống ngày 1 viên

Người lớn ngày từ 1 -2 viên;

Lưu ý: Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.