GS trong siêu âm thai là gì? Chỉ số GS như thế nào là bình thường?

Trên phiếu siêu âm thai thường có các chỉ số để đo lường và đánh giá sức khỏe của thai nhi. Một trong số đó là chỉ số GS hay GSD. Mẹ bầu tò mò không biết GS trong siêu âm thai là gì? Chỉ số này dùng để đánh giá yếu tố gì? Và nếu GS thấp hơn hoặc cao hơn kết quả bình thường thì có sao không? Bài viết dưới đây của Aplicaps sẽ giải đáp cho mẹ những thắc mắc này.

GS trong siêu âm thai là gì?

GS là viết tắt của từ Gestational Sac, có nghĩa là túi thai. Trong siêu âm thai, GS hay GSD (Gestational Sac Diameter) là chỉ số được tính bằng đơn vị mm, thể hiện đường kính của túi thai. Chỉ số này được dùng để đánh giá mức độ phát triển của bào thai trong những tuần đầu của thai kỳ (tuần 4 – 9), khi các cơ quan của bào thai chưa được hình thành.

gs trong siêu âm thai là gì
Kết quả siêu âm thai của thai phụ mang thai 6 tuần

Tuy nhiên, khi bào thai lớn hơn, kích thước túi thai không còn phản ánh đúng sự phát triển của bào thai nữa. Thay vào đó, có nhiều chỉ số khác để đo lường như chỉ số CRL, FL, BPD,…

Kích thước túi thai theo tuần của thai nhi trong khoảng thời gian từ tuần 4 – tuần 9 được thể hiện trong bảng sau:

Tuổi thai (tuần) GS/GSD – Đường kính túi thai 4 tuần 3 – 6 mm 5 tuần 6 – 12 mm 6 tuần 14 – 25 mm 7 tuần 27 mm 8 tuần 29 mm 9 tuần 33 mm

Bảng kích thước túi thai theo tuần

Túi thai là gì? Vì sao cần đo kích thước túi thai?

Túi thai (gestational sac) là cấu trúc chứa đầy chất lỏng, bao quanh phôi thai và nằm trong tử cung của người mẹ. Túi thai đóng vai trò là một màng bọc bảo vệ phôi thai, vừa chứa nước ối để nuôi dưỡng thai nhi, vừa bao bọc cơ thể em bé để ngăn nhiễm trùng và các tác động khác từ môi trường bên ngoài.

Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, phôi thai còn rất bé nên không thể quan sát rõ qua siêu âm. Túi thai là cấu trúc đầu tiên và duy nhất có thể quan sát được trong những tuần thai đầu (4-6 tuần). Cấu trúc này có thể nhìn thấy qua siêu âm ngay từ tuần thứ 4, hoặc sau khi trễ kinh 1 ngày.

Ban đầu, túi thai có đường kính khoảng 2 – 3mm, tương ứng với tuổi thai khoảng 29 – 31 ngày. Sau đó, túi thai tăng dần kích thước, xấp xỉ khoảng 1mm/ngày trong suốt 3 tháng đầu. [1]Gestational Sac. Truy cập ngày 14/5/2022. https://www.sciencedirect.com/topics/medicine-and-dentistry/gestational-sac

Theo một nghiên cứu tại Bệnh viện Mercy (Chicago, Mỹ): [2]Gestational sac diameter in very early pregnancy as a predictor of fetal outcome. Truy cập ngày 14/5/2022. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/12230450/

  • Trong khoảng thời gian từ 28 – 35 ngày kể từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh cuối cùng, cả thai kỳ bình thường và thai kỳ bất thường đều không có sự khác biệt về kích thước túi thai.
  • Tuy nhiên, trong khoảng thời gian từ 36-42 ngày kể từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh cuối cùng, kích thước túi thai nhỏ có thể là dấu hiệu của sảy thai.
GS trong siêu âm thai
GSD là viết tắt của gestational sac diameter

Túi thai (GS) nhỏ có chắc chắn là dấu hiệu sảy thai?

Đôi khi, chỉ số GSD trên kết quả siêu âm có thể nhỏ hơn bình thường. Điều này khiến các mẹ bầu lo lắng, không biết thai nhi có đang phát triển bình thường không.

Theo nghiên cứu của Mỹ nêu trên, kích thước túi thai nhỏ có thể là một dấu hiệu của sảy thai. Tuy nhiên, rất nhiều trường hợp túi thai nhỏ khác lại do nhầm lẫn trong cách tính tuổi thai. Trên thực tế, 17% phụ nữ mang thai có kích thước túi thai bất thường, phần lớn trong số đó đều có thai kỳ diễn ra bình thường. [3]Understanding how 4 abnormal ultrasound findings relate to miscarriage risk. Truy cập ngày 14/5/2022. https://utswmed.org/medblog/abnormal-ultrasound-miscarriage-risk/

Không xác định đúng tuổi thai

Giải thích:

Tuổi thai thường được tính kể từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt cuối cùng. Trong khi đó, kích thước túi thai lại phụ thuộc vào thời điểm trứng rụng và thụ tinh với tinh trùng.

Vấn đề ở đây là, không phải phụ nữ nào cũng có chu kỳ kinh nguyệt đều 28 ngày, và không phải người nào cũng có hiện tượng rụng trứng xảy ra vào đúng ngày thứ 14 của chu kỳ kinh nguyệt. Do đó, việc tính tuổi thai theo chu kỳ kinh của mẹ bầu sẽ không chính xác 100%.

Nếu mẹ có chu kỳ kinh nguyệt dài hơn 28 ngày, ngày rụng trứng muộn hơn ngày thứ 14 của chu kỳ kinh, rất có thể tuổi thai thực sự của em bé nhỏ hơn cách tính tuổi thai thông thường. Thậm chí, có một số mẹ bầu không nhớ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt trước. Tình huống này dễ gặp với các mẹ bầu không có dự định mang thai từ trước và không chú ý nhiều đến chu kỳ kinh của mình.

Đây chính là những lý do vì sao một số thai phụ có chỉ số GS (kích thước túi thai) nhỏ hơn dự kiến, nhưng thai nhi vẫn phát triển bình thường. [4]Small Gestational Sac in Early Pregnancy. Truy cập ngày 14/5/2022. https://www.verywellfamily.com/meaning-of-small-gestational-sac-in-early-pregnancy-2371255

hình ảnh túi thai gestational sac
Hình ảnh cấu trúc túi thai (gestational sac)

Giải pháp:

Trong trường hợp này, việc mẹ bầu nên làm là tiếp tục đi siêu âm đều đặn vào các tuần kế tiếp theo chỉ định của bác sĩ.

Trong lần siêu âm tiếp theo, bác sĩ sẽ đo kích thước túi thai và so sánh với thời gian phát triển của thai nhi. Nếu thai đang phát triển bình thường, chắc chắn túi thai cũng tăng dần kích thước tương ứng.

Nếu mẹ rơi vào trường hợp này, khả năng cao bác sĩ sẽ phải thay đổi ngày dự sinh để đúng hơn với tuổi thai.

Sảy thai

Bên cạnh túi thai nhỏ, nếu kết quả siêu âm còn kèm theo các phát hiện khác như:

  • Kích thước túi yolksac lớn hơn bình thường
  • Chiều dài đầu mông của thai nhi (CRL) ngắn hơn bình thường

Thì có thể nghi ngờ sảy thai hoặc trứng trống (trứng không có phôi)

Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ chỉ định cho mẹ làm thêm các xét nghiệm khác và tiếp tục siêu âm theo dõi trước khi đưa ra chẩn đoán xác định.

Xét nghiệm được thực hiện bổ sung trong trường hợp túi thai nhỏ thường là xét nghiệm đo nồng độ beta-hCG trong máu người mẹ. Beta-hCG là một loại hormon cơ thể sản xuất ra khi mang thai.

Các chỉ số thai nhi theo tuần trong siêu âm

Ngoài chỉ số GS hoặc GSD về đường kính túi thai, mẹ bầu còn nhìn thấy các chỉ số thai nhi theo tuần khác, với rất nhiều ký hiệu lạ trên phiếu kết quả siêu âm. Vậy các ký hiệu này là gì, chúng có ý nghĩa gì trong đánh giá sức khỏe của thai nhi?

cách đo các chỉ số thai nhi theo tuần
Cách đo các chỉ số thai nhi theo tuần

Các chỉ số thai nhi theo tuần mẹ cần lưu ý

  • MSD (Mean Gestational Sac Diameter): Đường kính trung bình của túi thai, ý nghĩa tương đương với GS và GSD.
  • GA (Gestational Age): Tuổi thai tính theo tuần.
  • CRL (Crown-Rump Length): Chiều dài đo từ đầu đến mông của thai nhi.
  • FL (Femur Length): Chiều dài xương đùi.
  • BPD (Biparietal Diameter): Đường kính lưỡng đỉnh, là đường kính của mặt cắt ngang lớn nhất của đầu thai nhi (tính từ trán ra sau gáy).
  • HC (Head Circumference): Chu vi vòng đầu thai nhi. HC (chu vi) khác với BPD (đường kính).
  • EFW (Estimated Fetal Weight): Cân nặng ước tính của thai nhi.
  • TTD (Transverse Trunk Diameter): Đường kính ngang bụng.
  • APTD (Anteroposterior Abdominal Diameter): Đường kính ngang bụng từ trước ra sau.
  • AC (Abdominal Circumference): Chu vi vòng bụng.

Để được hướng dẫn cách đọc và giải thích chi tiết về các chỉ số siêu âm, mẹ hãy điền thông tin liên hệ vào form dưới đây. Các chuyên gia thai kỳ sẽ liên hệ và tư vấn miễn phí cho mẹ nhé!

Bảng các chỉ số thai nhi theo tuần (cập nhật mới nhất)

các chỉ số thai nhi theo tuần
Bảng các chỉ số thai nhi theo tuần (cập nhật mới nhất)

Sản phẩm khuyên dùng trong thai kỳ

Để thai nhi phát triển khỏe mạnh và duy trì các chỉ số đạt chuẩn, chuyên gia sản khoa khuyên bà bầu nên tăng cường bổ sung vitamin và khoáng chất thông qua bữa ăn hàng ngày và viên uống bổ sung. Bao gồm các dưỡng chất như sắt, axit folic, canxi, DHA, magie, kẽm, các vitamin nhóm B,…

Bộ 3 Aplicaps là bộ sản phẩm bổ sung vi chất cho thai kỳ được nhập khẩu chính ngạch từ Tây Ban Nha và được các chuyên gia sản khoa từ Bệnh viện Phụ sản Trung ương và Bệnh viện Phụ sản Hà Nội khuyên dùng:

  • Vitamin tổng hợp Aplicaps Befoma bổ sung sắt, axit folic cùng 16 vitamin và khoáng chất thiết yếu cho thai kỳ.
  • Canxi Aplicaps Menacal bổ sung canxi, kết hợp với vitamin D3 & K2 cùng các khoáng tố giúp tối ưu hóa hấp thu canxi.
  • DHA Aplicaps Hymega bổ sung DHA, EPA cùng vitamin E, cho con thông minh lanh lợi.

Để tìm hiểu thêm về bộ 3 Aplicaps, mẹ vui lòng gọi đến số hotline 1900 636 985 của nhãn hàng Aplicaps Việt Nam. Hoặc tìm mua điểm bán trên toàn quốc TẠI ĐÂY.

Trên đây là bài viết Chỉ số GS trong siêu âm thai là gì của Aplicaps. Hy vọng qua bài viết này, mẹ đã hiểu rõ về chỉ số GS và vai trò của chỉ số này trong đánh giá sự phát triển của thai nhi.

Aplicaps chúc mẹ thai kỳ khỏe mạnh và bình an!

Dược sĩ Tú Oanh