Sơ lược về suy giãn tĩnh mạch và giãn tĩnh mạch chân
Suy giãn tĩnh mạch là hiện tượng các van trong tĩnh mạch bị suy yếu nên không thể thực hiện đầy đủ chức năng điều lượng và điều hướng máu lưu thông. Sự bất ổn định trong lưu thông máu khiến tĩnh mạch chịu nhiều áp lực và bị giãn nở. Các mạch máu giãn nở rộng, bị xoắn lại. Nhiều khi ta có thể dễ dàng quan sát các tĩnh mạch màu xanh, tím đậm nổi phồng lên bên trên bề mặt da.
Giãn tĩnh mạch có khả năng xuất hiện ở nhiều vị trí như thực quản (giãn tĩnh mạch thực quản), hậu môn (bệnh trĩ), tĩnh mạch ở bìu (giãn tĩnh mạch thừng tinh). Tuy nhiên, giãn tĩnh mạch chân (giãn tĩnh mạch chi dưới) là phổ biến nhất, xuất hiện ở cả nam lẫn nữ. Bệnh thực sự là mối lo ngại của nhiều chị em vì nó gây mất thẩm mỹ khi các tĩnh mạch tím xanh nổi phồng ở chân.
10 lời đồn về suy giãn tĩnh mạch
Nếu bệnh giãn tĩnh mạch mà biết nói năng, thì hẳn là nó sẽ phân giải một loạt lời đồn sau:
1. Giãn tĩnh mạch chân, hay suy giãn tĩnh mạch nói chung chỉ là vấn đề về mặt thẩm mỹ
Nhiều người, thậm chí cả một số bác sĩ đều cho rằng giãn tĩnh mạch chỉ là vấn đề thẩm mỹ. Trong trường hợp nhất định nào đó thì điều này có thể đúng, nhưng nó hoàn toàn có khả năng trở thành vấn đề nghiêm trọng hơn.
Một tỷ lệ đáng kể bệnh nhân bị giãn tĩnh mạch chân dù sớm hay muộn cũng sẽ xuất hiện triệu chứng. Các triệu chứng phổ biến nhất bao gồm:
- Đau âm ỉ, đau nặng nề hoặc đau nhói
- Chuột rút
- Sưng chân
Các triệu chứng khác là khô và ngứa vùng da quanh tĩnh mạch bị giãn. Những người bị giãn tĩnh mạch cũng có nguy cơ cao mắc một loại cục máu đông nguy hiểm, được gọi là huyết khối tĩnh mạch sâu.
Những dấu hiệu và triệu chứng giãn tĩnh mạch không phổ biến khác (biểu hiện ở mức thấp hơn 10% số bệnh nhân) bao gồm xuất huyết, đổi màu da, da dày sần và hình thành vết loét. Điều không may là những tổn thương da nêu trên thường sẽ là vĩnh viễn, không thể phục hồi nguyên trạng.
Nếu bạn bị giãn tĩnh mạch và gặp các triệu chứng như mô tả, hãy tìm sự giúp đỡ của bác sĩ trước khi xảy ra những tổn thương trên da.
2. Suy giãn tĩnh mạch là dấu hiệu lão hóa không thể tránh khỏi
Chắc chắn là lão hóa khiến tình trạng giãn tĩnh mạch thêm trầm trọng, mặc dù không phải ai cũng bị tình trạng này. Giãn tĩnh mạch là một quá trình thoái hóa, không thể vãn hồi và sẽ lộ rõ dấu hiệu, nặng nề hơn khi chúng ta già đi. Mặc dù vậy, người trẻ tuổi cũng có khả năng bị giãn tĩnh mạch, kể cả các thiếu niên ở độ tuổi dậy thì.
Di truyền được xem như một trong những yếu tố chủ yếu gây ra giãn tĩnh mạch.
Sự thay đổi nồng độ hormone cũng là một yếu tố nguy cơ gây giãn tĩnh mạch. Ở một số phụ nữ, có phát triển tình trạng suy giãn tĩnh mạch khi mang thai.
Bạn có thể tham khảo thêm: Mẹ bầu có thể làm gì để ngăn ngừa suy giãn tĩnh mạch?
3. Suy giãn tĩnh mạch là vấn đề nghiêm trọng của chị em phụ nữ
Việc có nhiều chị em phụ nữ bị giãn tĩnh mạch chân không có nghĩa là các anh em không bị chứng này. Thậm chí, các anh vẫn có nguy cơ bị giãn tĩnh mạch ở những vị trí khác nữa. So với 25% phụ nữ bị giãn tĩnh mạch (với biểu hiện bệnh quan sát được bằng mắt thường) thì con số 10-15% nam giới bị giãn tĩnh mạch cũng không phải quá nhỏ.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!