Giám sát bán hàng hay quản lý bán hàng (Sales Supervisor) là vị trí công việc khá quen thuộc với nhiều người. Công việc của giám sát bán hàng khá đa dạng, cùng một lúc các Sales Supervisor sẽ phải đảm nhận nhiều nhiệm vụ khác nhau.
1. Giám sát bán hàng là gì?
Giám sát bán hàng hay giám sát kinh doanh, quản lý bán hàng là vị trí thuộc bộ phận kinh doanh. Trong tiếng anh vị trí công việc của giám sát bán hàng được gọi là Sales Supervisor. Công việc chính của các giám sát kinh doanh chính là lên kế hoạch, triển khai và giám sát quy trình bán hàng trong phạm vi quản lý.
Trong đó các Sales Supervisor phải đảm bảo chỉ tiêu, độ phủ sóng, hiệu quả phân phối sản phẩm thông qua đội ngũ nhân viên bán hàng của mình.
2. Vai trò của giám sát bán hàng là gì?
Các Sales Supervisor được xem như “quân cờ chính” của doanh nghiệp. Nhiệm vụ chính của các giám sát kinh doanh là phát huy những lợi thế cạnh tranh nổi bật nhằm tăng doanh thu cho doanh nghiệp.
Xu hướng toàn cầu hóa cùng sức ép thị trường đặt ra nhiều thách thức đối với các doanh nghiệp. Một trong những câu hỏi lớn được đặt ra chính là làm cách nào để chiếm được thị phần. Nhiều doanh nghiệp đã áp dụng các chiến lược tiếp thị độc đáo với các chương trình quảng bá tốn kém và rầm rộ. Mục đích chính của các chiến lược này chính là tăng khả năng tiếp cận khách hàng, tăng độ nhận diện của thương hiệu trên thị trường.
Người “đứng mũi chịu sào” đảm nhận nhiệm vụ khó khăn trên chính là các Sales Supervisor. Các giám sát kinh doanh có độ am hiểu sâu rộng về thị trường và tâm lý khách hàng cũng như kỹ năng lãnh đạo nhóm bán hàng. Với lợi thế này, Sales Supervisor có khả năng tận dụng nguồn lực, tư duy sáng tạo nhằm lên kế hoạch và triển khai nhằm đạt được mục tiêu chiến lược.
Trong bất kỳ lĩnh vực, quy mô kinh doanh nào, doanh nghiệp đều cần chú trọng đến vị trí công việc của giám sát bán hàng. Sale Supervisor có kỹ năng và năng lực làm việc tốt sẽ góp phần to lớn vào tăng trưởng của doanh nghiệp.
3. Công việc của giám sát bán hàng
Với trọng trách nặng nề trên vai, công việc của giám sát bán hàng khá nhiều. Thông thường các Sale Supervisor sẽ phải đảm nhận các nhiệm vụ cơ bản sau đây:
Xây dựng kế hoạch kinh doanh
Một trong những công việc của Sale Supervisor chính là hoạch định kế hoạch kinh doanh chiến lược phù hợp với sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp. Các giám sát kinh doanh phải xây dựng tuyến bán hàng, quản lý danh sách khách hàng. Sale Supervisor cần am hiểu về nhu cầu của thị trường, thị hiếu của khách hàng và hoạt động của đối thủ cạnh tranh.
Thông qua các dữ liệu thực tế, các Sale Supervisor cần lên chiến lược kinh doanh bài bản, có mục tiêu và phương án triển khai mang đến hiệu suất tốt nhất.
Đảm bảo độ bao phủ
Các Sale Supervisor có nhiệm vụ thu thập, phân tích dữ liệu từ đó tổ chức và cập nhật lại kế hoạch tổng thể. Giám sát và định hướng nhóm bán hàng thực hiện theo quy trình trong kế hoạch kinh doanh đã đề ra.
Đảm bảo tồn kho, cung ứng và trưng bày hàng hóa
Sale Supervisor cần nắm bắt số lượng hàng tồn kho của doanh nghiệp. Bổ sung kịp thời các mặt hàng bán chạy hoặc thúc đẩy bán các mặt hàng còn tồn đọng. Đảm bảo quá trình giao hàng kịp thời đến khách hàng, phân bổ hàng hóa đồng đều đến các điểm bán.
Đảm bảo doanh số
Sale Supervisor là người chịu trách nhiệm về chỉ tiêu doanh số do doanh nghiệp đề ra. Hàng ngày các giám sát kinh doanh cần đốc thúc nhân viên của mình, nhằm đạt mục tiêu doanh số hàng tuần, hàng tháng hoặc hàng quý, hàng năm. Sale Supervisor phải có kế hoạch nhằm tăng hiệu suất, tiết kiệm chi phí. tăng lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro trong quy trình bán hàng.
Đào tạo đội ngũ nhân viên
Một trong những nhiệm vụ của các Sale Supervisor chính là đào tạo đội ngũ nhân viên bán hàng. Ngoài tuyển dụng các giám sát kinh doanh có nhiệm vụ hướng dẫn, huấn luyện các kỹ năng bán hàng cơ bản đến chuyên sâu cho nhân viên mới. Các Sale Supervisor cần giám sát, đốc thúc nhân viên mới hòa đồng với mọi người trong nhóm, dẫn dắt nhóm phát triển đi lên.
Thiết lập và giữ quan hệ với khách hàng
Công việc không thể thiếu của các Sale Supervisor chính là thiết lập, quản lý và giữ mối quan hệ với khách hàng. Trong quá trình này các giám sát kinh doanh cần giải quyết kịp thời các vấn đề, thắc mắc của khách hàng. Điều này giúp tăng số lượng khách hàng trung thành cho doanh nghiệp.
Công việc của giám sát bán hàng cần đến những kỹ năng nào?
Một giám sát bán hàng cần có các kỹ năng cơ bản như:
Am hiểu về công việc
Muốn hoàn thành tốt công việc, các giám sát kinh doanh cần am hiểu về chức năng, nhiệm vụ công việc của mình. Các Sale Supervisor cần am hiểu về đối thủ cạnh tranh, thị hiếu khách hàng và xu hướng của thị trường. Ngoài ra cần tìm hiểu về phân phối hàng hóa, nắm bắt đặc điểm về sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp.
Giao tiếp và đàm phán tốt
Một trong những kỹ năng cực kỳ hữu ích đối với các giám sát kinh doanh chính là giao tiếp và đàm phán. Hai kỹ năng mềm này được xem là đòn bẩy giúp tăng hiệu quả thuyết phục khách hàng cũng như quản lý nhân viên. Các Sale Supervisor cần có khả năng giao tiếp và truyền đạt tối, giúp thu hút khách hàng và tăng độ tin cậy với nhân viên. Đồng thời nó cũng mang đến tác dụng tốt trong việc giải quyết mâu thuẫn nội bộ và khiếu nại từ khách hàng.
Linh hoạt, nhạy bén trong mọi tình huống
Nhạy bén là linh hoạt giúp các Sale Supervisor ứng phó thông minh trong mọi tình huống. Hai kỹ năng này giúp tăng hiệu quả xử lý vấn đề, tránh phát sinh, khiến tình huống trở nên nghiêm trọng hơn. Không những thế nhạy bén còn giúp Sale Supervisor dự đoán được các rủi ro, từ đó đưa ra phương án xử lý kịp thời, đúng thời điểm.
Có kiến thức chuyên môn
Muốn trở thành một giám sát kinh doanh, trước tiên bạn cần phải có kiến thức chuyên môn được trau dồi qua trường lớp đào tạo bài bản. Hầu hết các doanh nghiệp khi tuyển dụng vị trí Sale Supervisor đều yêu cầu trình độ đại học/cao đẳng chuyên ngành. Trong đó hai chuyên ngành được ưu tiên lựa chọn cho vị trí Sale Supervisor thường là Marketing hoặc Quản trị kinh doanh. Các ứng viên có kinh nghiệm làm việc thực tế sẽ được ưu ái hơn.
Sử dụng thành thạo các ứng dụng văn phòng
Sử dụng thành thạo tin học, tiếng anh văn phòng được xem là kỹ năng không thể thiếu cho vị trí Giám sát kinh doanh. Về cơ bản các Sale Supervisor cần thành thạo các kỹ năng như: Excel, Word, PowerPoint, Outlook,…
Quản lý thời gian
Các Sale Supervisor cần có kỹ năng quản lý thời gian thông minh. Giám sát kinh doanh cần lên timeline công việc cụ thể cho từng dự án với mốc thời gian hàng ngày, hàng tuần hoặc hàng tháng, hàng quý. Sau khi lên timeline, Sale Supervisor cần giám sát xem liệu nhóm bán hàng có thể hoàn thành công việc hay không, tránh việc trễ deadline.
Về cơ bản công việc của giám sát bán hàng cần khá nhiều trách nhiệm với các trọng trách và nhiệm vụ gắn liền với tăng trưởng doanh thu bán hàng. Các Sale Supervisor có nhiệm vụ thúc đẩy nhóm bán hàng phát triển, đạt doanh thu theo mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp. Tuy nhiên cũng vì thế mà cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp của Sale Supervisor vô cùng rộng mở, lộ trình thăng tiến khá đa dạng với các vị trí.
Đăng ký dùng thử phần mềm:
Bài viết liên quan:
- Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter & Case Study Vinamilk
- Báo cáo: Top 50 thương hiệu mạnh nhất Việt Nam năm 2022
- Chiến lược Marketing cho sản phẩm mới như thế nào?
- SWOT là gì? Phân tích SWOT trên kênh phân phối như thế nào?
- NESTLÉ MILO làm thế nào “lách qua khe cửa hẹp” để chiến thắng trên “đấu trường” sữa Việt Nam?
- Chiến lược phân phối mới của Biti’s – Đánh thức thị trường ngủ quên
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!