Giá thể trồng rau mầm là gì? Có cách nào trồng rau mầm không cần giá thể không?

Rau mầm là một loại rau xanh cao cấp, chứa nhiều thành phần dinh dưỡng quan trọng cực có lợi cho sức khỏe. Và để trồng loại rau đặc biệt này, người ta thường sử dụng giá thể. Vậy thực chất giá thể trồng rau mầm là gì? Có cách nào để trồng rau mầm mà không cần giá thể không? Bài viết này sẽ giải đáp những thắc mắc đo giúp các bạn.

Tìm hiểu chung về giá thể trồng rau mầm là gì?

Giá thể trồng rau mầm thực chất là tên của một hỗn hợp bao gồm các nguyên liệu có thể giữ nước, tạo độ thoáng cho sự phát triển của cây. Hỗn hợp này có thể được dùng đơn lẻ hoặc trộn lại với nhau để tận dụng ưu điểm của từng loại.

Trước đây, giá thể đơn giản bao gồm các loại đá sỏi, cát, rơm rạ, đá bọt núi lửa,… thường thấy trong làm giá đỗ thủ công, trồng nấm, rau mầm hay trồng cây trong bể thủy canh,… Tuy nhiên chúng không được sử dụng phổ biến cho tất cả loại cây trồng, cũng như trong các phương pháp ươm cây, gieo hạt thông thường. Ngày nay, việc sử dụng giá thể có sự khác biệt khá nhiều, chúng được dùng phổ biến hơn cho tất cả các phương pháp trồng cây.

Đặc điểm của giá thể

Một giá thể lý tưởng cho cây trồng sẽ bao gồm các đặc điểm như sau:

  • Có khả năng giữ ẩm, hút ẩm nhanh, thấm nước dễ dàng.
  • Có khả năng giữ độ thoáng khí
  • Có pH trung tính và khả năng ổn định pH
  • Có khả năng tái sử dụng hoặc phân hủy dễ dàng và an toàn cho môi trường
  • Khả năng tạo các lỗ gieo hạt, trồng cây
  • Giá thể phải nhẹ, rẻ và thông dụng
  • Sạch bệnh, không chứa nguồn nấm bệnh lây nhiễm

Điểm danh các loại giá thể phố biến hiện nay

1. Giá thể hữu cơ tự nhiên

  • Than bùn: Được tạo thành từ xác loài thực vật khác nhau do quá trình thủy phân yếm khí
  • Mùn cưa: Thành phần chủ yếu là xenlulo dễ phân hủy. Tuy nhiên mùn cưa có độ thông thoáng khí thấp, vì vậy khi sử dụng bên nên trộn với cát để cho độ ẩm tốt hơn. Tránh sử dụng mùn cưa từ các loại gỗ ngâm, gỗ tẩm chất bảo quản…
  • Vỏ cây: Vỏ cây tươi hoặc khô hoặc đã ủ đều có thể làm giá thể
  • Xơ dừa: Đây là một trong những vật liệu hiệu quả nhất dùng làm giá thể. Thành phần của chúng có tới 80% xenlulo ngoài ra còn có lignin cùng các hợp chất khác. Khi sử dụng, các bạn cần ngâm nước để hạn chế ảnh hưởng của tanin giúp cây phát triển tốt hơn. Nhược điểm của loại giá thể này là dễ hoai mục sau vài lần sử dụng, không có tính thoát nước tốt. Để hạn chế nhược điểm này bạn có thể kết hợp với các loại giá thể khác để mang lại hiệu quả tối ưu
  • Trấu hun: Là vỏ thóc đã chất đống và hun đến độ có thể diệt hết mầm bệnh tức là đã chuyển thành đen nhưng chưa thành tro. Loại giá thể này có chứa Kali, silicat, muối khoáng vi lượng… cho khả năng thoát nước tốt, thích hợp với nhiều cây trồng.

2. Giá thể nhân tạo

  • Cát sỏi: Là loại giá thể trơ rẻ tiền và dễ kiếm. Trước khi dùng cần rửa sạch, khử trùng sấy hoặc phơi khô để tránh nhiễm bệnh cho cây.
  • Perlite: Là một thủy tinh núi lửa tự nhiên, có thể mở rộng lên đến 20 lần kích thước ban đầu. Chúng có trọng lượng nhẹ và có thể sử dụng riêng hoặc trộn chung với các loại giá thể khác. Perlite được dùng làm xốp đất là thành phần dự trữ nước, giữ nhiệt làm tăng độ ẩm và góp phần vào sự trao đổi không khí cho cây.

3. Giá thể hữu cơ tổng hợp

Là chất liệu hữu cơ nhân tạo, có thể kể đến như polystyrene xốp, bọt ureaformaldehyt, chất bọt có gốc Phenol ở dạng hạt

Cách trồng rau mầm không cần giá thể

Phương pháp thủ công truyền thống

Mặc dù giá thể khá tiện dụng tuy nhiên nếu không có giá thể thì có cách nào để trồng được rau mầm hay không? Câu trả lời là có. Dưới đây là cách trồng rau mầm không cần giá thể khá chi tiết và đơn giản.

Bước 1: Chuẩn bị hạt

Bạn có thể chuẩn bị các loại hạt như đậu xanh, đậu nành, đậu đen, đậu phộng… Lưu ý, nếu muốn trồng rau mầm (không cần giá thể) đạt chất lượng tốt, năng suất cao bạn phải xử lý nguồn nước thật tốt, có thể xử lý bằng vôi cục tỷ lệ = 2/1.000 sau đó xử lý lại bằng phèn chua.

Bước 2: Dụng cụ trồng

Có thể tận dụng những dụng cụ có sẵn trong gia đình như xoong, nồi, chậu nhựa, khay nhựa, hũ sành, nồi đất… Nếu trồng kinh doanh cần đóng kệ bằng sắt hay bằng tre nhiều tầng để gác khay, nếu làm cho gia đình ăn thì không cần nhà xưởng, nên để trong bếp hoặc hiên nhà tránh ánh sáng trực tiếp.

Bước 3: Xử lý hạt

Hạt ngâm theo cách truyền thống, pha nước 2 sôi + 3 lạnh (nhiệt độ từ 50 -540 độ C), cho hạt mầm vào ngâm 15-30 phút, loại bỏ hạt lép, hạt thối, hạt sâu… Các loại hạt đậu, hạt cải sẽ ngâm thời gian lâu hơn khoảng 6-7 giờ, riêng hạt rau muống ngâm 12 giờ.

Bước 4: Gieo hạt

Gieo hạt vô nồi hoặc khay, mật độ dày đặc, 2 hạt chồng lên nhau. Có thể gieo 150 gam hạt rau muống trong xoong đường kính 20cm, cao 15cm

Bước 5: Chăm sóc

Sau khi đã gieo hạt, tưới nước sạch xâm xấp mặt hạt, ngâm 15 phút sau đó đổ nước ra thật nhanh. Trong khi đổ, dùng nắp nhỏ hơn đường kính của xoong chặn hạt lại hoặc dùng van xả gắn ở đáy để tháo nước ra, một ngày tiến hành tưới nước từ 3-4 lần. Lưu ý, luôn đậy nắp dụng cụ kín, càng tối thì rau mầm càng cho năng suất cao. Mức nhiệt thích hợp là 25 đến 30 độ C.

Phương pháp sử dụng máy làm giá đỗ – rau mầm

Cách trồng rau mầm trên mất khá nhiều thời gian chuẩn bị, chăm sóc chính vì thế bên cạnh cách thủ công này, các bạn cũng có thể sử dụng các loại máy làm giá đỗ – rau mầm chuyên dụng.

Ưu điểm khi dùng máy làm giá đỗ – rau mầm:

  • Thiết kế máy nhỏ gọn với mức giá phải chăng
  • Trồng được cùng lúc nhiều loại rau mầm khác nhau
  • Máy được lập trình sẵn hoàn toàn tự động không cần tới sự chăm sóc của con người cũng không cần bất cứ một loại phân bón hay chất kích thích nào khác
  • Một số loại máy được thiết lập chế độ tưới tự động tùy theo tình hình thời tiết
  • Động cơ hoạt động êm ái, không ồn, không rung, không gây kích ứng môi trường.
  • Công suất thấp, tiết kiệm điện năng.
  • Thuận tiện hơn với vòi thay nước thông minh đi kèm.
  • Thời gian thu hoạch nhanh chỉ từ 2 – 3 ngày.

Qua bài viết này, các bạn đã hiểu được khái niệm giá thể trồng rau mầm cũng như cách trồng rau mầm không cần tới giá thể. Nếu có nhu cầu sử dụng các loại máy trồng giá đỗ – rau mầm chuyên dụng hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo số hotline dưới đây để được tư vấn mẫu mã phù hợp nhất:

  • Hà Nội: 56 Duy Tân – Dịch Vọng Hậu – Cầu Giấy. Hotline: 024.3568.6969
  • TPHCM: 716-718 Điện Biên Phủ – Phường 10 – Quận 10. Hotline: 028.3833.3366