Gác lửng, hay còn gọi là gác xép là một tầng trong kiến trúc một ngôi nhà hay căn hộ nhưng nó lại nằm ở giữa, ở trung gian giữa các tầng và thường không được tính thành một tầng trong tổng thể một căn nhà. Thông thường, tầng lửng, gác lửng được xây dựng ở giữa tầng 1 và tầng 2.
Trong kiến trúc, tầng lửng là một diện tích được thiết kế ra để tăng không gian sống cho ngôi nhà theo chiều cao. Tầng lửng, gác lửng rất phù hợp với những ngôi nhà hẹp hoặc bị khống chế chiều cao. Gác lửng cũng giúp tạp ra một không gian đẹp và thoáng cho một căn nhà lớn.
1 Công dụng của gác lửng
Tùy theo nhu cầu của gia chủ mà tầng lửng được thiết kế với nhiều chức năng khác nhau như phòng sinh hoạt chung, phòng họp, phòng khách, phòng ăn hay bếp. Ngoài ra bạn cũng có thể thiết kế không gian này trở thành phòng ngủ. Thường thì một căn nhà có thể thiết kế tầng lửng khi có những đặc điểm sau:
– Khi diện tích xây dựng không được rộng lắm mà cần mặt bằng trệt để kinh doanh hoặc làm nơi để xe, nhà kho cũng có thể làm tầng lửng để tăng tối đa diện tích chứa đựng.
– Khi buộc phải giới hạn bởi chiều cao công trình mà cần mặt bằng rộng cũng có thể dùng tầng lửng. Trường hợp tầng lửng đủ diện tích, có thể đưa hết các không gian chức năng của tầng trệt lên tầng lửng như bếp ăn, phòng khách.
– Tầng lửng cũng có thể chỉ dùng với mục đích tiếp khách mà vẫn quan sát được việc mua bán ở tầng trệt. Tầng lửng có khi vừa là phòng khách vừa là phòng sinh hoạt chung gia đình. – Với nhiều nhà ở, có thể bố trí tầng lửng như một phòng ngủ của gia chủ.
2 Thiết kế tầng lửng
Tầng lửng có rất nhiều thiết kế và cách trang trí khác nhau tùy thuộc vào quan điểm thẩm mỹ và kết cấu kỹ thuật của tòa nhà. Một số căn nhà nhỏ và vừa, gia chủ dùng tầng trệt để làm nơi kinh doanh, thì phòng bếp, phòng ăn và phòng khách có thể được đưa lên tầng lửng. Từ tầng lửng gia chủ có thể giám sát được các hoạt động ở phía dưới và khiến cho không gian sống trở nên thoáng hơn.
Với nhà rộng và với mục đích thiết kế những không gian lạ thì không gian tầng lửng có thể là không gian trang trí hay phòng đọc sách thì có thể làm riêng một cầu thang. Với những căn nhà ống (có chiều sâu), gia chủ có thể thiết kế tầng lửng để làm nơi sinh hoạt chung.
Tầng lửng thường có độ cao từ 2,5 đến 2,8m. Nếu thấp hơn, gác lửng sẽ tạo cảm giác bí bức cho ngôi nhà. Gác lửng nên đặt trên diện tích khoảng 2/3 chiều sâu của căn nhà.
Với những căn nhà xây mới, gia chủ có thể làm thiết kế đúc. Vị trí tầng lửng thường chiếm khoảng 1/2-2/3 diện tích xây dựng tầng trệt với chiều cao 2,2 m-2,5 m trong một tầng trệt có độ cao từ 4,5 đến 5 m.
Cầu thang từ tầng trệt lên tầng lửng có thể đặt ở vị trí nhỏ gọn vì số bậc ít và không chiếm diện tích. Cầu thang từ phần lửng lên các tầng trên có thể bố trí ở một khu vực khác thuận lợi hơn và phân chia không gian hợp lý.
3 Thiết kế gác lửng ở Việt Nam
Ở Việt Nam, có một số quy định nhất định về diện tích, kết cấu chịu lực của nhà đối với các căn nhà xây dựng tầng lửng. Nếu làm sai, có thể bị phạt. Chính vì thế khi xây dựng và thiết kế nhà bạn hãy tìm hiểu kỹ các quy định kỹ thuật về xây dựng và thiết kế gác lửng nhé.
Xem thêm:
- Chi phí xây nhà làm sàn bằng tấm xi măng Cemboard
- Xây nhà đúc giả chi phí bao nhiêu – Mẫu nhà đúc giả đẹp tham khảo
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!