Fe(OH)2 màu gì chắc hẳn là câu hỏi luôn được các bạn học sinh quan tâm đúng không nào? Vậy, bài viết hôm nay chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn đầy đủ chi tiết về loại hợp chất này nhé.
Khái niệm về chất Fe(OH)2
Fe(OH)2 được đọc với tên gọi là sắt(II) hidroxit. Hợp chất này được tạo ra khi các muối sắt(II) như sắt(II) sunfat hóa hợp cùng với các ion hydroxit. Sắt(II) hidroxit là một chất rắn màu trắng, nhưng chỉ cần chút ít khí oxy sẽ tạo ra một vỏ ngoài màu xanh lá cây. Chất rắn khi bị oxy hoá trong không khí này đôi khi được gọi là “rỉ sắt màu xanh lá cây”.
Fe(OH)2 màu gì? Tính chất hóa học của sắt(II) hidroxit
Fe(OH)2 là chất có kết tủa màu trắng xanh, dễ bị oxi hóa chuyển sang màu nâu đỏ khi có mặt không khí.
Tính chất hóa học của Fe(OH)2
Bên cạnh tìm hiểu Fe(OH)2 màu gì? Nắm rõ hơn những tính chất hóa học của Fe(OH)2 – Cùng tìm hiểu:
– Có các tính chất của bazơ không tan.
– Sắt(II) hidroxit vừa có tính khử và vừa có tính oxi hóa.
– Bị nhiệt phân
Nung Fe(OH)2 ở trong điều kiện không có không khí:
PTHH: Fe(OH)2 → FeO + H2O
Nung Fe(OH)2 trong không khí:
PTHH: 4Fe(OH)2 + O2 → 2Fe2O3 + 4H2O
– Fe(OH)2 tác dụng với axit
Với axit không có tính oxi hóa như: HCl, H2SO4
PTHH: Fe(OH)2 + 2HCl → FeCl2 + 2H2O
– Fe(OH)2 có tính khử:
Với axit HNO3, H2SO4 đặc
PTHH: 3Fe(OH)2 + 10HNO3 loãng → 3Fe(NO3)3 + NO + 8H2O
PTHH: 2Fe(OH)2 + 4H2SO4 → Fe2(SO4)3 + SO2 + 4H2O
Tác dụng với các chất oxi hóa khác
PTHH: 4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O → 4Fe(OH)3
Cách điều chế Fe(OH)2:
Cho dung dịch bazơ vào trong dung dịch muối sắt (II) ở trong điều kiện không có không khí:
PTHH: Fe2+ + 2OH- → Fe(OH)2
PTHH: FeCl2 + 2NaOH → Fe(OH)2 + 2NaCl
Một số hợp chất của sắt
Hợp chất Fe(II)
Tính chất hoá học của các hợp chất sắt (II):
- a) Hợp chất Fe(II) có tính khử
– Hợp chất sắt (II) sẽ tác dụng với chất oxi hoá sẽ bị oxi hoá thành hợp chất sắt (III). Trong phản ứng hoá học ion Fe2+ có khả năng cho thêm 1 electron.
PTHH: Fe2+ → Fe3+ + 1e
→ Tính chất hoá học chung của hợp chất sắt (II) là tính khử.
– Ở nhiệt độ thường, trong không khí (có O2, H2O), Fe(OH)2 bị oxi hoá thành Fe(OH)3.
PTHH: 4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O → 4 Fe (OH)3
– Sục khí clo vào trong dung dịch muối FeCl2, muối Fe(II) bị oxi hóa thành muối Fe(III).
PTHH: 2FeCl2 + Cl2 → 2 FeCl3
– Hợp chất Sắt(II) bị oxi hóa bởi axit H2SO4 đặc nóng hoặc dung dịch axit HNO3 tạo thành muối Fe(III).
PTHH: 3FeO + 10 HNO3 → 3Fe(NO3)3 + NO + 5H2O
– Cho từ từ dd FeSO4 vào dung dịch hỗn hợp ( KMnO4 + H2SO4), Fe2+ khử MnO4- thành Mn2+.
PTHH: 10FeSO4 + 2KMnO4 + 8H2SO4 à5Fe2(SO4)3 + K2SO4 + 2MnSO4 + 8H2O
- b) Oxit và hidroxit sắt(II) đều có tính bazơ
Chúng đều tác dụng được với axit (HCl, H2SO4 loãng) tạo thành muối Fe(II)
PTHH: FeO + 2HCl → FeCl2 + H2O
Hợp chất sắt (III):
Tính chất hoá học của các hợp chất sắt (III):
- a) Hợp chất của sắt (III) có tính oxi hoá:
– Khi sắt (III)tác dụng với chất khử, hợp chất sắt (III) sẽ bị khử thành hợp chất sắt (II) hoặc kim loại sắt tự do.
Trong phản ứng hoá học, ion Fe3+ có khả năng nhận 1 hoặc 3e, tùy thuộc vào chất khử mạnh hay yếu:
PTHH: Fe3+ + 1e →Fe2+
PTHH: Fe3+ + 3e→ Fe
→ Các tính chất chung của hợp chất sắt (III) là tính oxi hoá.
– Nung một hỗn hợp gồm Al và Fe2O3 ở nhiệt độ cao:
PTHH: Fe2O3 + 2Al → Al2O3 + 2 Fe
– Ngâm một đinh sắt sạch vào trong dung dịch muối sắt (III) clorua.
PTHH: 2 FeCl3 + Fe → 3 FeCl2
– Cho Cu vào tác dụng với dung dịch FeCl3.
PTHH: Cu + 2FeCl3 → CuCl2 + 2FeCl2
– Sục khí H2S vào trong dung dịch FeCl3 có hiện tượng vẫn đục:
PTHH: 2FeCl3 + H2S → 2FeCl2 + 2HCl + S
Điều chế các hợp chất của sắt (III):
– Sắt(III) hiđroxit: Fe(OH)3, là chất rắn, có màu nâu đỏ.
Điều chế: phản ứng trao đổi ion giữa dung dịch muối sắt (III) vào với dung dịch kiềm.
PTHH: Fe(NO3)3 +3NaOH → Fe(OH)3+3 NaNO3
PT ion: Fe3+ + 3 OH- → Fe(OH)3
– Sắt (III) oxit: Fe2O3
Phân huỷ Fe(OH)3 khi ở nhiệt độ cao:
2 Fe(OH)3 → Fe2O3 + 3 H2O
– Muối sắt (III):
Điều chế trực tiếp từ các phản ứng của Fe với chất oxi hóa mạnh như Cl2, HNO3, H2SO4 đặc nóng.
PTHH: Fe + Cl2 →FeCl3
Hoặc là phản ứng của hợp chất Fe(III) với axit.
PTHH: Fe2O3 + 6HCl→2FeCl3 + 3H2O
>> Xem thêm:
Ý nghĩa màu icon trái tim – Giải mã ẩn ý trái tim màu “người ấy” gửi bạn
Hy vọng qua bài viết trên hy vọng sẽ giúp các bạn học sinh biết được Fe(OH)2 màu gì và tính chất hóa học của Fe OH 2. Chúc các bạn luôn đạt kết quả học tập tốt và luôn gặt hái được nhiều thành tích hơn nữa trong học tập cũng như trong cuộc sống.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!