Đương lượng là một thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong hóa học và sinh học. Bài viết này, VietChem sẽ cùng bạn đọc đi tìm hiểu chi tiết xem đương lượng là gì và cách tính đương lượng gam chính xác nhất.Bạn đang xem: đương lượng gam là gì
Định nghĩa đương lượng là gì?
Tìm hiểu về cách tính đương lượng trong hóa học
1. Đương lượng là gì?
Đương lượng tên tiếng anh là Equivalent, đây là một đơn vị đo lường khả năng một chất kết hợp với một chất khác, thường được sử dụng phổ biến khi nói về nồng độ chuẩn.
Đương lượng của một nguyên tố chính là số phần khối lượng của nguyên tố đó kết hợp với 1,008 phần khối lượng của Hidro hoặc 8 phần khối lượng của Oxi thay thế những lượng đó trong hợp chất.
2. Đương lượng gam là gì?
Đương lượng gam còn được định nghĩa là khối lượng tính bằng gam của một chất sẽ phản ứng với 6,022 x 1023 electron. Đương lượng của một đơn chất hay hợp chất là lượng chất đó được tính bằng gam có giá trị bằng đương lượng của nó.
Cách tính đương lượng gam của một nguyên tố
Định lượng của một nguyên tố
Công thức tính đương lượng gam của một nguyên tố thể hiện như sau:
Đ = A/n
Trong đó:
Đ là kí hiệu của khối lượng đương lượngA là khối lượng moln là hóa trị
Ví dụ: Hãy tính đương lượng của sắt có khối lượng mol là 55.84 với hóa trị lần lượt là 2, 3 và 6 thì trị số đương lượng là bao nhiêu?
Lời giải: Áp dụng công thức ta tính được giá trị đương lượng của nguyên tố này sẽ lần lượt là: 27.92, 18.61, 9.31
Cách tính đương lượng gam của hợp chất
Định lượng của một hợp chất
Giống với đương lượng của một nguyên tố, đương lượng của một hợp chất là khối lượng đương lượng của hợp chất đó tính theo đơn vị gam. Công thức tính đương lượng của một hợp chất được thể hiện như sau:
Đ = M/n
Trong đó:
M là khối lượng mol nguyên tửn là hóa trị của nguyên tố đóĐ là đương lượng
Trong trường hợp phản ứng trao đổi ion thì n = số điện tích của ion
Nếu hợp chất đó là axit, lúc này n sẽ là số ion H+ của phân tử đã tham gia phản ứngNếu hợp chất đó là Bazo, lúc này n sẽ là số inon OH- của phân tử tham gia phản ứngNếu hợp chất đó là muối, lúc này n sẽ là tổng số điện tích của các ion dương hoặc tổng số điện tích các ion âm mà một phân tử muối đã tham gia phản ứng trao đổi.
Ví dụ: Cho các phương trình phản ứng sau
H3PO4 + 3NaOH -> Na3PO4 + 3H2O
H3PO4 + 2NaOH -> Na2HPO4 + 2H2O
H3PO4 + NaOH -> NaH2PO4 + H2O
Áp dụng cách tính đương lượng của axit photphoric H3PO4 tương ứng là: 32.67, 49, 98
Định luật đương lượng
Định luật đương lượng
Khối lượng các chất phản ứng tỷ lệ với nhau:
mC : mD = ĐB : ĐC : DD
Nếu VA lít dung dịch chất tan A có đương lượng ĐA tác dụng vừa đủ với B lít dung dịch chất tan B có đương lượng ĐB thì theo định luật đương lượng thì số lượng gam của chất A và B trong hai thể tích trên sẽ là như nhau.Xem thêm: Các Hệ Nhôm Hệ Là Gì ? Có Mấy Hệ Và Đặc Điểm Từng Hệ Bạn Có Biết?
VA. ĐA = VB. ĐB
Các công thức trong định luật đương lượng sử dụng sự định phân để xác định nồng độ của dung dịch khi biết trước nồng độ của dung dịch các chất có trong phải ứng với nó, cũng như thể tích dung dịch các phản ứng vừa đủ.
Bài tập đương lượng có đáp án
Bài tập 1: Hợp kim A cấu tạo từ kim loại R và Mg, mỗi kim loại chiếm 50% về khối lượng. Tiến hành hòa tan 7,2 gam A vào dung dịch HNO3 thì có 4,032 lít khí NO bay ra ở đktc. Tính đương lượng của R.
Đáp án: ĐR = 15
Bài tập 2: 1,355 gam một muối sắt clorua tác dụng vừa đủ với 1,000g NaOH. Hãy Tính đương lượng của muối và định công thức phân tử của nó.Xem thêm: Jupiter Là Gì ? Những Bí Ẩn Ít Người Biết Về Sao Jupiter Những Bí Ẩn Ít Người Biết Về Sao Jupiter
Bài tập tự giải:
Bài tập 3: Thiếc tạo được hai oxit, về khối lượng loại thứ nhất có 78,8% thiếc, loại thứ hai có 88,12% thiếc. Yêu cầu hãy tính đương lượng của thiếc trong mỗi trường hợp trên, cho biết khối lượng nguyên tử của thiếc = 118,7
Bài tập 4: Khi cho một kim loại tác dụng với oxi tạo ra hai oxit khác nhau. Tiến hành đun nóng 3g mỗi oxit trong một luồng khí Hydro sư ta thu được lượng nước tương ứng lần lượt là 0,679 g và 0,377 g. Hãy tính đương lượng của kim loại trong từng oxit và xác định tên kim loại đó.
Bài tập 5: Hãy định lượng KMnO4 trong từng quá trình khử thành các chất sau đây:
A. MnSO4
B. MnO2
C. K2MnO4
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!