Bạn có biết đội hình bóng đá có bao nhiêu người trong từng bộ phận không? Trong một đội bóng đá, ngoài các cầu thủ ra thì còn có bộ phận Ban huấn luyện, đội ngũ y tế,… Mỗi bộ phận sẽ mang trong mình 1 nhiệm vụ riêng, cùng tìm hiểu số lượng cùng nhiệm vụ của họ nhé.
Trong 1 đội bóng đá không chỉ có các cầu thủ. Muốn thành công, đội bóng đó phải quy tụ rất nhiều những bộ phận khác nhau, mỗi người sẽ đóng góp 1 phần sức mình. Nếu thiếu vắng đi bất kỳ bộ phận nào, đội bóng dù có nhiều tài năng thì cũng khó mà làm nên thành công được. Do đó, hãy cùng tìm hiểu về đội hình bóng đá có bao nhiêu người trong từng bộ phận.
1. Đội hình bóng đá có bao nhiêu người?
Một đội hình bóng đá có suất chính thức trên sân tiêu chuẩn là 11 người. Có nhiều cách sắp xếp đội hình bóng đá. Tuy nhiên, phổ biến nhất là 1 thủ môn, 4 hậu vệ, 4 tiền vệ và 2 tiền đạo. Vị trí và nhiệm vụ của từng người trong đội hình bóng đá giải thích cụ thể như sau.
Đội hình xuất phát luôn đảm bảo có đủ 11 cầu thủ
Thủ môn (Goalkeeper) – 1 người
Đây là vị trí không bao giờ thiếu và mặc định phải luôn có 1 và chỉ 1 thủ môn trên sân. Mục đích chính của thủ môn là ngăn cản đội đối phương ghi bàn. Thủ môn bị giới hạn trong khu vực cấm địa hình chữ nhật, cách khung thành 18 mét và anh ta là cầu thủ duy nhất trong trò chơi được phép dùng tay để cản bóng.
Đây cũng là lý do khi bạn xem các đội hình bóng đá thì thường huấn luyện viên chỉ nhắc tới vị trí của 10 cầu thủ khác chứ không nhắc tới thủ môn. Ví dụ như đội hình bóng đá kim cương 4-4-2, sơ đồ bóng đá 4-5-1, sơ đồ bóng đá 4-1-4-1. Tổng số người là 10 người vì 1 thủ môn được mặc định đứng trong khung thành và không thay đổi vị trí.
Điểm đặc biệt của thủ môn là trong tất cả thời gian thi đấu, phải luôn có một người đứng trong khung thành. Nếu thủ môn bị chấn thương hay nhận 1 thẻ đỏ (hoặc 2 thẻ vàng) buộc phải rời khỏi sân thì đội bóng đó phải thay đổi 1 trong 10 cầu thủ đang đá trên sân để đổi 1 thủ môn khác vào sân. Trong trường hợp đội tuyển đó đã hết lượt thay người thì bắt buộc 1 trong 10 cầu thủ trong sân phải xuống trấn giữ khung thành.
Đặng Văn Lâm đang là thủ môn bắt chính của đội tuyển Việt Nam
Hậu vệ (Defender) – 4 người
Các hậu vệ được bố trí ở phía trước khung thành của thủ môn và mục đích của họ là ngăn cản đội đối phương xâm nhập vào khu vực gần khung thành. Đồng thời khi đối thủ đã tấn công tới khung thành, các hậu vệ có nhiệm vụ phá bóng, đẩy bóng ra xa khung thành để ngăn cản bàn thắng có thể được ghi. Các hậu vệ cũng được chia thành nhiều nhóm và tùy theo sắp xếp của HLV để quyết định trong một đội hình bóng đá có bao nhiêu người là hậu vệ.
- Hậu vệ cánh ngoài (tên tiếng Anh là Full Back/Right Back/Left Back): Những cầu thủ này sẽ đứng và chơi bóng ở hai bên cánh trái và phải. Họ hiếm khi di chuyển khỏi vị trí mà tập trung ngăn cản đối thủ đi bóng từ hai bên cánh thực hiện ghi bàn thắng.
- Hậu vệ quét (tên tiếng Anh: sweeper) là vị trí phổ biến trong sơ đồ 3 hoặc 5 hậu vệ. Nhiệm vụ của hậu vệ quét là lớp bọc lót và sửa lỗi cuối cùng cho các hậu vệ đá trên để ngăn chặn đối thủ ghi bàn thắng. Vị trí này đã từng được sử dụng khá nhiều những năm 1960 của bóng đá Ý. Tới nay, vị trí này không còn được phổ biến.
- Hậu vệ cánh tấn công (tiếng Anh là Attacking full-back. Hoặc có thể phân nhỏ hơn hậu vệ cánh trái là LWB – Left Wing Back, còn cánh phải là RWB – Right Wing Back). Đây là những hậu vệ phòng thủ nhưng lại thiên về tấn công. Nhiệm vụ của các cầu thủ này là chuyển đổi vị trí linh động, để chuyển đội hình bóng đá từ 3-5-2 lên 5-3-2. Nghĩa là hai hậu vệ cánh ở hai cánh có thể tiến lên cao hơn sân đối thủ để trở thành hai tiền vệ cánh tấn công. Hoặc ngược lại, có thể lùi về sau để phòng thủ cho đội nhà.
- Trung vệ là sợi dây liên kết giữa hàng hậu vệ phòng thủ và hàng tấn công. Họ cần phải có thể lực rất tốt so với các cầu thủ khác trên sân vì họ là những cầu thủ chạy tối đa thời gian của trận đấu trên khắp sân. Trách nhiệm của họ là đi vào khu vực của đối phương khi đội đang có bóng. Và đồng thời phải trở vệ bảo vệ phần sân nhà khi nhận thấy đối thủ đang có bóng.
Tiền vệ (MF – Midfielder) – 4 người
Tiền vệ trong bóng đá là các cầu thủ có vị trí chơi ở dưới tiền đạo và trên hậu vệ. Nhiệm vụ chính của tiền vệ là đoạt bóng từ đối thủ. Sau đó, nhanh chóng phát động các đợt tấn công để đưa bóng lên cho tiền đạo để tiền đạo ghi bàn. Trong một số tình huống phù hợp thì tiền vệ cũng thực hiện cú sút bóng để tự mình ghi bàn.
Trong đó, một vài tiền vệ có thiên hướng phòng thủ, một số khác thường di chuyển ở ranh giới giữa tiền vệ và tiền đạo. Trong một đội hình bóng đá có bao nhiêu người là tiền vệ? Tùy theo chiến thuật bóng đá của HLV mà số cầu thủ tại các vị trí sẽ có sự khác nhau về số lượng. Tuy vậy, các tiền vệ có thể phân chia thành 4 nhóm với các nhiệm vụ khác nhau trên sân:
- Tiền vệ phòng ngự: (tiếng Anh là vị trí CDM – Central Defensive Midfielder) chơi phía trên hậu vệ và phía sau tiền vệ trung tâm. Tiền vệ phòng ngự có nhiệm vụ thu hồi bóng từ xa, rồi phát động tấn công từ xa và tham gia phòng ngự.
- Tiền vệ trung tâm (tiếng Anh là CM – Central Midfielder) chơi ở giữa sân. Họ có nhiệm vụ phát động tấn công hoặc lui về hàng phòng ngự.
- Tiền vệ chạy cánh (tiếng Anh là midfielder. Ngoài ra, còn được phân chia nhỏ hơn là tiền vệ cánh trái và tiền vệ cánh phải – tiếng Anh là Left/right midfielder). Họ có nhiệm vụ tạt bóng hoặc dốc bóng vào trong cho tiền đạo ghi bàn hoặc tự mình ghi bàn từ hai bên cánh cũng như tham gia tranh chấp hai biên.
- Tiền vệ tấn công hay còn được gọi là tiền đạo lùi (tiếng Anh là AM – Attacking Midfielder) có vị trí chơi sau tiền đạo. Họ nhận nhiệm vụ lấy bóng từ tiền vệ trung tâm rồi phát động tấn công và tham gia tấn công.
Cầu thủ Quang Hải
Tiền đạo – (Forward) – 2 người
Tiền đạo (viết tắt trong các trận đấu quốc tế là FW) là những người chơi ở vị trí gần khung thành của đối phương nhất để chịu trách nhiệm ghi bàn thắng. Các vị trí này thường không tham gia phòng thủ mà chỉ tập trung nhận bóng từ tiền vệ để ghi bàn thắng. Đây là vị trí dễ bị các cầu thủ đối phương chơi xấu, cản phả dẫn tới chấn thương nhiều nhất. Những vị trí tiền đạo khác nhau bao gồm:
- Tiền đạo cắm hay còn được gọi là trung phong (tiếng Anh là ST – striker) có vị trí chơi cao nhất trong một đội bóng. Tiền đạo cắm là cầu thủ phải có khả năng chạy chỗ tốt, luôn biết tận dụng khoảng trống thông minh cũng như có tốc độ cao để tối đa hóa cơ hội ghi nhiều bàn thắng. Tiền đạo cắm còn có thể được phân chia thành tiền đạo cắm cánh trái (LS – Left striker) và và cắm cánh phải (LR – right striker).
- Tiền đạo trung tâm (tiếng Anh là CF – Central forward) chơi ở vị trí trung tâm. Họ có vị trí thấp hơn tiền đạo cắm và cao hơn tiền vệ tấn công. Vị trí này đòi hỏi thể lực, sự nhanh nhạy và kỹ thuật tốt giống như Lukaku của đội tuyển Bỉ để có thể ghi bàn và tạo đột biến cho đội.
- Hộ công còn gọi là tiền đạo lùi, tiền vệ tấn công (AM/CAM) chơi thấp hơn trung phong và cao hơn tiền vệ trung tâm. Họ có nhiệm vụ thu hồi bóng và phát động tấn công đồng thời hỗ trợ tiền đạo trung tâm.
- Tiền đạo cánh (Winger, có 2 loại là tiền đạo cánh trái LW/RW – Left/right winger). Họ chơi 2 bên cánh ngang với tiền đạo trung tâm. Nhiệm vụ chính là tạt bóng hoặc di chuyển bóng vào trong tham gia tấn công. Có thể nói nhiệm vụ tương tự tiền vệ cánh nhưng ít tham gia vào phòng ngự hơn và họ thực hiện tấn công nhiều hơn.
2. Một số thông tin về đội hình bóng đá khác
Các đội hình bóng đá mini
Câu trả lời cho câu hỏi đội hình bóng đá có bao nhiêu người là 11 với những trận đấu cấp quốc gia, quốc tế. Tuy nhiên, người yêu bóng đá trên thế giới rất nhiều và do đó có rất nhiều biến thể để đáp ứng được tình yêu bóng đá như đội hình 5 người, 7 người, 8 người, 9 người.
Các cầu thủ dự bị trong đội hình bóng đá
Bên cạnh 11 cầu thủ chính thức đá trên sân, còn rất nhiều những cầu thủ dự bị khác để có thể biến đổi đội hình liên tục theo sơ đồ mà HLV đề ra. Trong một đội hình bóng đá có bao nhiêu người là cầu thủ dự bị? Thông thường, 1 đội bóng điển hình sẽ có 11 cầu thủ dự bị trở lên. Điều này giúp cho các huấn luyện viên có thể thay đổi người khi thay đổi chiến thuật từ phòng ngự sang tấn công hoặc ngược lại. Hoặc thay thế các cầu thủ bị chấn thương, suy giảm thể lực.
Trong 1 trận bóng đá theo tiêu chuẩn quốc tế còn có quy định về số cầu thủ được thay thế thường là con số 3 người. Ở những trận đấu thông thường có thể thay người lên đến con số 7.
Số lượng cầu thủ dự bị không kém cầu thủ trên sân
3. Một số đội ngũ phía sau một đội bóng
Ban huấn luyện đội bóng đá
Bên cạnh những cầu thủ tài năng là những vị HLV tài ba. Chính họ là người truyền lửa, mang những kinh nghiệm của bản thân truyền lại cho các lứa cầu thủ. Họ sẽ lên chiến lược bóng đá, đưa ra những bài tập rèn luyện kỹ năng, sức bền, tốc độ,…cho các cầu thủ.
Trong Ban huấn luyện sẽ bao gồm HLV trưởng, các vị trợ lý HLV, HLV thủ môn, HLV thể lực, giám đốc kỹ thuật,… Tùy vào đội bóng được bố trí số lượng các HLV khác nhau tương ứng với số lượng từ 5 – 6 người hoặc hơn. Trong một đội hình bóng đá có bao nhiêu người là huấn luyện viên – 1 đội bóng chỉ có 1 vị HLV trưởng.
Thành viên nòng cốt trong ban huấn luyện đội tuyển Việt Nam
Ban lãnh đạo
Những người mang các chức vụ chủ tịch, phó chủ tịch, thư ký, các giám đốc phụ trách các lĩnh vực riêng biệt trong 1 đội bóng chính là Ban lãnh đạo đội bóng. Họ sẽ tạo thành 1 tổ hợp nhằm tìm kiếm, dẫn dắt “đường đi” cho các cầu thủ, tìm kiếm HLV cũng như chịu trách nhiệm điều hành, quản lý cả đội bóng. Các chiến dịch truyền thông, quảng bá, các hợp đồng chuyển nhượng,…cũng từ Ban lãnh đạo mà ra.
Đội ngũ y bác sĩ
Những con người luôn có những cống hiến thầm lặng của đội bóng chính là đội ngũ y bác sĩ. Họ thường đứng tại đường pitch của sân bóng, luôn trong tư thế sẵn sàng cấp cứu cho những cầu thủ gặp chấn thương trên sân. Hơn ai hết, họ chính là những người bao bao giờ ngó lơ sức khỏe của các cầu thủ. Trong một đội hình bóng đá có bao nhiêu người là bác sĩ? Các đội bóng thông thường sẽ có từ 4 – 6 người trong đội ngũ y bác sĩ.
Như vậy bạn đã biết được 1 đội hình bóng đá có bao nhiêu người rồi đúng không. Mỗi người đều sẽ có 1 nhiệm vụ riêng của mình nhằm tạo nên chiến thắng chung cho cả đội. Đừng quên bên cạnh việc theo dõi bóng đá thì việc tập luyện thể thao cũng rất cần thiết đấy nhé. Tại các cửa hàng của thương hiệu Elipsport đang có rất nhiều những chiếc máy chạy bộ, xe đạp tập, ghế mát xa,…chất lượng góp phần nâng cao nền tảng thể lực siêu chiến binh của bạn.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!