Độ mặn cho phép trong nước sinh hoạt và nước tưới cây

Độ mặn biểu thị sự tồn tại của hàm lượng muối hòa tan trong nguồn nước xác định gồm nước sinh hoạt, nước nuôi trồng, nước tưới tiêu. Vậy, làm sao để biết độ mặn cho phép trong nước sinh hoạt tưới cây là bao nhiêu?

Bạn có thể sử dụng thiết bị kiểm tra nước có chất lượng cao, thời gian hoạt động nhanh chóng, kết quả với độ chính xác cao, đảm bảo nhất.

Kiểm tra độ mặn bằng máy đo độ mặn

Kiểm tra độ mặn bằng máy đo độ mặn

Độ mặn cho phép trong nước sinh hoạt và nước tưới tiêu

Hiện nay, một số nơi trên địa bàn nước ta đặc biệt là vùng ven biển đang gặp phải tình trạng nước sinh hoạt có độ mặn vượt ngưỡng cho phép. Điều này làm giảm chất lượng cuộc sống của con người. Nguồn nước tự nhiên có chỉ số này cao cũng ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng, vật nuôi.

Theo đó, tiêu chuẩn QC 01 được đưa ra bởi Bộ Y Tế, độ mặn cho phép trong nước sinh hoạt, ăn uống ở khu vực bình thường là 250mg/l trở xuống là an toàn; riêng khu vực ven biển và hải đảo là 300mg/l trở xuống. Vậy, bạn có thể sử dụng các thiết bị kiểm tra nước như: máy đo tổng chất rắn hòa tan TDS hoặc chuẩn nhất nên dùng máy đo độ mặn để nắm được chỉ số này và có đánh giá nhanh chóng, chính xác nhất.

Tiêu chuẩn độ mặn trong nước sinh hoạt

Tiêu chuẩn độ mặn trong nước sinh hoạt

Đối với cây trồng, câu hỏi đặt ra chính là: “độ mặn bao nhiều thì tưới cây được?” Câu trả lời đó chính là: Tùy loại cây, địa hình, đặc điểm đất trồng mà bạn cũng cần phải nắm được lượng hòa tan của muối trong nước trong khoảng cho phép để có thể bổ sung giúp cây sinh trưởng tốt nhất.

Thông thường, độ mặn cho phép tưới cây đối với cây chịu mặn kém như cây mai, sầu riêng, măng cụt,… độ mặn cho phép khoảng dưới 0.5 ‰ đơn vị tính ppt hoặc 1013uS. Bên cạnh đó, độ mặn bao nhiêu thì không được tưới cây cũng là vấn đề được đặt ra, sau khi kiểm tra bằng thiết bị kiểm tra nước sạch, chỉ số độ mặn cao hơn mức cho phép, bạn không nên tưới cây. Độ mặn cao khiến cây trồng bị chết hoặc chậm phát triển.

Theo đó, độ mặn thích hợp cho cây trồng cụ thể như sau:

  • Với nhóm cây ăn lá và thanh long: nước tưới cần thấp hơn 1g/l tức 1‰.
  • Nhóm cây trồng chịu mặn yếu: Lúa, bắp, đậu, cam, quýt: tối đa 2g/l tức 2‰.
  • Nhóm cây trồng chịu mặn trung bình: Cà chua, ớt, bầu, bí, chuối, mía, bưởi, chanh: độ mặn tối đa từ 2 – 4 g/l tức 2 – 4‰.
  • Nhóm cây trồng chịu mặn khá: Xoài, sapo, mãng cầu Xiêm, dừa: độ mặn từ 3 – 8g/l tức 3 – 8‰.

Cách xác định độ mặn trong nước sinh hoạt và nước tưới tiêu

Để xác định chỉ số của độ mặn trong nước, người ta sử dụng 2 loại máy như: máy đo độ mặn, máy đo tổng chất rắn hòa tan. Cả 2 đều có cách đo và đọc chỉ số giống nhau. Tuy nhiên, bạn cần thực hiện theo hướng dẫn sau:

  • Bước 1: Lấy mẫu nước, bạn nên đựng vào cốc nhựa sạch.
  • Bước 2: Bật máy, nhúng đầu chứa điện cực vào cốc nước. Đợi 5 giây để máy đưa ra kết quả đo.
  • Bước 3: Đọc chỉ số độ mặn, vệ sinh và bảo quản máy đúng cách.

Lưu ý, với máy đo TDS, bạn cần đưa máy về chế độ đo độ mặn với thang ppt để có được kết quả đo phù hợp.

Cách xác định độ mặn trong nước

Cách xác định độ mặn trong nước

Có thể bạn quan tâm:

  • Dưới 2 triệu nên mua máy đo độ mặn nào?
  • Hướng dẫn đo độ mặn bằng khúc xạ kế

Đo độ mặn trong nước sinh hoạt và nước tưới cây để làm gì?

Độ mặn chính là một trong những yếu tố quan trọng quyết định chất lượng cuộc sống của chúng ta, không chỉ vậy mà nó còn có tác động đến sự sinh trưởng, phát triển của các loại cây trồng, vật nuôi hiện nay. Đo và nắm được chỉ số này là cần thiết.

Độ mặn ảnh hưởng đến cây trồng, chính vì lẽ đó, cần xác định chỉ số này trong nước sản xuất để quyết định nên trồng loại cây và nuôi con gì. Nhờ đó, người dùng có thể tối ưu hiệu quả kinh tế. Ví dụ, nếu độ mặn trong nước, trong đất quá cao, trên 0.5 phần nghìn ppt thì bạn không nên trồng các loại cây như đào, mai, sầu riêng,… vì nó sẽ gây chết cây hoặc làm cây chậm phát triển.

Đo độ mặn trong nước sinh hoạt và nước tưới cây để làm gì?

Đo độ mặn trong nước sinh hoạt và nước tưới cây để làm gì?

Kiểm soát độ mặn trong nước sinh hoạt và nước tưới tiêu là nhiệm vụ của các nhà chức trách, nhà nghiên cứu, tổ chức về môi trường để đảm bảo cuộc sống của người dân hiện nay, đặc biệt, nhờ đó mà có thể đưa ra những chính sách, hoạch định hoặc những giải pháp giúp cho người dân an tâm hơn trong sinh sống, lao động, trồng cấy.

Chúng tôi vừa chia sẻ đến bạn về cách xác định độ mặn trong nước sinh hoạt và nước tưới cây và chỉ số độ mặn thích hợp cho cây trồng sinh trưởng và phát triển. Để đảm bảo nguồn nước, bạn có thể sử dụng các thiết bị kiểm tra chất lượng nước để nhanh chóng nắm bắt được tình hình, từ đó có những cách ứng phó, giải quyết tối ưu nhất.