Trong điện áp ắt hẳn bạn đã từng có lúc nghe đến khái niệm điện áp dây và điện áp pha. Cụ thể điện áp dây là gì, chúng có điểm gì khác biệt với điện áp pha? Cùng CtiSupply tìm hiểu về những thông tin liên quan đến 2 loại điện áp này trong bài viết sau
Khái niệm điện áp
Điện áp hay còn gọi là hiệu điện thế, chúng là công thực hiện được di chuyển 1 hạt điện tích trong trường tĩnh điện từ 1 điểm này đến 1 điểm kia. Hiệu điện thế có thể đại diện cho các yếu tố khác nhau như năng lượng sử dụng, năng lượng dự trữ,..
Thông thường thì tại 1 điểm trên thiết bị sử dụng điện thì hiệu điện thế được tính với điểm đặt gắn với đất (hiệu điện thế đất bằng 0).
Như trong trường hợp bảng điện nhà bạn có hiệu điện thế là 220V và ở dưới mặt đất có điện thế bằng 0V ta sẽ đo được 220V.
Còn ở trường hợp bảng A điện thế 220V, bảng điện B có điện thế 180V vậy nên khi đo từ bảng A xuống B sẽ được mức điện áp là 40V. Điện áp giữa 2 điểm A và B lúc này được xác định bởi công thức: UAB = VA – VB = -UBA.
Trong đó có VA và VB được biết là hiệu điện thế của A và B so với điểm gốc.
Tổng quan điện áp dây là gì?
Điện áp dây là gì? Điện áp dây là điện áp biểu hiện sự chênh lệch giữa nơi có điện thế cao với nơi có hiệu điện thế thấp. Điện áp dây sẽ là điện áp giữa dây pha A với dây pha B hoặc dây pha A với dây pha C hoặc điện áp giữa dây pha B và pha C.
Theo công thức tính dòng điện sin thì điện áp giữa 2 pha sẽ bằng căn bậc 3 nhân với 220V = 380V
- Đo pha A và pha B sẽ cho kết quả điện áp là 380VAC
- Đo pha B và pha C sẽ cho kết quả điện áp là 380VAC
- Đo pha A và pha C sẽ cho kết quả điện áp là 380VAC
Tìm hiểu điện áp pha là gì?
Điện áp pha được hiểu đơn giản là điện áp nằm trên dây ví dụ như trong trường hợp điện áp nhà bạn đang là 220V thì có nghĩa là dây pha có điện áp 220V. Đây sẽ là điện áp giữa dây pha A và dây trung tính N hoặc điện áp giữa dây pha B với dây trung tính hay điện áp giữa dây pha C và dây trung tính.
Những thuật ngữ về điện áp dây và điện áp pha là những thuật ngữ chỉ sử dụng ở điện 3 pha và chỉ có những người làm liên quan đến điện công nghiệp mới am hiểu. Điện dân dụng 1 pha thì sẽ không sử dụng thuật ngữ này. Vì đơn giả là vì dây pha sử dụng cho điện dây dụng lúc nào cũng sẽ khoảng từ 170V – 240V còn với dây mass sẽ luôn bằng 0.
- Khi đo pha A và dây trung tính sẽ cho kết quả là 220VAC
- Khi đo pha B và dây trung tính sẽ cho kết quả là 220VAC
- Khi đo pha C và dây trung tính sẽ cho kết quả là 220VAC
Tìm hiểu sơ đồ mạch điện 3 pha 4 dây
Hệ thống điện 3 pha 4 dây sẽ gồm có tổng cộng 3 dây nóng và 1 dây lạnh sẽ chạy song song với nhau chung với 1 dây trung tính. Do vậy nên hệ thống điện 3 pha thường sẽ có 4 dây. 3 dây pha sẽ đều có mức điện áp là 220V và dây trung tính sẽ có điện áp là 0V.
Dòng điện 3 pha sẽ được xếp vào dòng điện sử dụng cho sản xuất kinh doanh chứ không phải là điện sử dụng cho sinh hoạt. Vì lý do này nên chúng sẽ có giá thành cao hơn so với điện 1 pha dân dụng thường dùng.
Khi sử dụng điện 3 pha sẽ dùng cho những thiết bị điện 3 pha và những thiết bị điện 1 pha sẽ sử dụng nguồn điện 1 pha. Điện 1 pha và 3 pha ở nhiều quốc gia khác nhau, khu vực khác nhau sẽ không giống nhau. Nguyên nhân là vì sẽ còn phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố liên quan đến điều kiện kinh tế, cơ sở hạ tầng cũng như khả năng đầu tư công nghệ,..
Hiện nay có một số giá trị điện 3 pha thường được sử dụng phổ biến là:
- Điện 3 pha tại Việt Nam: 380/3F.
- Điện 3 pha tại Hoa Kỳ: 220V/3F.
- Điện 3 pha tại Nhật Bản: 200/3F.
Cách nối điện 3 pha 4 dây
Đối với những dòng điện 3 pha 4 dây thì thường sẽ sử dụng phổ biến trong hệ thống điện công nghiệp để sử dụng cho các thiết bị điện công suất lớn vì điều này sẽ giúp hạn chế được việc lãng phí điện năng. Là dòng điện sử dụng với mức điện áp chuẩn là 380V. Để nối/ đấu điện 3 pha thì sẽ thường được áp dụng 2 cách là nối hình sao và nối hình tam giác.
Cách đấu điện 3 pha thành điện 1 pha
Thường thì dòng điện 3 pha 4 dây sẽ chuyển thành điện 1 pha thông qua hệ thống đường dây hạ thế. Và ở đường dây hạ thế thì điện áp giữa 2 dây nóng với nhau sẽ cho giá trị 380V và điện áp giữa 1 dây nóng với 1 dây trung tính sẽ có giá trị 220V.
Vậy nên để đấy điện 3 pha thành điện 1 pha 220V thì chỉ cần đấu 1 dây pha bất kỳ với 1 dây trung tính. Chúng ta trong quá trình tách điện 3 pha thành 1 pha cũng cần quan tâm đến cân pha, điều này giúp cho hiệu suất điện và độ ổn định cho hệ thống điện.
Trên đây là bài viết chia sẻ về điện áp dây là gì, đặc điểm khác biệt của 2 loại điện áp pha và điện áp dây. Cùng với đó là tìm hiểu chi tiết về sơ đồ mạch điện 3 pha 4 dây để các bạn có thêm cho mình nhiều thông tin bổ ích.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!