Loopback là gì? Tìm hiểu về địa chỉ ip loopback từ A – Z

Bạn đã từng nghe đến các thiết bị loopback? Thế nhưng, bạn không biết Loopback là gì? Tại sao chúng lại tồn tại? Điểm khác biệt giữa hai loại địa chỉ 127.0.0.1 và localhost là gì? Tất cả những điều mà bạn đang thắc mắc đều sẽ được cập nhật ngay trong nội dung bài viết sau đây của FPTCloud nhé.

Loopback là gì?

Loopback là gì? Loopback được hiểu là một loại tín hiệu kiểm tra sẽ được gửi đến một mạng đích nhằm chẩn đoán vấn đề. Khi tín hiệu được nhận thì hệ thống sẽ trả lại cho người khởi tạo. Đây cũng là nơi mà bất cứ vấn đề nào được tìm thấy ở trong các vòng lặp sẽ được phát hiện. Nguồn gốc của các vấn đề có thể được tìm thấy và được giải quyết thông qua cách gửi bài kiểm tra loopback trong mỗi phần thiết bị của điện thoại liên tiếp trong cùng lúc.

  • Khái niệm loopback là gì?
    Khái niệm loopback là gì?

Địa chỉ loopback là gì?

Địa chỉ loopback hay 127.0.0.1 là một dạng địa chỉ IP đặc biệt. Chúng được sử dụng để xác định một máy tính ở trên mạng, được sử dụng rất phổ biến. Trong các chức năng của loopback có chứa đến hơn 16 triệu địa chỉ IP. Ngoài ra, một số chương trình khác cũng sử dụng địa chỉ này để có thể liên lạc với các máy tính đang chạy.

Chi tiết về dãy số 127.0.0.1 như sau:

  • 127 chính là số cuối cùng trong lớp mạng A với mặt nạ mạng con giá trị 255.0.0.0
  • 127.0.0.1 là một địa chỉ có thể gán ở phần đầu tiên trong mạng con (không thể dùng 127.0.0.0)

Nhìn chung, 127.0.0.1 chính là một địa chỉ nội bộ máy tính cho hệ thống mạng IPv4. Đây là một địa chỉ mạng nằm ở bên trong máy tính. Nếu bạn cài đặt trên máy tính một dịch vụ mạng tương tự như hệ thống của máy chủ web thì địa chỉ nội bộ của chúng sẽ luôn ở dạng 127.0.0.1.

  • Định nghĩa về địa chỉ IP loopback là gì?
    Định nghĩa về địa chỉ IP loopback là gì?

>>> Có thể bạn quan tâm: CMS là gì? Các phần mềm CMS phổ biến nhất 2022

Ý nghĩa khác của Loopback là gì?

Khái niệm chung loopback là gì? Đây là một cơ chế mà thông qua đó sẽ có một thông điệp hoặc một tín hiệu kết thúc (hoặc có thể là các vòng lặp) trở lại với nơi mà chúng bắt đầu.

Vì vậy, một vài cách sử dụng khác của loopback ở trong Ubuntu mà bạn không nên nhầm lẫn với các thiết bị loopback ở trong mạng. Cụ thể:

  • Vòng lặp gắn kết

Để gắn các hình ảnh ở trong đĩa Ubuntu, bạn có thể chạy lệnh: “sudo mount -o loop image.iso /media/label”. Đây được gọi là một thiết bị lặp (tức không phải loopback). Thế nhưng, đôi khi thuật ngữ giao diện tệp loopback vẫn được sử dụng. Tức là không có điều gì để làm với thiết bị loopback ở trong mạng.

  • Âm thanh

Pulseaudio cùng với các hệ thống âm thanh khác sẽ cung cấp một cơ chế “kết nối” đầu vào và đầu ra. Điều này sẽ để cho đầu vào của âm thanh được dội lại vào với loa hoặc tai nghe của bạn. Module loopback của Pulseaudio sẽ tạo nên một môi trường với điều kiện thuận lợi nhất cho việc này.

Chính xác là khi dùng thuật ngữ loopback, cũng tương tự như mount loop thì việc này cũng sẽ không có liên quan đến với thiết bị loopback ở trong mạng. Và tất nhiên, cũng sẽ không có bất cứ vấn đề gì để làm với những vòng lặp gắn kết.

  • Ý nghĩa khác của loopback
    Ý nghĩa khác của loopback

Localhost là gì?

Bên cạnh khái niệm loopback là gì thì localhost cũng được rất nhiều người quan tâm.

Localhost chính là một dạng thuật ngữ được dùng để mô tả một looại cổng giao tiếp có thể kết nối tới máy chủ gốc. Localhost cho phép thiết bị có thể kết nối mạng loopback (lặp lại) ở trên đó. Chúng giúp mô phỏng lại các kết nối mạng khi mà một mạng như vậy không có sẵn. Ở hầu hết những máy tính, Localhost sẽ thông qua IP 127.0.0.1, trong đó phổ biến nhất vẫn alf các địa chỉ loopback IPv4 và có thể là IPv6.

Điểm khác biệt Localhost và địa chỉ IP 127.0.0.1

Giữa loopback và localhost có những điểm khác biệt nhất định mà bạn cần phải phân biệt. Cụ thể như sau:

  • Phân biệt localhost và 127.0.0.1
    Phân biệt localhost và 127.0.0.1
  • Ở đa số các máy thì localhost và 127.0.0.1 có sự giống nhau về hệ chức năng. tuy nhiên, ở localhost chúng sẽ được hiểu là địa chỉ IP thay vì địa chỉ là chính chúng. Localhost có thể truy cập vào vào những địa chỉ IP khác nhau. Đồng thời Localhost cũng có thể trỏ vào với bất cứ IP nào.
  • Còn đối với 127.0.0.1, 127 được lựa chọn cho khối địa chỉ Loopback. Bởi lẽ, đây là một khối địa chỉ A cuối cùng, chúng chạy từ giá trị của địa chỉ nhị phân 00000001 cho đến 01111111. Như vậy, đây là điểm khác biệt rõ ràng nhất mặc dù localhost cũng vẫn được gọi là local thế nhưng chúng còn được gọi là máy cục bộ. Với 127.0.0.1 thì chúng thường được xem là địa chỉ cục bộ.

Để có cái nhìn rõ ràng hơn, bạn có thể so sánh điểm khác biệt giữa Localhost và địa chỉ IP 127.0.0.1 qua bảng phân tích sau:

Chỉ tiêu Localhost 127.0.0.1 Network Khả năng truyền tải Khả năng truy cập

>>> Có thể bạn quan tâm: Firebase là gì? Ưu nhược điểm & Các dịch vụ của Firebase

Trên đây là toàn bộ những thông tin có liên quan đến loopback là gì. Đồng thời, bạn cũng biết thêm được điểm khác biệt giữa localhost và địa chỉ IP 127.0.0.1 một cách khái quát nhất. Để biết thêm những thông tin thú vị, bạn có thể theo dõi trang web để cập nhật thường xuyên hơn.

Liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của FPT Smart Cloud

  • Website: https://fptcloud.com/
  • Fanpage: https://www.facebook.com/fptsmartcloud
  • Email: [email protected]
  • Hotline: 1900 638 399