COA là gì? Những sản phẩm nào cần giấy chứng nhận COA? Tác dụng và mục đích của giấy chứng nhận COA là như thế nào? Đây có lẽ là thắc mắc của rất nhiều nhà sản xuất, doanh nghiệp, những người bán hàng và mua hàng. Nếu bạn cũng đang có chung thắc mắc này và muốn tìm kiếm câu trả lời, hãy theo dõi ngay nội dung bài viết dưới đây cùng LabVIETCHEM nhé.
COA là gì?
COA là gì?
– COA (Certificate Of Analysis) tức giấy chứng nhận phân tích là bảng phân tích thành phần sản phẩm được sử dụng để xác nhận hàng hoá xuất khẩu có đáp ứng đủ những thông số nhất định như tính chất hoá lý, chẳng hạn như thành phần, độ ẩm, độ chua,… của sản phẩm hay không.
– COA là tài liệu được cung cấp bởi nhà sản xuất, người bán về thành phần và thuộc tính của sản phẩm.
– Ngoài tên gọi COA, nó còn có thể có nhiều nghĩa khác như: Canadian Osteopathic Association, Certificate of authenticity, Change of address,…
Những sản phẩm cần COA
Giấy chứng nhận phân tích COA thường yêu cầu đối với các sản phẩm như:
– Các loại thực phẩm, sản phẩm từ động vật, thực vật,…
– Các loại rượu như rượu vang, rượu trắng, rượu mạnh,….
– Các loại gia vị thực phẩm dùng trong nấu ăn hàng ngày.
– Các loại hóa chất.
– Các loại dược phẩm.
– Các mặt hàng mỹ phẩm
Một số sản phẩm cần giấy chứng nhận COA
Tác dụng và mục đích của giấy chứng nhận phân tích COA
Đối với các doanh nghiệp sản xuất không có phòng thí nghiệm mà khách hàng lại yêu cầu công khai thông số, kết quả sản phẩm thì giấy chứng nhận COA chính là giải pháp hữu hiệu. Đây được xem như kết quả thỏa thuận giữa người mua và người bán. Bởi vì:
– COA giúp kiểm tra các thông số chất lượng sản phẩm, từ đó xây dựng niềm tin với khách hàng bằng các kết quả của xét nghiệm, giúp người mua có thể hoàn toàn yên tâm khi lựa chọn các sản phẩm.
– Là bằng chứng xác thực các sản phẩm đã qua kiểm nghiệm với một kết quả cụ thể và khách quan từ trung tâm kiểm nghiệm. Từ đó giúp các nhà nhập khẩu kiểm tra thành phần và chất lượng của sản phẩm.
– Giấy chứng nhận COA giúp xác định mã hàng hóa trong các tờ khai nhập khẩu. Nhờ đó có thể áp dụng mã thuế một cách chính xác nhất.
– COA giúp nhà nhập khẩu, cơ quan chính phủ và hải quan tại các nước nhập khẩu có thể dễ dàng kiểm tra, đối chiếu xem các sản phẩm này có đủ tiêu chuẩn lưu hành hay không.
Giấy chứng nhận COA có những nội dung gì?
Căn cứ vào nội dung có trong giấy COA, người đọc có thể biết được:
– Hạn sử dụng và ngày thử lại:
+ Hạn sử dụng biểu thị khoảng thời gian thực tế mà sản phẩm đã được thiết lập và xác định bằng các nghiên cứu ổn định hay chính là ngày hết hạn của sản phẩm.
+ Ngày thử lại: Là ngày mà doanh nghiệp cần mang mẫu đến trung tâm kiểm nghiệm để phân tích lại. Qua quá trình phân tích, sự thay đổi của mẫu từ thời điểm sản xuất đến ngày kiểm tra lại sẽ được đánh giá. Các giá trị phía sau sẽ cho biết sự ảnh hưởng và đánh giá chất lượng của sản phẩm trong quá trình lưu trữ mẫu.
– Độ tinh khiết của mẫu: Trong quá trình sản xuất sản phẩm, các phương pháp kiểm soát mở rộng được sử dụng nhằm đảm bảo sản phẩm không bị giảm chất lượng hay nhiễm bẩn. COA giúp xác minh quá trình phân tích độ tinh khiết ở mức tuyệt đối của mẫu kiểm tra.
– Nông độ dung dịch: Bảng COA sẽ cung cấp chi tiết những tiêu chuẩn được dùng để phát triển giá trị giám sát như sai số, hệ số bao phủ, khoảng tin cậy, các quá trình, bước kết hợp trong giá trị sai số.
– Xác minh quá trình phân tích nồng độ bằng việc so sánh nồng độ chuẩn bị khối lượng đã được phân tích với dung dịch đạt chuẩn đã được chuẩn bị độc lập. Tính đồng nhất của các lô sẽ được thể hiện qua phân tích.
– Chứng nhận nguồn gốc: Nhà sản xuất cần ghi chép đầy đủ các thiết bị được dùng để truy xuất nguồn gốc.
– Cách thức tiến hành thử nghiệm tiêu chuẩn.
– Cần sử dụng phương pháp chuẩn bị độc lập với dữ liệu hiệu chuẩn để thử nghiệm sản phẩm hiệu chuẩn.
Những nội dung có trong giấy chứng nhận COA
Những đơn vị cấp giấy chứng nhận COA
Để có giấy chứng nhận COA, các doanh nghiệp cần mang mẫu sản phẩm của mình đến trung tâm kiểm nghiệm có thẩm quyền, cụ thể như:
– Viện Y tế cộng đồng.
– Trung tâm chất lượng Nông Lâm Thủy Cùng 4.
– Phòng kiểm nghiệm của công ty TNHH MTV Khoa học công nghệ Hoàn Vũ.
– Trung tâm phân tích và thử nghiệm 2 Vinacontrol.
– Phòng kiểm nghiệm của công ty TNHH EUROFINS Sắc Ký Hải Đăng.
– Các trung tâm kiểm nghiệm độc lập đạt chuẩn ISO 17025 được nhà nước quy định trách nhiệm về việc cấp giấy COA.
Sau khi nhận được mẫu gửi, cơ quan kiểm định sẽ tiến hành việc kiểm tra, lập COA báo cáo kết quả kiểm định và gửi trả lại cho doanh nghiệp.
Qua nội dung bài viết trên của LabVIETCHEM, chắc hẳn các bạn đã hiểu thêm phần nào về COA và trả lời được câu hỏi COA là gì?. Hy vọng nó sẽ giúp ích cho các bạn trong việc tìm kiếm địa chỉ cấp giấy chứng nhận COA và hiểu được những thông số chi tiết về sản phẩm.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!