Lá cờ của Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland, được biết đến với tên Union Jack. Nó còn được gọi là Cờ Liên hiệp (Union Flag) vì nó tượng trưng cho sự liên hiệp hành chính của các vùng trong Vương quốc Anh.
Nó được tạo thành từ các lá cờ riêng lẻ của ba vương quốc nhỏ thuộc Vương quốc Anh thành một lá cờ thống nhất: Anh, Scotland và Bắc Ireland (từ năm 1921 chỉ có Bắc Ireland là một phần của Vương quốc Anh). Xứ Wales không phải là một Vương quốc mà là một xứ (Principality) nên nó không thể được đưa vào lá cờ.
Các thông dưới đây sẽ cho bạn biết Union Jack đã ra đời và trở thành quốc kỳ của Vương quốc Anh như thế nào.
Quá trình tạo ra Lá cờ Liên hiệp: Union Jack
Để tạo ra được lá cờ Liên hiệp, Union Jack, ngày nay đó là cả một quá trình song song với lịch sử hình thành Vương quốc Anh hiện nay. Trước tiên chúng ta sẽ tìm hiểu về lá cờ riêng lẻ của 3 vương quốc trước khi hợp nhất.
Lá cờ của nước Anh
Lá cờ nước Anh có biểu tượng chữ thập của Thánh George.
Năm 1194, TT Richard I của Anh đã giới thiệu chữ thập của thánh George, một cây thập tự đỏ trên nền trắng, như lá cờ của Anh Quốc.
Tại thời điểm này trong câu chuyện về Vương quốc Anh, Anh, Scotland, xứ Wales và Ireland là các quốc gia riêng biệt. Tuy nhiên, điều này sẽ sớm thay đổi ….
Năm 1536, dưới thời Henry VIII, Đạo luật Liên hiệp đã được thông qua biến xứ Wales trở thành một một phần của nước Anh – Britain.
Lá cờ của Scotland
Lá cờ Scotland được dựa theo lá cờ của thánh Andrew. Một đường chéo màu trắng (hình dấu X) trên một nền màu xanh.
Sau khi Nữ hoàng Elizabeth I của Anh qua đời vào năm 1603, Vua James VI của Scotland được thừa hưởng ngai vàng Anh và trở thành Vua James I của Anh. Ông trở thành vua chung của Liên hiệp, nhưng lúc này vẫn chưa thành lập quốc gia mới. Mỗi quốc gia vẫn giữ nghị viện của riêng họ.
Vào đầu thời trị vì của ông, James đã cố gắng kết hợp Anh và Scotland thành một vương quốc thống nhất “Great Britain“. Đây là chính sách ông đưa ra cho Nghị viện đầu tiên của ông, được kêu gọi vào ngày 22 tháng 3 năm 1604. Nhưng Nghị viện đã bác bỏ.
James thách thức họ. Vào ngày 20 tháng 10 năm 1604, ông tuyên bố tước hiệu mới của mình là “King of Great Britain” – vua của Đại Anh.
Nhưng lá cờ nào được sử dụng?
Một vấn đề nảy sinh, đó là lá cờ cần được treo trên tàu của vua. Những thủy thủ người Anh không bằng lòng với các màu sắc lá cờ Scotland, thủy thủ người Scotland thì khinh miệt cây thập tự của thánh George trên cờ Anh.
Năm 1606 vấn đề đã được giải quyết ……..
Kết hợp lá cờ Anh + Scotland: Lá cờ Union Jack phiên bản đầu tiên
……. Một sự thỏa hiệp chính là câu trả lời và nó đã dẫn đến việc tạo ra lá Union Jack đầu tiên.
Vào ngày 12 tháng 4 năm 1606, lá cờ được kết hợp của Scotland và Anh đã được thống nhất khi sử dụng trên biển, lá cờ ‘Union Jack’ đầu tiên được tạo. Tuy nhiên, khi vào bờ, các lá cờ cũ của Anh và Scotland vẫn tiếp tục được sử dụng bởi các vương quốc tương ứng.
Một đạo luật của hoàng gia được đưa ra, quy định các tàu của Vương quốc Anh (Great Britain) sẽ “chịu trách nhiệm với chữ thập đỏ (thường được gọi là chữ thập của Thánh George) và chữ thập trắng (thường được gọi là chữ thập của Thánh Andrew).
Chữ thập đỏ của nước Anh được đặt lên lá cờ của Scotland, một đường biên giới màu trắng đã được thêm vào xung quanh chữ thập đỏ. (Quy tắc yêu cầu hai màu sắc không bao giờ được chạm vào nhau.)
Vào ngày 28 tháng 7 năm 1707, suốt triều đại Nữ hoàng Anne, lá cờ này được hoàng gia tuyên bố là lá cờ quốc gia của Great Britain và được sử dụng cả trên đất liền và trên mặt biển.
Đạo luật Liên minh năm 1707, đã chính thức kết hợp Anh và Scotland, tạo ra một vương quốc duy nhất với tên Nghị viện gọi là “United Kingdom of Great Britain”.
Anh, Wales và Scotland đã được thống nhất với nhau dưới một quốc vương và một nghị viện.
Gần một trăm năm sau, một quốc gia khác được thêm vào lá cờ Liên hiệp ….
Ireland
Lá cờ Ireland được đại diện bởi biểu tượng chữ thập của Thánh Patrick. Chữ thập đỏ chéo (hình chữ X) trên nền trắng.
Vào ngày 1 tháng 1 năm 1801, Ireland liên hiệp với Vương quốc Anh và cần thiết phải có Quốc kỳ mới, trong đó lá cờ Ireland với biểu tượng chữ thập của thánh Patrick được kết hợp với Union Flag, để tạo thành Union Flag ngày nay.
Chữ thập của thánh Patrick (Ireland) được chèn vào vị trí trùng với chữ thập của thánh Andrew (Scotland) nên cả 2 được cách điệu lại; biểu tượng này được gọi là “counterchanging”.
Để tránh màu đỏ của cây thập giá Ireland chạm vào nền màu xanh của Scotland thì đường viền màu trắng tiếp tục được sử dụng.
Anh, xứ Wales, Scotland và Ireland hiện nay đều đã được hợp nhất và gọi là Liên hiệp Vương quốc Anh và Ireland. Tên này sau đó được đổi thành Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland khi phần lớn Ireland tách khỏi Vương quốc Anh vào năm 1921.
Biểu tượng chữ thập của thánh Patrick vẫn còn trong lá cờ Union Jack mặc dù ngày nay chỉ có Bắc Ireland là một phần của Vương quốc Anh.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!