Kinh Nguyệt Đến Sớm Hơn 7 ngày Có Sao Không? – Kotex

Có kinh sớm có sao không, có kinh sớm có dẫn đến mang thai không,… và vô số những thắc mắc được các bạn gái đặt ra khi gặp phải tình trạng này. Nếu hiện tượng này thi thoảng mới xảy ra, đừng quá lo lắng! Cùng Kotex tìm hiểu bài viết sau về nguyên nhân và cách khắc phục kinh nguyệt đến sớm nhé!

>> Tham khảo: Kinh Nguyệt Màu Đen, Ra Ít Do Đâu? Có Nguy Hiểm Không?

Kinh nguyệt đến sớm có nguy hiểm không?

Kinh nguyệt đến sớm có nguy hiểm không?

1. Thế nào là có kinh nguyệt sớm?

Có kinh nguyệt sớm là một trong những tình trạng kinh nguyệt không đều. Tình trạng kinh có sớm hơn chu kỳ kinh nguyệt bình thường thường là kết quả của sự thay đổi nội tiết tố, đặc biệt là trong giai đoạn 2 – 3 năm đầu hành kinh và tiền mãn kinh.

Chu kỳ kinh nguyệt trung bình dao động trong khoảng 28 – 30 ngày, có thể sớm hoặc muộn hơn 3 – 5 ngày. Do đó, bạn có thể xác nhận kinh nguyệt đến sớm khi chu kỳ kinh ngắn hơn 21 ngày.

Tham khảo thêm: Cách để kỳ kinh đến sớm hơn 1 tuần. Ăn gì để nhanh có kinh?

kinh nguyệt đến sớm là dấu hiệu gì

Kinh nguyệt sớm là gì?

2. 9 nguyên nhân dẫn đến có kinh nguyệt sớm

Bản chất của vấn đề kinh nguyệt không đều hoặc có kinh sớm hơn so với chu kỳ dự kiến là do sự mất cân bằng hormone. Đôi khi tình trạng có kinh sớm hơn 1 tuần xảy ra không vì nguyên nhân gì cả và chưa chắc đó là điều bất thường. Tuy nhiên, nếu bạn đang cảm thấy lo lắng về việc kinh nguyệt đến sớm thì có thể tìm hiểu những nguyên nhân thường gặp sau đây.

2.1 Do mới bắt đầu hoặc sắp kết thúc việc hành kinh

Kinh nguyệt không đều thường xảy ra đối với lứa tuổi dậy thì hoặc giai đoạn tiền mãn kinh. Bởi vì ở 2 giai đoạn này, nồng độ hormone thường thay đổi và ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của phái nữ.

  • Nếu đang ở tuổi dậy thì, bạn không cần quá lo lắng khi bắt gặp tình trạng kinh nguyệt đến sớm. Chu kỳ hành kinh sẽ tự trở nên đều đặn hơn theo thời gian khi bạn dần trưởng thành.

  • Đối với giai đoạn tiền mãn kinh, có kinh nguyệt sớm hơn dự kiến không có gì lo ngại. Kinh nguyệt sẽ bị kéo dài dần trong suốt quá trình mãn kinh.

Tham khảo: Hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) kéo dài trong bao lâu?

2.2 Tránh thai bằng các phương pháp nội tiết tố

Thuốc tránh thai hàng ngày, thuốc tránh thai khẩn cấp, tiêm thuốc tránh thai… đây đều là những phương pháp tránh thai liên quan đến nội tiết tố nữ. Chúng đều có thể là nguyên nhân khiến các bạn gái có kinh sớm. Những loại thuốc này có chứa hormone làm ảnh hưởng đến quá trình rụng trứng bình thường. Bên cạnh gây nên tình trạng kinh nguyệt đến sớm, nó còn có những tác dụng phụ như nổi mụn, chuột rút, đau ngực, …

Thuốc tránh thai làm cho chu kỳ hành kinh đến sớm

Thuốc tránh thai làm cho chu kỳ hành kinh đến sớm

2.3 Tác dụng phụ của thuốc

Kinh nguyệt của bạn gái chịu tác động của các nội tiết tố nữ – hai hormone là estrogen và progesterone có vai trò kích thích trứng rụng. Tác dụng phụ của thuốc hay bất kì nguyên nhân nào khiến hormone estrogen tăng lên sẽ kích thích trứng rụng sớm. Tùy vào nồng độ estrogen mà kinh nguyệt có thể gõ cửa sớm hơn 1 tuần hoặc thậm chí 2 tuần!

2.4 Có kinh sớm do mắc bệnh phụ khoa

Có kinh nguyệt sớm hơn 1 tuần có thể bắt nguồn từ các căn bệnh phụ khoa như lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung, viêm phần phụ… hoặc các bệnh lý liên quan đến tuyến giáp.

+ Hội chứng đa nang buồng trứng: lượng Androgens tăng lên dẫn đến bệnh lý thường gặp khiến cho kinh nguyệt không đều như kinh nguyệt đến sớm

+ Bệnh tuyến giáp: kinh nguyệt ngắn hơn là một trong những biểu hiện của bệnh cường giáp.

+ Lạc nội mạc tử cung: khiến kinh nguyệt không đều, kinh nguyệt ra sớm, chảy máu giữa các kỳ kinh. Tỷ lệ mắc bệnh này ở nữ giới trong độ tuổi sinh sản là 1/10.

+ Ung thư cổ tử cung: Bệnh lý này có thể dẫn đến việc ra máu giữa chu kỳ kinh. Nếu có các dấu hiệu lạ, bạn gái hãy gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và tư vấn chữa trị nhé!

>> Tham khảo: Làm sao để có kinh nguyệt quay trở lại? 4 cách chữa mất kinh hiệu quả

Bệnh phụ khoa cũng ảnh hưởng đến chu kỳ hành kinh

Bệnh phụ khoa cũng ảnh hưởng đến chu kỳ hành kinh

2.5 Kinh nguyệt bất thường do mắc bệnh nhiễm trùng lây qua đường tình dục

Một số bệnh nhiễm trùng lây qua đường tình dục như chlamydia, bệnh lậu và bệnh giang mai có thể gây chảy máu âm đạo hoặc ra máu giữa các kỳ kinh. Tình trạng này dễ khiến chị em nhầm lẫn rằng “bà dì” ghé thăm sớm hơn thường lệ.

Vì vậy, bạn nên quan tâm thêm các triệu chứng của bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục như âm đạo tiết dịch vàng, đi tiểu thường xuyên, đau khi quan hệ hoặc đi tiểu…

>> Tham khảo: Ra huyết trắng bao lâu thì có kinh? Cần lưu ý gì?

2.6 Có kinh sớm do căng thẳng

Bạn gái có để ý không, chúng mình thường có kinh nguyệt sớm hơn vào những kỳ học tập, làm việc căng thẳng hay những khi cuộc sống có chút xáo trộn. Bời vì khi bạn ”xì chét”, cơ thể sẽ ngay lập tức sản sinh ra hormone cortisol chống lại tình trạng này. Nhưng hormone cortisol lại đồng thời kích thích sản sinh estrogen khiến chu kỳ kinh nguyệt bị thay đổi!

Stress, căng thẳng là nguyên nhân gây ra hiện tượng có kinh sớm

Stress, căng thẳng là nguyên nhân gây ra hiện tượng có kinh sớm

2.7 Kinh nguyệt không đều do tập thể dục cường độ mạnh

Tập luyện thể thao tuy rất tốt cho sức khỏe nhưng hoạt động thể thao nặng khiến cho cơ thể bị mất năng lượng, áp lực… dẫn đến tình trạng estrogen tăng đột biến, làm chu kỳ ”đèn đỏ” bị rối loạn. Các bạn gái tập luyện với lịch trình dày đặc cần lưu ý điều này nhé!

>> Tham khảo: Kinh nguyệt ra ít là do đâu? Cách chữa trị như thế nào?

2.8 Hành kinh bất thường do thay đổi cân nặng

Có kinh nguyệt sớm hơn 1 tuần có thể là do bạn gái ăn uống chưa khoa học. Cơ thể thiếu chất, tăng cân hay giảm cân đột ngột đều ảnh hưởng đến lượng estrogen. Đặc biệt, việc sử dụng nhiều chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá… sẽ làm tăng tạm thời estrogen, kết quả là trứng rụng sớm hơn so với bình thường đó bạn nha!

2.9 Ra huyết âm đạo bất thường do nguyên nhân ác tính

Là một trong những biểu hiện của căn bệnh ác tính như ung thư cổ tử cung, ung thư nội mạc tử cung, việc ra huyết âm đạo dễ khiến cho chị em phụ nữ tưởng nhầm rằng mình hành kinh sớm.

Nếu bạn chưa có thói quen tầm soát ung thư cổ tử cung hay khám phụ khoa định kỳ thì nên kiểm tra.

>> Tham khảo: Các mức độ đau bụng kinh mà phái đẹp cần lưu ý

3. Có kinh sớm hơn 1 tuần: Liệu có nguy hiểm?

3.1 Ảnh hưởng đến cơ thể

Có kinh nguyệt sớm hơn 1 tuần có thể ảnh hưởng đến nhan sắc của bạn gái do nội tiết tố nữ bị thay đổi, hoạt động không ổn định. Bạn gái có thể gặp tình trạng da thô ráp, xanh xao, dễ bị nổi mụn, tàn nhang hay lỗ chân lông to. Về tâm trạng, bạn gái cảm thấy dễ cáu giận, mệt mỏi, trí nhớ giảm sút.

3.2 Ảnh hưởng đến sinh hoạt

Có kinh nguyệt sớm hay trễ đều khiến hội chị em lo lắng, hoang mang. Vì vậy mà công việc hay cuộc sống sinh hoạt hằng ngày đều bị ảnh hưởng tiêu cực.

>> Tham khảo: Cách chữa kinh nguyệt màu đen hiệu quả và an toàn nhất cho chị em phụ nữ

3.3 Ảnh hưởng đến khả năng sinh sản

Về lâu về dài, có kinh nguyệt sớm do các bệnh lý phụ khoa hay do rối loạn nội tiết đều có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nữ giới. Vì vậy, nếu nghi ngờ hiện tượng kinh nguyệt thay đổi là do bệnh phụ khoa, các bạn gái cần đến cơ sở y tế uy tín để thăm khám và chữa trị sớm nhất có thể nha!

4. Cách khắc phục kinh nguyệt đến sớm?

Để ngăn chặn không cho tình trạng “bà dì” ghé thăm bất thường, sớm hơn dự kiến, các bạn gái cần xác định rõ được nguyên nhân do đâu gây ra hiện tượng này. Căn cứ vào đó, các bạn có thể có cho mình những điều chỉnh phù hợp.

>> Tham khảo: Cách bấm huyệt giảm đau bụng kinh chị em phụ nữ cần biết

Làm sao để ngăn chặn hiện tượng có kinh sớm?

Làm sao để ngăn chặn hiện tượng có kinh sớm?

Giữ tâm trạng vui vẻ, tích cực

Hội chị em phi thường hãy giữ tâm trạng lạc quan, yêu đời để hạn chế sự thay đổi nội tiết tố và tình trạng có kinh nguyệt sớm nhé!

Tập luyện hợp lý, ngủ đủ giấc

Tập luyện thể thao một cách khoa học, vừa sức giúp bạn gái chúng mình có hệ tuần hoàn và trao đổi chất tốt, ngăn chặn tình trạng căng thẳng hay rối loạn nội tiết.

>> Tham khảo: Gợi ý: 5 Ứng dụng theo dõi chu kỳ kinh nguyệt siêu hay ho cho bạn gái

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học

Uống nhiều nước, ăn uống đủ chất – bổ sung các loại vitamin, các khoáng chất thiết yếu và tránh sử dụng các chất kích thích như bia rượu, hút thuốc lá… sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, cân bằng hormone nữ và điều hòa các hoạt động của kinh nguyệt đó bạn nhé!

Sử dụng app theo dõi chu kỳ kinh nguyệt

Các bạn gái nên trang bị cho mình ứng dụng theo dõi chu kỳ của mình để có được sự chuẩn bị và kiểm soát việc hành kinh một cách dễ dàng. Ứng dụng này có thể ghi chép và giúp ích cho quá trình thăm khám chuyên khoa.

Khám tầm soát ung thư định kỳ

Để chủ động phòng tránh bệnh phụ khoa và các hiện tượng bất thường như có kinh nguyệt sớm hơn 1 tuần, bạn gái nên đi khám phụ khoa từ 3-6 tháng/ lần để tầm soát những nguy cơ bệnh lý và bảo vệ sức khỏe của mình nhé!

>> Tham khảo: Chậm kinh 1 tuần nguyên nhân do đâu? Có thai không?

4, Tổng kết

Hi vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp ích được cho các bạn gái để ngăn chặn kịp thời tình trạng có kinh nguyệt sớm hơn 1 tuần! Cũng không quá khó để thực hiện đúng không các bạn gái phi thường? Sản phẩm Kotex sẽ luôn đồng hành, chăm sóc thật kỹ lưỡng để hội chị em hiểu hơn về người bạn ”đèn đỏ” và luôn tràn đầy sức sống, tự tin tỏa sáng mỗi ngày!

>> Tham khảo các bài viết liên quan:

  • Nguyên nhân tới tháng đau bụng nhưng không có kinh và cách điều trị

  • Top 12 nguyên nhân gây nên chậm kinh mà các bạn gái cần biết

  • Đau nhũ hoa trước kỳ kinh nguyệt nguyên nhân do đâu?

  • 10 dấu hiệu sắp có kinh nguyệt mà chị em dễ nhận biết nhất