Kinh nguyệt và tâm linh: Phụ nữ có đi chùa và xem bói được không?

Kinh nguyệt và tâm linh có thật sự liên quan đến nhau hay không? Những kiêng kỵ khi đến ngày hành kinh không được tới những nơi linh thiêng như đi chùa hay xem bói có đúng không? Những câu hỏi đó đến giờ vẫn khiến một số người bởi định kiến, tục lệ này đã ăn vào máu của nhiều người. Cùng SLady tìm hiểu trong bài viết sau để có câu trả lời nhé!

Tại sao xuất hiện các quan niệm về kinh nguyệt và tâm linh?

Ở mỗi thời kỳ, giai đoạn lịch sử lại có những quan niệm riêng về kinh nguyệt và tâm linh. Càng trở về trước quan niệm kinh nguyệt gắn liền với tâm linh càng thể hiện rõ.

Trong thời cổ đại kinh nguyệt bị cho là ma thuật, phép phù thủy vì họ nghĩ rằng khi phụ nữ hành kinh mà ở trần có thể ngăn mưa đá, sấm sét. Ở một số nền văn hóa khác thì kinh nguyệt phụ nữ làm bùa yêu, các thể loại bùa như “bùa” thanh tẩy, bảo vệ hay trù yểm.

Khi Kinh thánh ra đời, người Do Thái lại quy định phụ nữ đến ngày hành kinh phải sống ẩn dật, tránh xa cộng đồng 7 ngày để “làm sạch”. Quan niệm đó đến những năm của thế kỷ 20, đầu 21 vẫn xuất hiện một cách gay gắt ở Nepal với những người theo đạo Hindu.

Quan niệm về kinh nguyệt và tâm linh từ xưa đến nay
Quan niệm về kinh nguyệt và tâm linh từ xưa đến nay

Ở thời trung cổ, kinh nguyệt cũng được xem là sự xấu hổ của tôn giáo, đặc biệt là đạo Kito. Đau bụng kinh họ cho rằng đó là sự trừng phạt của Chúa nhằm nhắc tội lỗi của Eva.

Ở thời trung đại cho đến nay các nền văn hóa phương Đông đặc biệt những người theo đạo Phật cũng cho rằng, phụ nữ có kinh nguyệt không nên tới những nơi linh thiêng vì máu kinh là máu bẩn sẽ mang đến sự ô uế, xúc phạm tới Phật. Chính vì thế, ông bà ta vẫn dặn có kinh nguyệt không nên đi chùa hay đi xem bói, cúng vái, tụng kinh,…

Đó cũng chính là thắc mắc của giới trẻ trong vấn đề kinh nguyệt và tâm linh có thật sự liên quan đến nhau không? Khi có kinh nguyệt đi chùa được không? Có kinh nguyệt đi xem bói được không?… Các bạn cùng theo dõi phần tiếp theo nhé!

Kinh nguyệt và tâm linh cùng 2 câu hỏi thường gặp

Có kinh nguyệt đi chùa được không?

Nhiều người cho rằng phụ nữ đến ngày hành kinh thì không được đi chùa lễ phật. Vẫn liên quan đến quan niệm giữa kinh nguyệt và tâm linh. Tuy nhiên, quan niệm này hoàn toàn không đúng. Vậy tại sao nhiều người cho rằng có kinh nguyệt không được đi chùa?

Có kinh nguyệt đi chùa được không?
Có kinh nguyệt đi chùa được không?

Nó xuất phát từ việc những quỷ thần cấp thấp sợ máu tanh, người phụ nữ hành kinh đi lễ quỷ thần sẽ khiến chúng nổi giận và trách phạt. Vì là câu chuyện tâm linh dân gian nên người này truyền tai người kia thành “tam sao thất bản” dẫn đến điều kiêng kỵ này. Tuy nhiên, Phật không sợ máu, cũng không phân biệt ai mà nhận mọi lòng thành tâm nếu tìm đến, dưới chân Đức phật thì chúng sinh bình đẳng.

Hơn nữa đây là là hiện tượng sinh lý bình thường ở phụ nữ, nó rất quan trọng để tạo ra sự sinh sản. Cho nên, chị em không cần phải băn khoăn là có kinh nguyệt đi chùa được không nữa nhé!

Có kinh nguyệt đi xem bói được không?

Cũng giống như có kinh nguyệt đi chùa được không thì có kinh nguyệt đi xem bói được không cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Vẫn thuộc vào vấn đề tâm linh và nó chỉ là những quan niệm từ xa xưa không chính xác. Sự xuất hiện của kinh nguyệt chỉ là hiện tượng sinh lý bình thường thể hiện sự khác biệt với nam giới là họ có khả năng sinh sản. Cho nên việc xem bói cũng không phải là xúc phạm tới thần linh. Cũng không có một luật pháp nào nghiêm cấm phụ nữ trong ngày “đèn đỏ” không được đi chùa hay đi xem bói cả.

Có kinh nguyệt vẫn đi xem bói được
Có kinh nguyệt vẫn đi xem bói được

Phụ nữ phải trải qua những ngày kinh nguyệt đã khó khăn rồi còn có những kiêng kỵ nhiều như vậy thì quả quá bất công. Việc đi chùa hay xem bói không ảnh hưởng gì đến cầu nguyện linh thiêng hay báng bổ thần thánh. Nó chỉ là tùy thuộc vào tâm niệm và quan điểm của mỗi người mà thôi!

Phụ nữ đang có kinh nguyệt không nên làm gì?

Khi đang có kinh chị em vẫn hoàn toàn có thể đi chùa hoặc xem bói. Tuy nhiên, có một số việc chị em không nên làm khi đang trong ngày hành kinh như:

– Đấm lưng: trong những ngày hành kinh, chị em thường cảm thấy cơ thể nhức mỏi đặc biệt là đau lưng. Đấm lưng sẽ giúp giảm bớt các cơn đau và nhức mỏi, tuy nhiên nó lại không tốt khi đang trong kỳ kinh nguyệt. Chuyên gia khoa sản đã chỉ ra rằng: đau lưng trong ngày đèn đỏ là do tụ máu trong khoang chậu gây và và việc đấm lưng sẽ khiến cho tình trạng màu tụ càng nhiều. Đấm lưng sẽ không làm giảm cơn đau mà còn khiến chị em có cảm giác đau thêm. Ngoài ra, đấm lưng còn tác động không tốt đến lớp niêm mạc đang phục hồi, có thể làm chảy máu nhiều hơn.

– Nhổ răng: Có kinh không nên làm gì thì đó là nhổ răng. Bởi vì khi nhổ răng sẽ gây ra chảy máu khá nhiều, mà trong ngày đèn đỏ cơ thể sẽ sản sinh 1 lượng lớn chất an-bu-min làm giảm tác dụng đông máu. Vì vậy nhổ răng khi đang có kinh sẽ khiến việc cầm máu trở lên khó khăn hơn.

– Tắm trong bồn tắm: Một số chị em có sở thích tắm bồn, nhưng khi đang có kinh việc tắm tồn sẽ tăng nguy cơ viêm nhiễm vùng kín hơn.

– Uống rượu, cà phê, trà đặc: Sử dụng chất kích thích trong ngày đèn đỏ là không nên. Uống rượu trong ngày này dễ bị say hơn do ảnh hưởng của hormone trong cơ thể và tăng áp lực lên chức năng làm việc của gan. Đối với cà phê và trà đặc sẽ kích lên hệ thần kinh và tim mạch khiến chị em cảm thấy đau bụng hơn, kinh nguyệt ra nhiều hơn và có thể kéo dài ngày kinh.

Phụ nữ đang có kinh không nên làm gì?
Phụ nữ đang có kinh không nên làm gì?

– Vệ sinh vùng kín bằng sữa tắm: Trong ngày đèn đỏ, vùng kín thường có mùi lại nên nhiều chị em chọn cách dùng sữa tắm để vệ sinh. Tuy nhiên, có kinh không nên làm gì thì đó là sử dụng sữa tắm để vệ sinh vùng kín. Bởi vì trong ngày đèn đỏ môi trường vùng kín mang tính kiếm nhiều hơn bình thường nên khi sử dụng sữa tắm sẽ chỉ làm tăng thêm cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập.

– Quan hệ tình dục: Ngày đèn đỏ quan hệ tình dục sẽ làm tăng nguy cơ lây nhiễm bệnh hơn.

– Tập thể dục cường độ cao: Tập thể dục rất tốt cho sức khỏe, tuy nhiên trong ngày đèn đỏ chị em chỉ nên tập các bài tập nhẹ nhàng, tránh các bài tập cường độ cao vì nó sẽ khiến các tính trạng như: đau bụng kinh, viêm nhiễm vùng kín trở nên trầm trọng hơn.

Quan niệm về kinh nguyệt và tâm linh đến giờ ở mỗi người là khác nhau. Tuy nhiên, chúng tôi chỉ muốn nói rằng, nó không ảnh hưởng gì đến lòng thành của bạn chốn linh thiêng. Vì thế, nếu có bị hành kinh trong những ngày bắt rằm, mùng 1 hay bắt buộc phải làm lễ dâng cúng thì chị em cứ làm bình thường nhé!