Chùa Ông Núi Bình Định (Linh Phong thiền tự)
Là ngôi chùa cổ và nổi tiếng ở Bình Định, chùa Ông Núi hay Linh Phong thiền tự là một trong những chốn linh thiêng mê hoặc du khách bằng vẻ đẹp tựa tiên cảnh. Đặc biệt, đến đây du khách còn được chiêm ngưỡng Tượng Phật ngồi cao nhất Đông Nam Á.
Bài viết dưới đây cung cấp một số thông tin về chùa Ông Núi Bình Định, hy vọng sẽ hữu ích cho du khách trong chuyến khám phá mảnh đất miền Trung đầy nắng gió này.
Chùa Ông Núi ở đâu?
Nhiều người lầm tưởng chùa Ông Núi Quy Nhơn nhưng thực chất, vị trí chùa các trung tâm thành phố Quy Nhơn khoảng 30km.
Chùa nằm ở vị trí “tựa sơn – vọng hải” khi phía sau chùa tựa lưng vào núi Bà vững chãi, phía trước trông ra đầm Thị Nại, xung quanh là non xanh nước biếc và xa xa là biển Đông.
Địa chỉ: Chùa Ông Núi hay chùa Linh Phong tọa lạc trên đỉnh Chóp Vung, thuộc thôn Phương Chi, xã Cát Tiến, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định.
Để di chuyển đến chùa Ông Núi, du khách có thể tham khảo: Chùa Ông Núi Google maps
Lịch sử hình thành chùa Ông Núi Quy Nhơn
Theo sử sách ghi lại, chùa Ông Núi hình thành vào năm 1702 dưới thời chúa Nguyễn Phúc Chu. Khi đó, một nhà sư có tên tục là Lê Ban đã tới hang đá phía đông núi Bà để ẩn tu (Hang Tổ về sau). Tại đây ông đã dựng lên một am nhỏ đặt tên là chùa Dũng Tuyền. Thiền sư Lê Ban quanh năm chỉ ở trên núi tu luyện, chuyên hái thuốc chữa bệnh cứu người…được nhân dân kính trọng gọi là Ông Núi.
Tới năm 1733, chúa Nguyễn vì mến mộ tài đức của nhà sư nên đã ban cho ông hiệu Tịnh Giác Thiện Trì đại lão thiền sư, đồng thời cho xây cất lại Dũng Tuyền tự thành một ngôi chùa lớn hơn đặt tên là Linh Phong thiền tự.
Trải qua chiến tranh, chùa Ông Núi bị tàn phá nặng nề, chỉ còn lại cổng tam quan ở mặt phía đông và một bửu tháp.
Năm 1990 chùa được xây mới lại với kiến trúc mái cổ lầu, lợp ngói ống. Ở trên nóc chùa có lưỡng long tranh châu, đôi cột trước điện có hình rồng cuộn. Trong chùa có tượng Phật cao 2,5 m, đại hồng chung nặng 1,2 tấn.
Những trải nghiệm hấp dẫn tại chùa Ông Núi Bình Định
Tượng phật ngồi cao 69m
Điểm nổi bật nhất trong khu di tích chùa Ông Núi có lẽ là bức tượng Đức Phật ngự trên đài sen cao 69m – cao nhất Đông Nam Á hiện nay. Chỉ riêng chân đế tượng Phật đã cao 15m và có đường kính là 52m, toàn bộ đều được đúc bằng bê tông cốt thép với trắng trang nhã và bắt mắt.
Dưới chân tượng là Trung tâm thuyết pháp Phật giáo, hành lang La Hán, thư viện Phật giáo và bảo tàng Xá Lợi Phật để du khách đến hành lễ, chiêm bái. Tất cả phải mất 8 năm để hoàn thành.
Chùa Ông Núi có bao nhiêu bậc thang?
Chùa Ông Núi cao bao nhiêu?
Để lên đến bức tượng Phật khổng lồ này, du khách sẽ phải trải qua 600 bậc thang bằng đá, hai bên là hai dãy núi đá đồ sộ xếp chồng lên nhau, uốn lượn như rồng đang quy chầu.
Bạn đừng quá lo vì xung quanh có các trạm nghỉ hay ghế đá cho các bạn, bạn có thể nghỉ ngơi và leo lên từ từ.
Lên gần đến tượng thì hai bên bạn sẽ thấy tượng Thập Bát La Hán. Khi đến chân tượng bạn sẽ thấy choáng ngợp với một sự kì vĩ nơi đây.
Ngắm toàn cảnh biển Cát Tiến
Đứng trên cao bạn có nhìn thấy thành phố Quy Nhơn thu nhỏ trong tầm mắt với biển và trời như hòa lẫn vào nhau. Dưới chân tượng là một khuôn viên rộng ôm tròn hết chân tượng.
Khi đứng dưới chân tượng bạn sẽ ngỡ thấy rằng mình thật là nhỏ bé, xung quanh khuôn viên của tượng Phật là những khuôn rào để có thể giữ an tòa cho những du khách nơi đây.
Lễ hội chùa Ông Núi
Lễ hội chùa Ông Núi thường diễn ra vào 24 và 25 tháng Giêng âm lịch hàng năm. Vào ngày này, hàng ngàn người sẽ đổ xô về chùa ông núi để lễ thờ cũng như cầu bình an cho gia đình và người thân.
Những địa điểm du lịch sát cạnh chùa Ông Núi
Bãi biển Đề Gi
Một địa điểm đầy trong xanh với trời, núi và biển. Với những bãi đá lớn chạy dọc bờ biển Đề Gi bạn có thể thực hiện cho mình những bức ảnh đầy nghệ thuật đấy.
Khu dã ngoại Trung Lương
Là một khu du lịch nằm lọt thỏm giữa núi rừng và biển cả. Bạn có thể chọn cho mình những bữa tiệc tối lãng mạn giữa bãi biển hoặc những buổi tiệc nướng vui vẻ với bạn bè nơi đây đấy.
Những lưu ý khi đến chùa Ông Núi
- Chùa là nơi linh thiêng nên khi đến đây bạn không nên ăn mặc những trang phục quá màu mè và gây phản cảm làm mất đi tính trang nghiêm vốn có của chùa.
- Đến chùa, bạn nên thành tâm cầu bình an và tận hưởng vẻ đẹp an lạc, linh thiêng thay vì mải mê chụp ảnh.
- Không tùy ý đụng, chạm hay lấy bất cứ đồ vật nào trong chùa khi không được sự cho phép của nhà chùa.
- Không dẫm đạp lên cây cối, hoa cỏ hay bàn ghế trong chùa. Vứt rác đúng nơi quy định để tránh làm ô nhiễm môi trường.
- Nên xin phép trước với ban quản lý nhà chùa để được sự đồng ý nếu muốn quay phim, chụp hình.
Xem thêm:
- Khám phá chùa Tam Chúc, Hà Nam: Ngôi chùa lớn nhất thế giới
- Khám phá Chùa Bái Đính, Ninh Bình: Ngôi chùa có nhiều kỷ lục của Đông Nam Á
- Tổng hợp 100 ngôi chùa lớn nhất Việt Nam, chùa gần đây
__
Du khách có thể tham khảo thêm các thông tin tại:
Website chính thức của Di sản Tràng An: https://disantrangan.vn/
Chia sẻ những bức hình đã chụp tại: https://www.facebook.com/groups/checkintrangan
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!