Chủ nghĩa hiện sinh là gì? Sự hình thành và các ảnh hưởng?

Chủ nghĩa hiện sinh là một luồng tư tưởng triết học, mang đến các quan điểm khác nhau trong thế giới của con người. Theo chủ nghĩa này, con người được đánh giá cao ở tính cá nhân, sự riêng biệt. Các giá trị của con người được quan tâm, được nhìn nhận nhiều hơn ở cảm xúc. Khi đó, đời sống con người mới được nhìn nhận sát thực hơn, cụ thể hơn. Chủ nghĩa hiện sinh mang đến sự trung hòa giữa cảm xúc, guồng quay và lý trí. Từ đó mà mỗi con người có một thế giới, sống trong vũ trụ nhỏ của họ.

Luật sư tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.6568

1. Chủ nghĩa hiện sinh là gì?

Chủ nghĩa hiện sinh hay còn được gọi là Thuyết hiện sinh. Đây là luồng tư tưởng triết học của một nhóm các triết gia cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Các tư tưởng được xây dựng mang đến ý nghĩa mới mẻ, tiến bộ trong nhận thức về con người. Họ có niềm tin chung rằng tư duy triết học xuất phát từ chủ thể cá nhân con người. Tính chủ nghĩa cũng được thể hiện đảm bảo trong các tư duy đánh giá về con người.

Đại biểu chủ yếu của chủ nghĩa hiện sinh là các nhà triết học Hâyđơgơ, Xáctơrơ, Giaxpơ, Macxen. Các đối tượng này mang đến khởi đầu, đưa ra lý tưởng xây dựng cho chủ nghĩa được phát triển.

Chủ nghĩa hiện sinh nhấn mạnh trải nghiệm, hành động, cách sống của cá nhân mỗi người. Qua đó mang đến thế giới riêng tư, các quyền sống, trải nghiệm và tư duy của mỗi người trong nhu cầu của họ. Đây mới là tiền đề để thế giới có thể tồn tại, phát triển đa dạng.

Chủ nghĩa hiện sinh tôn trọng sự riêng biệt của mỗi cá nhân. Nhấn mạnh các ý nghĩa nhận thức, phát triển của mỗi con người trong thế giới riêng của họ. Trong đó đề cao sự thật rằng không có một “nhân loại” chung chung nào, mà chỉ có những người có cuộc sống vô cùng khác nhau và là những “vũ trụ thu nhỏ” bao la rộng lớn. Từ đó mà các quyền làm chủ đạt được giá trị.

2. Chủ nghĩa hiện sinh tiếng Anh là gì?

Chủ nghĩa hiện sinh tiếng Anh là Existentialism.

3. Sự hình thành chủ nghĩa hiện sinh:

Chủ nghĩa hiện sinh ra đời ở Đức cuối chiến tranh thế giới thứ nhất. Trong đó, hai đại biểu lớn là Martin Heidegger (1889-1976) và Karl Jasper (1883 – 1969).

Không lâu sau đó lan nhanh sang Pháp. Các tên tuổi phải nhắc đến như Jean Paul Sartre (1905-1980), Garbie Marcel (1889 -1978), Albert Camus (1913-1960), Merleau Ponty (1908-1961).

Xem thêm: Thanh tra Quốc hội là gì? Mô hình Thanh tra Quốc hội ở một số nước?

Ban đầu, chủ nghĩa hiện sinh là một trào lưu văn học, được khai thác trên các tác phẩm tiểu thuyết, truyện, kịch, thi ca, nhật ký, tiểu luận,…. Ở đó thể hiện các nhận thức mới hơn về thế giới, về quan điểm trong đánh giá về con người. Qua đó phản ánh triết lý sống tự nhiên, tự tại, tự do, tính cá nhân, được quyền sống trong vũ trụ riêng của mỗi người. Sau dần trở thành một trường phái triết học, một phong trào xã hội, ảnh hưởng sâu rộng trong lối sống giới trẻ.

Đặc biệt là trong hoàn cảnh của thế chiến, sự tác động của chủ nghĩa lên nhận thức của người trẻ là vô cùng mạnh mẽ. Họ đấu tranh cho vũ trụ riêng, cho quyền lợi riêng biệt họ xứng đáng được nhận.

Chủ nghĩa hiện sinh mang đến quan điểm nhận định:

+ Các triết gia mải mê tìm kiếm nguồn gốc vũ trụ, lý giải quá trình nhận thức. Do đó mà bỏ quên thân phận và kiếp sống con người. Chủ nghĩa hiện sinh giúp lý giải mối quan hệ phụ thuộc giữa cá nhân và xã hội, giữa tự do và tất yếu.

+ Tuy khoa học kỹ thuật có mặt để giảm nhẹ sức lao động, nhưng rồi chẳng mấy chốc máy móc đã ép con người theo guồng quay và trở thành nô lệ của nó. Từ đó mà giá trị tinh thần, ý nghĩa tự do của con người không được đảm bảo.

+ Chủ nghĩa lãng mạn văn học cổ điển lún sâu miêu tả những chuyện tình lâm ly bi tráng.

Chủ nghĩa hiện sinh quan tâm đến đời sống hiện thực của con người. Đây là điểm dung hòa, mở ra các nhận thức tiến bộ. Đời sống con người đòi hỏi mọi vấn đề phải cụ thể hơn, sát thực hơn, dấn thân hay “hiện sinh hơn”. Đó là tính tất yếu để chủ nghĩa này hình thành và duy trì trong giai đoạn trên. Từ đó thấy được các nhận thức của chủ nghĩa hiện sinh là quan điểm phù hợp, tiến bộ. Vừa đảm bảo về lý trí, lại phản ánh được giá trị nhận thức về con người.

4. Ảnh hưởng của chủ nghĩa hiện sinh:

4.1. Ảnh hưởng đối với các quốc gia khác trên thế giới:

Tư tưởng cơ bản của chủ nghĩa hiện sinh đã đi vào tâm tính hiện đại. Các quan điểm mở ra nhận thức mới, đưa con người nhìn nhận thế giới ở một góc độ hoàn toàn khác. Trở thành điều kiện để hình thành cá tính đích thực và khắc phục niềm tin thơ ngây của nhân loại vào tiến bộ khoa học – kỹ thuật.

Xem thêm: Nhà ở hình thành trong tương lai là gì theo Luật nhà ở?

Chủ nghĩa hiện sinh lan nhanh và ảnh hưởng sâu rộng đến giới trẻ phương Tây, tạo nên những phong trào rộng rãi trong cuộc sống phương Tây. Phải kể đến các thay đổi thông qua trào lưu chuyển tải tư tưởng bằng tác phẩm văn học.

Vào những năm 60 – 70, trong các tác phẩm của thế kỷ XX như “Hippy”, “Anti-State”, “Anti-Modern”, “Sexual Liberation”. Các phong trào này đã tạo nên một cuộc sống sôi động trong giới trẻ. Đặc biệt là góp phần khẳng định tiến bộ xã hội trong vấn đề bảo vệ nhân quyền, đề cao các quyền tự do, nhất là tự do ngôn luận.

Con người bắt đầu có được giá trị, tầm ảnh hưởng trong thế giới riêng. Đó cũng là nhận thức mới để mỗi người biết trân quý bản thân, các giá trị bản thân có thể tạo ra.

4.2. Ảnh hưởng đến nền văn học nghệ thuật của Việt nam:

Các ảnh hưởng cũng phản ánh rõ rệt trong trào thơ, văn của Việt nam ở các giai đoạn này. Khi các tác giả đề cao quyền lợi, thân phận của con người trong xã hội.

– Tác phẩm Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều:

Ở Việt Nam, một cách tự phát, chủ nghĩa hiện sinh đã manh nha trong Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều. Ở đó, ông miêu tả thân phận của những thiếu nữ được tuyển vào cung Vua phủ chúa chờ ngày ân ái. Thông qua đó, tác giả nói lên thân phận “bèo dạt mây trôi” của kiếp làm người nói chung. Các giá trị của con người bị xem nhẹ, bởi cái giá trị của họ đã được công nhận khi chủ nghĩa hiện sinh được công nhận:

“Thảo nào khi mới chôn nhau

Đã mang tiếng khóc ban đầu mà ra

Xem thêm: Quỹ bảo hiểm y tế là gì? Hình thành, thu chi quỹ bảo hiểm y tế?

Khóc vì nỗi thiết tha sự thế

Ai bày trò bãi bể nương dâu

Trắng răng đến thuở bạc đầu…

Trăm năm còn có gì đâu

Chẳng qua một nấm cổ khâu xanh rì”

– Trong Truyện Kiều của Nguyễn Du:

Truyện Kiều của Nguyễn Du cũng là một thi phẩm phản ánh đời sống “hồng nhan bạc phận” của nàng Kiều với những tiếng kêu xé lòng đứt ruột. Qua đó nói lên thân phận bị xem nhẹ, bị chôn vùi của người phụ nữ nói riêng, người thấp cổ bé họng nói chung:

“Trăm năm trong cõi người ta/ Những điều trông thấy mà đau đớn lòng… Đau đớn thay phận đàn bà/ Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”

Xem thêm: Thương hiệu cá nhân là gì? Cơ sở hình thành và giá trị

Mười lăm năm sống lưu lạc của nàng Kiều là một bản cáo trạng lên án chế độ phong kiến đương thời, một chế độ “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô”. Ở đó thân phận của người phụ nữ bị coi thường, xem họ thân phận họ như những hạt mưa rơi. Các giá trị cá nhân của con người không được tôn trọng, không được đề cao. Và các tác giả lên án, phê phán những nhận thức kém tiến bộ này.

Trong kháng chiến chống thực dân Pháp:

Từ phương Tây, chủ nghĩa hiện sinh theo gót chân quân xâm lược Pháp đến Việt Nam vào những năm đầu thế kỷ XX. Các giá trị của chủ nghĩa này cũng hiện diện trên thi đàn như thơ say của Vũ Hồng Chương, thơ mới. Qua đó phản ánh tình yêu hiện đại của các thi sĩ tiền chiến, đặc biệt là thơ Xuân Diệu.

Phản ánh sự dấn thân của thế hệ trẻ trong mục đích bảo vệ, thống nhất đất nước.

Ở miền Nam Việt nam:

Ở miền Nam, dưới thời tạm chiếm, chủ nghĩa hiện sinh đã trở thành mốt sống của thanh niên đô thị. Các giá trị của con người, của cá nhân được đề cao hơn bao giờ hết trong quyền lợi của họ. Tư tưởng hiện sinh phản ánh trong hàng loạt các tác phẩm văn học, điển hình là các tác phẩm của Duyên Anh, Nguyễn Thị Hoàng, Thanh Tâm Tuyền,… Đều thể hiện ý nghĩa nói lên tinh thần lo âu, tuyệt vọng, nổi loạn, phản kháng của tầng lớp thanh niên “sống giữa hai làn đạn”.

Sau công cuộc đổi mới do Đảng Cộng Sản Việt Nam khởi xướng, chủ nghĩa được thực hiện với phương châm “cởi trói cho văn học nghệ thuật”. Từ đó mở ra cơ hội thể hiện nguyên hình trên diễn đàn văn học. Sự phổ biến của luồng tư tưởng mới, tiến bộ được lan rộng. Với các gương mặt tiêu biểu như:

+ Nguyễn Quang Lập (Một nửa đời đen – trắng, Đời cát),

+ Nguyễn Minh Châu (Phiên chợ Giát),

+ Phạm Thị Hoài (Thiên sứ, Mê lộ, Man nương),

+ Dương Thu Hương (Bên kia bờ ảo vọng, Những thiên đường mù),

+ Bảo Ninh (Nỗi buồn chiến tranh),

+ Nguyễn Huy Thiệp (Phẩm tiết, Vàng lửa, Tướng về hưu, Thương nhớ đồng ơi…),

+ Chu Lai (Ăn mày dĩ vãng),

+ Dương Hướng (Bến không chồng),

+ Nguyễn Thị Ngọc Tư (Cánh đồng bất tận),

+ Đỗ Hoàng Diệu (Bóng đè, Vu quy…),…

Như vậy:

Các tác phẩm văn học này đã góp thêm tiếng nói đa dạng cho việc đổi mới của văn học nước nhà. Từ đó phản ánh một góc buồn tủi, cô đơn của cuộc sống. Đặc biệt là phơi bày thế giới nội tâm giằng xé của con người trong một thời đại đầy lo âu, mâu thuẫn và biến động từng ngày của khoa học công nghệ.

Các giá trị cá nhân phải được coi trọng và đề cao. Con người là các đối tượng sống trong vũ trụ, họ phải được nhận các quyền lợi, sự chủ động trong tổ chức cuộc sống của họ. Đặc biệt là chủ nghĩa hiện sinh mang đến nhận thức mới khi tham gia vào chiến tranh, bom đạn.

Thực ra chủ nghĩa hiện sinh trong văn học là sự nối tiếp của chủ nghĩa hiện thực phê phán nhưng với tinh thần tự nhiên, “vô tư”, thẳng thắn và cay nghiệt hơn. Bởi tính cá nhân được thể hiện rõ hơn, các phê phán tư tưởng thiếu tiến bộ vẫn được duy trì. Nếu không nói thẳng là đôi khi có ác ý muốn “hạ bệ những thần tượng”, đưa thần tượng và những lý tưởng chính trị – xã hội trở về cuộc sống đời thường. Từ đó giúp con người có được cuộc sống thực tại chất lượng, ý nghĩa.