Định lượng cholesterol toàn phần cao cảnh báo điều gì?

1. Cholesterol là gì?

Cholesterol là một chất béo steroid, mềm, màu vàng nhạt, có ở màng tế bào của tất cả các mô trong cơ thể, và được vận chuyển trong huyết tươngcủa mọi động vật. Chúng được sản xuất hàng ngày trong gan (nguồn gốc nội sinh). Nguồn gốc cholesterol ngoại sinh là từ việc ăn uống các chất mỡ động vật. Cholesterol hiện diện với nồng độ cao ở các mô tổng hợp nó hoặc có mật độ màng dày đặc, như gan, tủy sống, não và màng xơ vữa động mạch.

Cholesterol đóng vai trò trung tâm trong nhiều quá trình sinh hóa, nhưng lại được biết đến nhiều nhất do liên hệ đến bệnh tim mạch gây ra bởi nồng độ cholesterol trong máu tăng, khi cơ thể dư thừa một lượng cholesterol không được sử dụng lâu ngày chúng sẽ tích tụ trong thành mạch máu, gây tắc nghẽn và làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

2. Định lượng cholesterol toàn phần

2.1 Cholesterol toàn phần là gì?

Cholesterol toàn phần là lượng cholesterol tổng thể được tìm thấy trong máu của bạn thông qua xét nghiệm sinh hóa máu, kiểm tra sức khỏe với các xét nghiệm công thức máu và xét nghiệm chỉ số cholesterol trong máu khi có nghi ngờ các vấn đề về bệnh tim mạch.

Cholesterol toàn phần trong máu bao gồm lipoprotein mật độ thấp (LDL – Cholesterol ), lipoprotein mật độ cao (HDL – Cholesterol), tryglycerid.

2.2 Định lượng cholesterol toàn phần

Để đo được cholesterol toàn phần (định lượng cholestero toàn phần) bạn cần cung cấp một mẫu máu được lấy sau nhịn ăn (không ăn bất cứ thứ gì và chỉ uống nước) trong vòng 9-12 giờ. Chỉ số cholesterol toàn phần được tính bằng: tổng hợp LDL – Cholesterol, HDL – Cholesterol và tryglycerid.

LDL – Cholesterol: Còn được gọi là Cholesterol “xấu”. Chúng được vận chuyển bởi protein và kết hợp với các chất khác tích tụ trên thành động mạch làm tắc nghẽn động mạch, gây xơ vữa động mạch, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và đột quỵ. Lượng LDL – Cholesterol càng thấp, nguy cơ mắc các bệnh tim mạch càng giảm.

Người bình thường có chỉ số LDL-Cholesterol <130mg/dL. Nếu dư thừa bạn dễ có nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch.

HDL – Cholesterol: Đây được coi là Cholesterol “tốt” . Vì HDL – Cholesterol giúp đào thải các loại Cholesterol “xấu” (LDL – Cholesterol) ra khỏi cơ thể, giữ cho nó không tích tụ trong động mạch do đó giúp bảo vệ cơ thể chống lại các bệnh tim mạch.

Triglycerid: Triglycerid là chất béo trung tính trong máu. Cơ thể con người nếu chuyển hóa calo còn dư sẽ biến thành triglycerid và tích lũy ở các tế bào chất béo ở khắp cơ thể.

3. Định lượng cholesterol toàn phần bao nhiêu là cao?

Chỉ số cholesterol toàn phần của bạn phản ánh nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Như vậy nếu định lượng cholesterol toàn phần của bạn càng cao bạn có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch càng lớn.

4. Những nguy hại khi chỉ số cholesterol toàn phần cao

Bản thân cholesterol không phải là xấu. Cơ thể bạn cần cholesterol để hoạt động ổn định. Tuy nhiên, nếu chỉ số cholesterol tăng quá cao, nó có thể gây những tác hại nguy hiểm đến sức khỏe của bạn.

4.1 Hệ thống tim mạch và tuần hoàn máu

Khi bạn có quá nhiều LDL – cholesterol trong máu chúng sẽ tích tụ trong động mạch làm tắc nghẽn động mạch vành, từ đó làm gián đoạn dòng máu giàu oxy tới cơ tim, gây đau ngực, đau tim, đột quỵ, nhồi máu cơ tim, bệnh động mạch ngoại biên (PAD),..

4.2 Hệ thống nội tiết

Hormone cũng có thể ảnh hưởng đến lượng cholesterol trong cơ thể. Theo nghiên cứu chỉ ra rằng khi nồng độ estrogen tăng trong chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ, mức HDL – cholesterol cũng tăng và LDL – cholesterol giảm. Điều này có thể llaf một trong những lý do tại sao phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh tim mạch tăng lên sau mãn kinh, khi nồng độ estrogen giảm xuống.

4.3 Hệ thần kinh

Bộ não chiếm khoảng 25% lượng cholesterol toàn phần trong cơ thể. Lượng chất béo này rất cần thiết cho sự phát triển và bảo vệ các tế bào thần kinh, giúp não bộ hoạt động và giao tiếp tốt với phần còn lại của cơ thể. Khi cholesterol dư thừa trong động mạch có thể dẫn đến đột quỵ, gián đoạn trong lưu lượng máu, gây hỏng các bộ phận của não, dẫn đến mất trí nhớ, chuyển động khó, khó nuốt, nói và thực hiện các chức năng khác. Lượng cholesterol trong máu cao ảnh hưởng đến khả năng ghi nhớ, làm tổn thương não ở những người bị bệnh Alzheimer.

4.4 Hệ thống tiêu hóa

Trong hệ thống tiêu hóa, cholesterol rất cần thiết cho việc sản xuất mật – một chất giúp cơ thể phân hủy thực phẩm và hấp thu chất dinh dưỡng trong ruột. Nhưng nếu bạn có qua nhiều cholesterol trong mật, dễ có nguy cơ hình thành sỏi túi mật.

5. Biện pháp cải thiện cholesterol cao

Khi chỉ số cholesterol trong máu cao bạn nên đến thăm khám với bác sĩ sớm để được xét nghiệm đánh giá chính xác hàm lượng cholesterol toàn phần cơ thể từ đó đưa ra biện pháp và xây dựng kèm một chế độ ăn uống khoa học, điều này sớm giúp chỉ số cholesterol của bạn trở về mức bình thường như:

– Tập thể dục hàng ngày theo tình hình sức khỏe của bản thân

– Ăn nhiều chất xơ

– Hạn chế các chất béo, thực phẩm có hàm lượng cholesterol cao như phô mai, thịt đỏ,…

– Không hút thuốc lá

– Thăm khám sức khỏe định kỳ thường xuyên

Như vậy chỉ số cholesterol rất quan trọng trong đánh giá tình trạng sức khỏe vì khi chỉ số cholesterol trong máu cao, kéo dài có thể là nguyên nhân gây nên nhiều bệnh lý tim mạch, gan mật nguy hiểm khác. Do đó, cần theo dõi chỉ số cholesterol định kỳ để biết cách điều chỉnh chế độ ăn uống sao cho phù hợp.