Chi phí chuyển đổi là gì? cách tăng chi phí chuyển đổi

Chi phí chuyển đổi là một loại chi phí vô hình nhưng có vai trò vô cùng quan trọng trong chiến lược phát triển sản phẩm của một công ty. Loại chi phí này không chỉ giúp doanh nghiệp giữ chân người tiêu dùng, mà còn giúp gia tăng doanh thu của sản phẩm trên thị trường. Vậy, chi phí chuyển đổi là gì và có những cách nào để tăng chi phí chuyển đổi của một sản phẩm, dịch vụ? Hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dứoi đây nhé!

Chi phí chuyển đổi là gì?

Switching cost là gì? Switching cost chính là chi phí chuyển đổi – là phần chi phí mà người tiêu dùng, khách hàng phải chịu khi muốn thay đổi từ sản phẩm, nhà cung cấp hoặc thương hiệu này sang nhà cung cấp, sản phẩm hoặc thương hiệu khác. Chi phí chuyển đổi ở đây không chỉ là tiền, mà còn là thời gian, công sức, nỗ lực của khách hàng và doanh nghiệp.

Vì vậy, các doanh nghiệp luôn tìm cách đưa ra những chiến lược để có thể gia tăng chi phí chuyển đổi với mục đích ngăn cản khách hàng của mình tìm đến thương hiệu khác.

Có thể nói rằng, chi phí chuyển đổi chính là nền tảng để doanh nghiệp tạo dựng lợi thế cạnh tranh của mình. Nếu họ nâng cao chi phí chuyển đổi, khách hàng sẽ cảm thấy bất lợi khi chuyển sang sử dụng sản phẩm khác và tiếp tục lựa chọn doanh nghiệp của bạn. Đó chính là mục tiêu cuối cùng của việc xây dựng chiến lược chi phí chuyển đổi tại các doanh nghiệp.

Đọc thêm: Các Loại Chi Phí Marketing Và Cách Tiết Kiệm Chi Phí Marketing

Các loại chi phí chuyển đổi

Có 2 loại chi phí chuyển đổi phổ biến trên thị trường, đó là chi phí chuyển đổi cao và chi phí chuyển đổi thấp. Dưới đây chúng ta hãy cùng tìm hiểu về 2 loại chi phí chuyển đổi này.

Chi phí chuyển đổi cao

Những sản phẩm có chi phí chuyển đổi cao chính là các sản phẩm ít có khả năng bị thay thế trên thị trường. Những sản phẩm này mang đến cho khách hàng trải nghiệm độc nhất, có giá trị cao và đòi hỏi khách hàng phải bỏ nhiều công sức, thời gian để có thể sở hữu hoặc trải nghiệm sản phẩm, dịch vụ.

Một mặt hàng có chi phí chuyển đổi cao phải kể đến đó chính là các dòng sản phẩm của Apple. Không chỉ đầu tư về mặt kỹ thuật, công nghệ, Apple còn thường xuyên làm mới trải nghiệm của người dùng bằng cách ra mắt các dòng sản phẩm mới và tạo nên một hệ sinh thái độc đáo cho cộng đồng.

Vì vậy, qua nhiều năm phát triển, Apple vẫn là một trong những công ty công nghệ hàng đầu sản xuất ra những sản phẩm có chi phí chuyển đổi cao nhất.

Chi phí chuyển đổi thấp

Các mặt hàng tiêu dùng nhanh hoặc các dịch vụ phổ biến là những sản phẩm có chi phí chuyển đổi thấp. Vì không có đặc điểm riêng biệt, dễ bị bắt chước về công nghệ sản xuất, phương pháp phục vụ khách hàng, cho đến đối tượng khách hàng, v.v, nên khách hàng có thể dễ dàng lựa chọn sản phẩm tương tự ở mọi nơi.

Ngoài ra, các sản phẩm tiêu dùng nhanh này cũng không có nhiều ảnh hưởng đến thói quen của người tiêu dùng.

Vì vậy, với những mặt hàng, dịch vụ có chi phí chuyển đổi thấp, các công ty cần tập trung vào khâu phân phối sản phẩm, sao cho sản phẩm dễ dàng tiếp cận khách hàng nhất.

Ngoài ra, đầu tư vào marketing, truyền thông để biến sản phẩm trở thành ưu tiên số một của người tiêu dùng cũng là một chiến lược được nhiều doanh nghiệp ưu tiên.

Cách tính chi phí chuyển đổi là gì?

Chi phí chuyển đổi ở các doanh nghiệp khác nhau tất nhiên sẽ khác nhau. Tuy nhiên chúng ta có một công thức tính chung như sau:

Chi phí chuyển đổi = Nhân công trực tiếp + Chi phí sản xuất

Các cách tăng chi phí chuyển đổi hiệu quả

Chi phí chuyển đổi không phải là một chi phí cố định, và chúng ta có thể tăng chi phí chuyển đổi cho doanh nghiệp bằng nhiều phương pháp khác nhau.

Mang đến sản phẩm chất lượng

Yếu tố quan trọng nhất để giữ chân một khách hàng chính là sản phẩm. Vì vậy, các doanh nghiệp cần tập trung đầu tư cho sản phẩm của mình trước khi nghĩ đến việc quảng bá rộng rãi trên thị trường. Một sản phẩm tốt sẽ giúp doanh nghiệp gia tăng chi phí chuyển đổi với ít chi phí nhất.

Định vị thương hiệu

Định vị thương hiệu là một quá trình quan trọng để doanh nghiệp có thể tăng chi phí chuyển đổi. Định vị thương hiệu chính là việc “ghim” thương hiệu của bạn vào trong tâm trí khách hàng, từ đó giúp họ nhanh chóng đưa ra quyết định khi lựa chọn sản phẩm, dịch vụ.

Nếu doanh nghiệp của bạn có định vị tốt, bạn sẽ không cần lo lắng về việc đánh mất thị phần vào tay đối thủ cạnh tranh.

Chương trình marketing gây ấn tượng mạnh

Một chương trình marketing ấn tượng có vai trò không nhỏ trong việc gia tăng chi phí chuyển đổi. Vậy làm cách nào để xây dựng một chiến dịch marketing hiệu quả?

  • Tìm insight khách hàng: Việc tìm đúng insight của khách hàng sẽ giúp chiến dịch marketing của bạn đạt hiệu quả cao. Còn gì tuyệt vời hơn khi một sản phẩm có thể đáp ứng những nhu cầu thầm kín của số đông khách hàng.
  • Lan toả thông điệp ý nghĩa: Một thông điệp ý nghĩa sẽ “chạm” đến khách hàng và mang sản phẩm của bạn đến gần với khách hàng hơn.
  • Lựa chọn hình thức lan toả: Với mỗi chiến dịch marketing, bạn cần lựa chọn hình thức lan toả khác nhau, chẳng hạn như video quảng cáo, truyền thông trên mạng xã hội, PR báo chí hay kết hợp tất cả các hình thức này.
  • Chọn kênh truyền thông phù hợp: Sau khi đã chọn được hình thức lan toả phù hợp, bạn cần tìm được kênh truyền thông phù hợp để đưa chiến dịch của mình đến với đông đảo công chúng, người tiêu dùng.

Đọc thêm: Truyền Thông Marketing Là Gì? Cách Xây Dựng Chiến Lược Truyền Thông Marketing

Mang đến thuận tiện cho người tiêu dùng

Sự thuận tiện cũng là một yếu tố không thể không nhắc đến ở đây. Trong một xã hội hiện đại khi mọi người đều bận rộn với guồng quay công việc, cuộc sống, họ sẽ đề cao sự thuận tiện khi mua sắm, sử dụng dịch vụ.

Vì vậy, một sản phẩm của doanh nghiệp cần đáp ứng được yếu tố này nếu muốn gia tăng chi phí chuyển đổi. Với các mặt hàng tiêu dùng, đó là một vị trí trung tâm trong các siêu thị, cửa hàng với những nhà hàng ăn uống, đó chính là các dịch vụ ship hàng, take-away, v.v.

Hỗ trợ, chăm sóc khách hàng

Cuối cùng đó chính là việc hỗ trợ, chăm sóc khách hàng. Nếu chất lượng sản phẩm, dịch vụ của bạn rất tốt nhưng bạn lại quên đi việc chăm sóc khách hàng trước, trong và sau khi bán, thì toàn bộ chiến dịch gia tăng chi phí chuyển đổi của bạn sẽ thất bại.

Vì sao lại như vậy?

Vì khách hàng rất coi trọng việc có một trải nghiệm tốt nhất với một sản phẩm, dịch vụ. Và nếu họ thực sự cảm nhận được sự kết nối với sản phẩm, dịch vụ và cả thương hiệu, họ sẽ sẵn sàng ở lại với doanh nghiệp trong một thời gian dài. Đây là một cách thức giúp doanh nghiệp gia tăng chi phí chuyển đổi một cách rất tự nhiên.

Kết luận

Như vậy bạn đã cùng Glints tìm hiểu về chi phí chuyển đổi là gì trong bài viết trên. Nếu bạn đang trong quá trình xây dựng chiến lược giá và chi phí chuyển đổi cho doanh nghiệp, đừng bỏ qua những nội dung mà chúng tôi đã mang lại cho bạn nhé!

Theo dõi Glints để xem thêm nhiều thông tin hữu ích khác nhé!

Tác Giả