Phân tích hình ảnh cái lò gạch cũ trong truyện Chí Phèo của Nam Cao gồm dàn ý chi tiết kèm theo 5 bài văn mẫu hay nhất. Thông qua tài liệu này giúp các bạn lớp 11 có thêm nhiều gợi ý tham khảo, trau dồi vốn từ, rèn kỹ năng viết văn ngày một tốt hơn.
Cái lò gạch cũ là hình ảnh không thể thiếu được của Chí Phèo. Với tên gọi này giá trị hiện thực của tác phẩm rất sâu sắc khi đề cập tới sự nối tiếp của kiếp đọa đầy hết kiếp này qua kiếp khác của giai cấp thống trị đối với người nông dân. Cái lò gạch cũ có ý nghĩa tả thực và ý nghĩa biểu tượng đã thể hiện được chủ đề của tác phẩm. Vậy sau đây là 5 bài phân tích ý nghĩa hình ảnh cái lò gạch cũ, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.
Dàn ý phân tích hình ảnh cái lò gạch cũ
I. Mở bài
– Truyện ngắn “Chí Phèo” của Nam Cao ban đầu nguyên có tên là “Cái lò gạch cũ” sau đặt lại là “Chí Phèo”.
– “Chí Phèo” là một kiệt tác của Nam Cao viết về cuộc sống cùng quẫn của những kiếp người lao động ở làng quê Việt Nam trước Cách mạng.
– Hình ảnh “cái lò gạch cũ” trong tác phẩm được tác giả xây dựng với một ý đồ nghệ thuật chứa đựng ý nghĩa tư tưởng sâu sắc: hiện tượng “Chí Phèo” trong xã hội cũ.
II. Thân bài
1. Khái quát về hình ảnh cái lò gạch cũ
– Câu chuyện về cuộc đời Chí được bắt đầu từ “cái lò gạch cũ”. Chí là đứa con hoang bị bỏ rơi ở cái lò gạch cũ giữa đồng. Chí đã lớn lên bằng sự cưu mang của những người lao động lương thiện lam lũ. Trưởng thành, Chí đi làm canh điền cho nhà Bá Kiến (tên cường hào độc ác khét tiếng ở làng Vũ Đại). Vì ghen tuông vô cớ, Bá Kiến đã ngấm ngầm đẩy Chí vào tù. Sau bảy, tám năm đi tù biệt tăm, Chí đột nhiên trở về làng thành một kẻ hoàn toàn khác. Từng bước Chí cứ lún sâu mãi xuống vũng bùn tội lỗi, trở thành tay sai cho Bá Kiến và thành “con quỷ dữ” ở làng Vũ Đại.
– Một lần Chí say rượu, trở về vườn chuối và gặp Thị Nở – người đàn bà xấu đến “ma chê quỷ hờn” lại dở hơi ở làng Vũ Đại. Tình thương của Thị Nở đã làm sống lại bản chất người và khát vọng hướng thiện trong Chí. Nhưng rồi tất cả những gì tốt đẹp vừa bùng loé trong tâm hồn Chí đã mau chóng bị dập tắt, bị cự tuyệt. Trong đau đớn tuyệt vọng, Chí đã đến nhà Bá Kiến, rồi giết hắn và tự đâm chết mình.
– Sau khi Chí Phèo chết, ở phần kết thúc tác phẩm, Thị Nở lại xuất hiện. Thị “nhớ lại lúc ăn nằm với hắn… rồi nhìn nhanh xuống bụng”, “Đột nhiên thị thấy thoáng hiện ra một cái lò gạch cũ bỏ không, xa nhà cửa và vắng bóng người lại qua…”.
– Cử chỉ và ý nghĩ của thị khiến người ta nghĩ tới: sẽ lại có một Chí Phèo con ra đời…
2. Ý nghĩa của hình ảnh “cái lò gạch cũ”
* Ý nghĩa tả thực:
– Hình ảnh cái lò gạch cũ: cái lò nung gạch nhưng đã cũ, không còn sử dụng, xuất hiện nhiều tại các vùng quê xưa.
* Ý nghĩa biểu tượng:
– Hình ảnh cái lò gạch cũ xuất hiện ở đầu tác phẩm: “Một anh đi thả ống lươn nhặt được một đứa trẻ trần truồng và xám ngắt trong một cái váy đụp để bên một lò gạch bỏ không…” và xuất hiện ở cuối tác phẩm: Thị Nở nhớ lại những lúc ăn nằm với Chí Phèo, Thị nhìn nhanh xuống bụng và “đột nhiên thị thấy thoáng hiện ra một cái lò gạch cũ bỏ không, xa nhà cửa và vắng người qua lại…”.
=> Kết cấu đầu cuối tương ứng: mở đầu là sự xuất hiện của cái lò gạch, kết thúc cũng bằng hình ảnh cái lò gạch.
=> Hình ảnh ẩn dụ cho vòng luẩn quẩn của những kiếp người như Chí Phèo. Qua đó tác giả muốn khẳng định: Chí Phèo không phải là một hiện tượng cá biệt mà là một hiện tượng phổ biến có tính quy luật trong xã hội bấy giờ.
III. Kết bài
– Hình ảnh “cái lò gạch cũ” nằm trong ý đồ nghệ thuật và là một sáng tạo nghệ thuật đặc sắc của nhà văn Nam Cao.
– Với hình ảnh này, chủ đề của thiên truyện được khơi thêm những chiều sâu mới.
Cái lò gạch cũ có ý nghĩa gì – Mẫu 1
Nam Cao là nhà văn đã quá quen thuộc trong văn học Việt Nam, những tác phẩm của ông hướng đến những người nhân dân nghèo khổ trong xã hội cũ. Nam Cao, hơn ai hết, người đã thổi hồn vào tác phẩm, để mỗi khi đọc lại Chí Phèo, ta dường như lại nhìn thấy một anh chàng chứ không phải một kẻ lưu manh, ngật ngưỡng bước ra từ trang sách. Một mảnh đời khốn cùng, đáng thương hơn là đáng trách, đã để lại những dư ba không thể xóa nhòa trong lòng bạn đọc. Chính vì vậy với đoạn kết thúc truyện gợi mở, Nam Cao đã một lần nữa lặp lại, nhằm nhấn mạnh tới hình ảnh “cái lò gạch bỏ không” là một nỗi ám ảnh về nhân sinh của Nam Cao.
Tác giả đã dựng nên câu chuyện về “Chí Phèo” nhằm gián tiếp lên án xã hội cũ bất công, bạo ngược, đàn áp và bóc lột người nông dân. Mở đầu truyện, ta đã được nghe Nam Cao kể về Chí Phèo, với câu chuyện đầy đau thương và bất hạnh của Chí. Thì ra, Chí là một đứa trẻ mồ côi, được anh thả ống lươn nhặt được “trần truồng và xám ngắt trong một váy đụp để bên cái lò gạch bỏ không”. Chi tiết cái lò gạch đã xuất phát điểm từ đây, cuộc đời Chí không biết bố mẹ là ai? Sinh ra từ đâu? Quê hương gốc là nơi nào? Nhưng Chí lại bị bỏ lại nơi cái lò gạch cũ bỏ hoang và tăm tối này. Cuộc đời Chí rồi cũng chính là như vậy, biết đến ở nơi tối tăm hoang vắng, cuộc đời và số phận cũng tương tự như vậy, tưởng như là định mệnh.
Nhà văn Nam Cao đã mở ra hình ảnh “cái lò gạch cũ” bằng nghệ thuật đặc sắc. Đầu tiên, chúng ta có thể thấy hình ảnh “cái lò gạch cũ” xuất hiện trong ý nghĩ của Thị ở đây nằm trong ý đồ nghệ thuật của nhà văn: Một kiểu kết cấu tác phẩm đầu cuối tương ứng – kết cấu vòng tròn. Mâu thuẫn giai cấp giữa nông dân và địa chủ cường hoà một lần nữa được nhấn mạnh tô đậm. Bá Kiến chết thì có lí Cường, Chí Phèo chết thì có một Chí Phèo con sẽ xuất hiện. Mâu thuẫn giữa nông dân và địa chủ cường hào khi âm ỉ, khi bùng lên dữ dội, song không thể giải quyết. Vấn đề những con người lao động lương thiện bị xã hội đẩy vào con đường lưu manh cùng quẫn quay lại chống trả với xã hội bằng chính sự lưu manh của mình là vấn đề thuộc về bản chất, là quy luật tất yếu khi xã hội thực dân phong kiến còn tồn tại. Biết đâu lại chẳng có một “Chí Phèo con” bước từ cái lò gạch cũ vào đời để “nối nghiệp cha”. Hiện tượng Chí Phèo chưa thể hết khi xã hội tàn bạo vẫn không cho con người được sống hiền lành, tử tế, vẫn còn những người dân lương thiện bị đẩy vào con đường lưu manh, tội lỗi. Sức mạnh phê phán, ý nghĩa điển hình của hình tượng Chí Phèo chính là vạch ra được cái quy luật tàn bạo, bi thảm này trong cái xã hội tối tăm của nông thôn nước ta thời đó. Đây là một chi tiết rất độc đáo của tác phẩm và nó cũng thể hiện sức sống mạnh mẽ về thời gian của tác phẩm.
Nam Cao đã gây ám ảnh cho người đọc cả đến khi kết thúc tác phẩm “Chí Phèo” bằng hình ảnh “cái lò gạch cũ”. Cảm nhận được về cuộc đời cũ vẫn còn ít ỏi lắm, nhỏ bé lắm, hữu hạn lắm! Hình ảnh cái lò gạch cũ còn dự đoán được tương lai của đứa con trong bụng của Thị Nở. Qua đây cũng thấy được Thấy được phong cách nghệ thuật của Nam Cao, một giọng văn dửng dưng lạnh lùng nhưng đằm thắm yêu thương kết hợp với sự sáng tạo những hình ảnh độc đáo.
Phân tích hình ảnh cái lò gạch cũ – Mẫu 2
Nam Cao nổi lên là một nhà văn lớn, ông được coi là tác gia văn học xuất sắc và không thể thiếu của sự phát triển của nền văn học Việt Nam. Những tác phẩm của Nam Cao không chỉ hay, mà còn giàu ý nghĩa hiện thực, nhân đạo, nên thường để lại cho người đọc nhiều ám ảnh, day dứt. Đặc biệt phải kể đến Chí Phèo với kết thúc truyện “Đột nhiên thị thấy thoáng hiện ra một cái lò gạch cũ bỏ không, xa nhà cửa và vắng người lại qua…”
Nam Cao, hơn ai hết, người đã thổi hồn vào tác phẩm, để mỗi khi đọc lại Chí Phèo, ta dường như lại nhìn thấy một anh chàng chứ không phải một kẻ lưu manh, ngật ngưỡng bước ra từ trang sách. Một mảnh đời khốn cùng, đáng thương hơn là đáng trách, đã để lại những dư ba không thể xóa nhòa trong lòng bạn đọc. Chính vì vậy với đoạn kết thúc truyện gợi mở, Nam Cao đã một lần nữa lặp lại, nhằm nhấn mạnh tới hình ảnh “cái lò gạch bỏ không” là một nỗi ám ảnh về nhân sinh của Nam Cao.
Mở đầu truyện, ta đã được nghe Nam Cao kể về Chí Phèo, với câu chuyện đầy đau thương và bất hạnh của Chí. Thì ra, Chí là một đứa trẻ mồ côi, được anh thả ống lươn nhặt được “trần truồng và xám ngắt trong một váy đụp để bên cái lò gạch bỏ không”. Chi tiết cái lò gạch đã xuất phát điểm từ đây. Chí không biết bố mẹ là ai? Sinh ra từ đâu? Quê hương gốc là nơi nào? Nhưng Chí lại bị bỏ lại nơi cái lò gạch cũ bỏ hoang và tăm tối này. Cuộc đời Chí rồi cũng chính là như vậy, biết đến ở nơi tối tăm hoang vắng, cuộc đời và số phận cũng tương tự như vậy, tưởng như là định mệnh.
Chí từ việc là một kẻ lưu manh, chuyên đi cướp bóc, dọa nạt và đánh đập người dân, thì đến khi Chí gặp Thị và được Thị chăm sóc sau trận ốm, Chí muốn trở thành người lương thiện, Chí thèm lương thiện biết bao. Lúc này Chí mới nhận ra tội lỗi mình đã gây ra cho người dân làng Vũ Đại. Tại sao Chí lại không sống hòa hợp với người ta cơ chứ? Nhưng, số phận vốn đã bất hạnh lại đẩy Chí vào ngõ cụt. Khi Thị Nở đành lòng rũ bỏ tình nghĩa với Chí, Chí đầy căm thù và oán giận, hơi cháo hành, tình thương của Thị cứ quấn quýt lấy Chí, giúp Chí nhận ra kẻ đã là chủ mưu gây ra những bi kịch và làm hắn tha hóa. Chí đâm bá Kiến và chết trên bờ vực của sự lương thiện, không ai cho Chí lương thiện: “Tao muốn làm người lương thiện”, “Ai cho tao lương thiện, làm sao để cho mất được những vết mảnh chai trên mặt này?” Vậy là Chí chết, cuộc đời đầy sa đọa và tăm tối đã kết thúc bằng chính nhát dao của mình. Chí chết, không ai hiểu vì sao, kể cả Thị, cũng không hiểu vì sao lại như vậy. Nhưng đúng lúc ấy, Thị lại nhìn xuống bụng: “đột nhiên thị thấy thoáng hiện ra một cái lò gạch cũ bỏ không, xa nhà cửa và vắng người lại qua…”.
Vậy đấy, cuộc đời tối đen của Chí là như vậy. Đứa con của Chí cũng chính là biểu hiện của một sự quẩn quanh, tù túng và tăm tối, không lối thoát cho những lần sau, sau nữa. Chí chết, nhưng không phải không thể có một Chí “con” ra đời. Và thị Nở sẽ lặp lại bi kịch chửa hoang. Đó cũng là một trong những ý nghĩa sâu sắc, mang tính chất dự báo số phận, những cảnh “quần ngư tranh thực” – tình trạng tha hóa, lưu manh hóa sẽ còn diễn ra tiếp diễn. Cũng là một hồi chuông gióng lên sự cảnh tỉnh, sự đáng thương cho bi kịch người nông dân bị đày đến ngõ cụt. Phải lựa chọn giữa sự sống lương thiện và cái chết. Như cái chết của Chí Phèo, của những kiếp người trong xã hội cũ…
Kết thúc truyện đã làm nổi bật tư tưởng nhân đạo của toàn bộ tác phẩm. Nam Cao thực là một nhà văn tài năng, ông không hề né tránh hiện thực tàn khốc, mà luôn đề cao hiện thực, luôn muốn “khơi những nguồn chưa ai khơi” và làm cuộc sống tốt đẹp hơn. Qua đó là con mắt đầy lo lắng về sự tha hóa của con người, luôn cố tìm ra nét đẹp bên trong con người để ca ngợi, cảm thông với họ.
Tuy nhiên kết thúc truyện cũng còn những mặt hạn chết, khác với Kim Lân đã tìm ra con đường giải thoát sự khốn khổ. Nam Cao sống trong thời kì phong kiến nên chỉ có thể nhìn ra được sự bế tắc, cùng cực, và chưa tìm ra lối thoát cho người nông dân.
Chi tiết kết thúc truyện thật sự vô cùng ý nghĩa, đã làm tăng thêm giá trị nhân đạo của tác phẩm, cách dùng từ ngữ, diễn tả rất tự nhiên và chặt chẽ, và cảm ơn Nam Cao đã cho ta thấy cái nhìn cuộc sống chân thực và sâu sắc lúc bấy giờ.
Phân tích hình ảnh cái lò gạch cũ – Mẫu 3
Truyện ngắn Nam Cao trước cách mạng tháng Tám là thế giới của những số phận bi thảm, nhưng bi kịch đầy xót xa của những kiếp dân cày cùng cực trong xã hội thực dân phong kiến.
“Cái lò gạch cũ” là hình ảnh không thể thiếu được của Chí Phèo. Với tên gọi này giá trị hiện thực của tác phẩm rất sâu sắc khi đề cập tới sự nối tiếp của kiếp đọa đầy hết kiếp này qua kiếp khác của giai cấp thống trị đối với người nông dân, vì vẫn còn đó Chí Phèo con khi Thị Nở nhìn nhanh xuống bụng ở cuối tác phẩm. Sau khi Chí Phèo chết, ở phần kết thúc tác phẩm, Thị Nở lại xuất hiện. Thị “nhớ lại lúc ăn nằm với hắn… rồi nhìn nhanh xuống bụng”, “Đột nhiên thị thấy thoáng hiện ra một cái lò gạch cũ bỏ không, xa nhà cửa và vắng bóng người lại qua…”.
Hình ảnh “cái lò gạch cũ” xuất hiện trong ý nghĩ của Thị ở đây nằm trong ý đồ nghệ thuật của nhà văn: Một kiểu kết cấu tác phẩm đầu cuối tương ứng – kết cấu vòng tròn. Mâu thuẫn giai cấp giữa nông dân và địa chủ cường hoà một lần nữa được nhấn mạnh tô đậm. Bá Kiến chết thì có lý Cường, Chí Phèo chết thì có một Chí Phèo con sẽ xuất hiện. Mâu thuẫn giữa nông dân và địa chủ cường hào khi âm ỉ, khi bùng lên dữ dội, song không thể giải quyết. Vấn đề những con người lao động lương thiện bị xã hội đẩy vào con đường lưu manh cùng quẫn quay lại chống trả với xã hội bằng chính sự lưu manh của mình là vấn đề thuộc về bản chất, là quy luật tất yếu khi xã hội thực dân phong kiến còn tồn tại. Biết đâu lại chẳng có một “Chí Phèo con” bước từ cái lò gạch cũ vào đời để “nối nghiệp cha”. Hiện tượng Chí Phèo chưa thể hết khi xã hội tàn bạo vẫn không cho con người được sống hiền lành, tử tế, vẫn còn những người dân lương thiện bị đẩy vào con đường lưu manh, tội lỗi. Sức mạnh phê phán, ý nghĩa điển hình của hình tượng Chí Phèo chính là vạch ra được cái quy luật tàn bạo, bi thảm này trong cái xã hội tối tăm của nông thôn nước ta thời đó. Đây là mô típ rất độc đáo của tác phẩm và nó cũng thể hiện sức sống mạnh mẽ về thời gian của tác phẩm.
Cảm nhận được về cuộc đời cũ vẫn còn ít ỏi lắm, nhỏ bé lắm, hữu hạn lắm. Hình ảnh cái lò gạch cũ còn dự đoán được tương lai của đứa con trong bụng của Thị Nở.
Qua đây cũng thấy được thấy được phong cách nghệ thuật của Nam Cao. Một giọng văn tưởng chừng như dửng dưng lạnh lùng nhưng đằm thắm yêu thương kết hợp với sự sáng tạo những hình ảnh độc đáo.
Phân tích hình ảnh cái lò gạch cũ – Mẫu 4
Nam Cao là nhà văn hiện thực xuất sắc với những truyện ngắn, truyện dài chân thực viết về hai mảng đề tài chính: người nông dân nghèo đói bị vùi dập và người trí thức nghèo, sống mòn mỏi bế tắc trong xã hội xưa cũ. “Chí Phèo” là một trong những tác phẩm nổi tiếng của nhà văn. Đến với truyện ngắn này, Nam Cao đã xây dựng được hình ảnh cái lò gạch cũ với nhiều ý nghĩa.
Câu chuyện kể về cuộc đời Chí được bắt đầu từ hình ảnh “cái lò gạch cũ”. Chí Phèo là đứa con hoang bị bỏ rơi ở cái lò gạch cũ giữa đồng. Chí đã lớn lên bằng sự cưu mang của những người lao động lương thiện lam lũ. Trưởng thành, Chí đi làm canh điền cho nhà Bá Kiến (tên cường hào độc ác khét tiếng ở làng Vũ Đại). Vì ghen tuông vô cớ, Bá Kiến đã ngấm ngầm đẩy Chí Phèo vào tù. Sau nhiều năm đi tù biệt tăm, Chí đột nhiên trở về làng thành một kẻ hoàn toàn khác. Bị Bá Kiến mua chuộc, Chí dấn sâu vào con đường tội lỗi – trở thành con “quỷ dữ của làng Vũ Đại”. Trong một lần say rượu, trở về vườn chuối và gặp Thị Nở – người đàn bà xấu đến “ma chê quỷ hờn”, tính tình đã dở hơi lại có dòng dõi mả hủi. Chính nhờ tình yêu thương của thị Nở đã làm sống lại bản chất người và khát vọng hướng thiện trong Chí. Nhưng đau đớn thay, chính thị Nở lại là người đẩy Chí vào hoàn cảnh bị cự tuyệt quyền làm người. Trong đau đớn tuyệt vọng, Chí đã đến nhà bá Kiến, giết hắn và tự đâm chết mình. Ở cuối tác phẩm, khi thị Nở đang nói chuyện với bà cô về Chí Phèo. Thì thị “nhớ lại lúc ăn nằm với hắn… rồi nhìn nhanh xuống bụng”,“Đột nhiên thị thấy thoáng hiện ra một cái lò gạch cũ bỏ không, xa nhà cửa và vắng bóng người lại qua…”.
Hình ảnh cái lò gạch cũ được Nam Cao xây dựng theo kết cấu đầu cuối tương ứng nhằm tạo ấn tượng cho người đọc với ý nghĩa tả thực và ý nghĩa biểu tượng. Đầu tiên, hình ảnh “cái lò gạch cũ” mang ý nghĩa tả thực. Ở ngoài đời vốn chỉ là một nơi dùng để nung gạch nhưng đã cũ, không còn được sử dụng nữa và thường chỉ xuất hiện nhiều tại các vùng quê xưa.
Nhưng khi đi vào tác phẩm của Nam Cao, hình ảnh này đã mang một ý nghĩa riêng. Cái lò gạch cũ xuất hiện ở đầu tác phẩm: “Một anh đi thả ống lươn nhặt được một đứa trẻ trần truồng và xám ngắt trong một cái váy đụp để bên một lò gạch bỏ không…”. Cái lò gạch là nơi Chí Phèo bị bỏ lại, là nơi mở đầu cho một cuộc đời mồ côi khổ cực. Và nó cũng xuất hiện ở cuối tác phẩm: Thị Nở nhớ lại những lúc ăn nằm với Chí Phèo, Thị lại nhìn nhanh xuống bụng và “Ðột nhiên thị thấy thoáng hiện ra một cái lò gạch cũ bỏ không, xa nhà cửa và vắng người qua lại…”. Hình ảnh ẩn dụ cho vòng luẩn quẩn của những kiếp người như Chí Phèo. Chí Phèo bố chết đi, phải chăng sẽ lại có một Chí Phèo con khác được sinh ra, một cuộc đời lưu manh nữa lại tiếp diễn? Ở đây, Nam Cao đã xây dựng kết cấu đầu cuối tương ứng. Qua đó tác giả muốn khẳng định rằng Chí Phèo không phải là một hiện tượng cá biệt mà là một hiện tượng phổ biến có tính quy luật trong xã hội bấy giờ. Và khi nào vẫn còn tồn tại chế độ áp bức bóc lột thì khi ấy vẫn còn những người nông dân lương thiện như Chí bị đẩy vào con đường lưu manh hóa. Như vậy, hình ảnh này thể hiện một cái nhìn bi quan của Nam Cao về số phận của người nông dân lúc bấy giờ.
“Chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn” – Macxim Gorki. Quả thật điều đó đã được thể hiện qua nhà văn Nam Cao. Hình ảnh cái lò gạch cũ thực sự chứa đựng những ý nghĩa sâu sắc.
Phân tích hình ảnh cái lò gạch cũ – Mẫu 5
Truyện ngắn “Chí Phèo” được sáng tác năm 1941, ban đầu có tên là “Cái lò gạch cũ”, sau bị nhà xuất bản đổi thành “Đôi lứa xứng đôi”, mãi đến năm 1946 khi in trong tập “Luống cày”, nhà văn mới đổi lại thành “Chí Phèo”. Khi đọc truyện, người đọc không khỏi ám ảnh bởi hình ảnh chiếc lò gạch cũ. Hình ảnh được sáng tạo nhằm thể hiện tư tưởng của nhà văn.
Truyện kể về cuộc đời Chí được bắt đầu từ hình ảnh “cái lò gạch cũ”. Chí vốn là đứa con hoang bị bỏ rơi ở cái lò gạch bỏ không. Lớn lên nhờ sự cưu mang của những người dân hiền lành, lương thiện: “Một anh đi thả ống lươn, một buổi sáng tinh sương đã thấy hắn trần truồng và xám ngắt trong cái váy đụp để bên một lò gạch bỏ không, anh ta rước lấy và đem cho một người đàn bà góa mù. Người đàn bà góa mù này bán hắn cho một bác phó cối không con và khi bác phó cối này chết thì hắn bơ vơ, hết đi ở cho nhà này lại đi ở cho nhà nọ…”. Cho đến khi trưởng thành, Chí đi làm canh điền cho nhà bá Kiến. Vì ghen tuông, bá Kiến đẩy Chí vào tù. Sau nhiều năm đi tù, Chí trở về làng, thay đổi hoàn toàn về ngoại hình, cũng như tính cách. Chí đến tìm bá Kiến để ăn vạ nhưng lại bị bá Kiến mua chuộc làm tay sai cho hắn. Chí Phèo càng ngày càng dấn sâu vào con đường tội lỗi để rồi trở thành con “quỷ dữ của làng Vũ Đại”. Sau một lần uống say, trở về nhà thì gặp thị Nở – người đàn bà xấu đến “ma chê quỷ hờn”, tính tình dở hơi lại thuộc dòng dõi mả hủi, đang ra sông gánh nước thì ngủ quên tại vườn chuối nhà hắn. Với tình thương của thị Nở đã làm sống lại phần người trong Chí. Nhưng cũng chính thị Nở lại là người đẩy Chí Phèo vào hoàn cảnh bị cự tuyệt quyền làm người. Trước hoàn cảnh đó, Chí đã đến nhà bá Kiến, đòi quyền làm người lương thiện rồi giết chết hắn và tự đâm chết mình. Ở cuối tác phẩm hình ảnh cái lò gạch cũ xuất hiện qua suy nghĩ của thị Nở: “nhớ lại lúc ăn nằm với hắn… rồi nhìn nhanh xuống bụng”,“Đột nhiên thị thấy thoáng hiện ra một cái lò gạch cũ bỏ không, xa nhà cửa và vắng bóng người lại qua…”.
Hình ảnh “cái lò gạch cũ” ở ngoài đời vốn chỉ là một nơi dùng để nung gạch nhưng đã cũ, không còn được sử dụng nữa và thường chỉ xuất hiện nhiều tại các vùng quê xưa. Nhưng khi đi vào tác phẩm của Nam Cao, hình ảnh này đã mang một ý nghĩa riêng. Nếu trong đoạn mở đầu, cái lò gạch là nơi Chí Phèo bị bỏ lại, mở đầu cho một cuộc đời mồ côi khổ cực. Thì nó cũng xuất hiện ở cuối tác phẩm, cái lò gạch xuất hiện trong tưởng tượng của thị Nở về sự ra đời của một Chí Phèo con. Đó là hình ảnh ẩn dụ cho vòng luẩn quẩn của những kiếp người như Chí Phèo. Chí Phèo bố chết đi, phải chăng sẽ lại có một Chí Phèo con khác được sinh ra, một cuộc đời lưu manh nữa lại tiếp diễn. Ở đây, Nam Cao đã xây dựng kết cấu đầu cuối tương ứng. Qua đó tác giả muốn khẳng định rằng Chí Phèo không phải là một hiện tượng cá biệt mà là một hiện tượng phổ biến có tính quy luật trong xã hội bấy giờ. Và khi nào vẫn còn tồn tại chế độ áp bức bóc lột thì khi ấy vẫn còn những người nông dân lương thiện như Chí bị đẩy vào con đường lưu mạnh hóa. Như vậy, hình ảnh này thể hiện một cái nhìn bi quan của Nam Cao về số phận của người nông dân lúc bấy giờ.
Tóm lại, hình ảnh trên có sức khái quát cao, thể hiện được chủ đề của tác phẩm. Cái lò gạch cũ chính là một vòng tuần hoàn của số phận người nông dân trong xã hội thực dân phong kiến.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!