Phương pháp giải 1 số dạng bài toán lai 2 cặp tính trạng
Dạng 1: XÁC ĐỊNH TỈ LỆ GIAO TỬ
a) Phương pháp giải
– Giao tử chỉ mang l alen đối với mỗi cặp alen.
– Gọi n là số cặp gen dị hợp, số kiểu giao tử sẽ tuân theo công thức tổng quát 2n kiểu, các kiểu giao tử này có tỉ lệ bằng nhau.
– Do vậy:
+ Cá thể đồng hợp cả 2 cặp gen sẽ tạo (2^0) = 1 kiểu giao tử.
+ Cá thế dị hợp tử 1 cặp gen sẽ tạo (2^1) = 2 kiểu giao tử.
+ Cá thế dị hợp tử cả 2 cặp gen sẽ tạo (2^2) = 4 kiểu giao tử.
b) Bài tập áp dụng
Biết 2 cặp gen Aa, Bb nằm trên 2 cặp NST tương dồng khác nhau. Hãy xác định tỉ lệ giao tử của các cá thể có kiểu gen sau dây:
1. aaBB 2. aabb
3. Aabb 4. AABb
5. AaBB 6. AaBb
HƯỚNG DẨN
1/ Cá thể có kiểu gen aaBB chỉ tạo 1 kiểu giao tử mang gen aB.
2/ Cá thể có kiểu gen aabb chỉ tạo 1 kiểu giao tử mang gen ab.
3/ Cá thể có kiểu gen Aabb tạo 2 kiểu giao tử mang gen Ab = ab = 1/2
4/ Cá thế có kiểu gen AABb tạo 2 kiểu giao tử mang gen AB = Ab = 1/2
5/ Cá thể có kiểu gen AaBb tao 4 kiểu giao tử mang gen AB = Ab = aB = ab = 1/4
Dạng 2: BIẾT GEN TRỘI, LẶN, KIỂU GEN CỦA P. XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ LAI
a) Phương pháp giải
Bước 1 : Quy ước gen.
Bước 2: Xác định tỉ lệ giao tử của P
Bước 3: Lập bảng tổ hợp giao tử (sơ đồ lai).
Bước 4: Tính tí lệ kiểu gen, tí lệ kiểu hình. Xét riêng từng tính trạng, sau đó lấy tích sẽ được kết quả cả hai tính trạng.
b) Bài tập áp dụng
Ở cà chua A: lả chẻ; a: lá nguyên; B: quả tròn; b: quả bầu dục. Hai cặp gen phân li độc lập nhau. Hãy cho biết kết quả phân li kiểu gen. kiểu hình đời F1 của các phép lai sau:
1. P1: AaBb × AaBb
2. P2: AaBb × Aabb
3. P3: AaBb × aabb
HƯỚNG DẪN
1/ P1: AaBb × AaBb
Bước 1: Quy ước: A: Gen quy định lá chẻ ; a: Gen quy định lá nguyên
B: Gen quy định quả tròn; b: Gen quy định quả bầu dục
Bước 2: (G_{P1}): (AB : Ab : aB : ab) × (AB : Ab : aB : ab)
Bước 3: (F_{1-1})
Bước 4: TLKG có 3 ×3 = 9 kiểu gen, với tỉ lệ là:
(1AA : 2Aa : laa)× ( 1 BB : 2Bb : 1bb)
Học sinh tự nhân đa thức để có tỷ lệ kiểu gen.
TLKH: có 2×2 = 4 kiểu hình, với tỉ lệ là:
(3 lá chẻ : 1 lá nguyên) (3 quả tròn : 1 quả bầu)
9 cây lá chẻ, quả tròn : 3 cây lá chẻ, quả bầu :3 cây lá nguyên, quả tròn : 1 cây lá nguyên, quả bầu.
2/ P2: AaBb × Aabb
GP1 : (AB : Ab : aB : ab) ×(Ab : ab)
AB
Ab
aB
ab
Ab
AABb
AAbb
AaBb
Aabb
ab
AaBb
Aabb
aaBb
aabb
TLKG: (1AA : 2Aa : laa) (1Bb : 1bb) → lAABb : 1 AAbb: 2AaBb : 2Aabb: laaBb : laabb
TLKH: (3 lá chẻ : 1 lá nguyên) (1 quả tròn : 1 quá bầu) = 3 cây lá chẻ, quả tròn : 3 cây lá chẻ, quá bầu : 1 cây lá nguyên, quá tròn : 1 cây lá nguyên, quả bầu.
3/ P3: AaBb ×aabb
GP3 : ( AB: Ab: Ab: ab) × ab
AB
Ab
aB
ab
ab
AaBb
Aabb
aaBb
aabb
TLKG: lAaBb : l Aabb : l aaBb : l aabb.
TLKH: 1 cây lá chẻ, quả tròn : 1 cây lá chẻ, quả bầu :1 cây lá nguyên, quả tròn : 1 cây lá nguyên, quả bầu.
Dạng 3: PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH QUY LUẬT PHÂN LI ĐỘC LẬP BIẾT KIỂU HÌNH, XÁC
ĐỊNHKIỂU GEN CỦA P
1. Phương pháp giải
a. Xác định quy luật:
Trường hợp 1: Nếu đề cho biết trước, quy luật, các nội dung sau đây thuộc quy luật phân li độc lập.
- Cho biết mỗi gen trên 1 NST.
- Hoặc cho biết các cặp gen quy định các cặp tính trạng nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau.
Trường hợp 2: Nêu đề chưa cho biêt quy luật và yêu cầu phải xác định quy luật, ta căn cứ vào các biểu hiện sau:
-Trong điều kiện mỗi gen quy định một tính trạng trội, lặn hoàn toàn . Khi xét sự di truyền về hai cặp tính trạng, nếu xảy ra một trong các biểu hiện sau, ta kết luận sự di truyền của hai cặp tính trạng đó tuân theo định luật phân li độc lập của Menđen.
– Khi tự thụ hoặc giao phối giữa cá thể dị hợp hai cặp gen, nếu kết qủa xuất hiện 4 kiểu hình theo tỉ lệ
((3 : 1)^2)= 9 : 3 : 3 : 1. Ta suy ra hai cặp tính trạng đó, được di truyền tuân theo định luật phân li độc lập của Menden.
P: (Aa , Bb) × (Aa, Bb) → F1 phân li kiểu hình 9 : 3 : 3 : 1
=> quy luật phân li độc lập.
* Khi lai phân tích cá thể dị hợp hai cặp gen, nếu (F_B) xuất hiện 4 kiểu hình theo tỉ lệ ((1 : 1)^2) = 1: 1 : 1 : 1. Ta suy ra hai cặp tính trạng đó di truyền độc lập nhau.
P: (Aa , Bb) × (aa, bb) → Fb phân li kiểu hình 1 : 1 : 1 : 1
=> quy luật phân li dộc lập.
– Nếu tỉ lệ chung về cả hai tính trạng, bằng tích các nhóm tỉ lệ khi xét riêng. Ta suy ra hai cặp tính trạng sẽ di truyền độc lập nhau.
P: (Aa , Bb) × (Aa, bb) hoặc (aa, Bb) → F1 xuất hiện tỉ lệ kiểu hình 3 : 3 : 1 : 1 = (3 : 1) (1 : 1) → quy luật phân li độc lập.
b. Xác định kiểu gen.
- Ta xét sự di truyền của từng cặp tính trạng riêng và từ tỉ lệ kiểu hình ta suy ra kiểu gen tương ứng đối với mỗi tính trạng.
- Sau đó kết hợp các tính trạng lại, ta có được kiểu gen chung của bố mẹ.
- Nếu đề cho biết kiểu hình của P, ta cần phải tìm các phép lai tương đương. (Lai tương đương là các phép lai giữa P có kiểu gen khác nhau nhưng cho kết quả hoàn toàn giống nhau).
Bài tập áp dụng
Bài 1. Ở một loài, các tính trạng hoa kép, màu đỏ trội hoàn toàn so với hoa đơn, màu trắng. Cho giao phối
1 cặp bố mẹ, người ta thu dược kết quả sau:
411 cây hoa kép, màu đỏ,
409 cây hoa đơn, màu dỏ,
138 cây hoa kép, màu trắng,
136 cây hoa đơn, màu trắng.
Hãy biện luận xác định kiểu gen, kiểu hình của thế hệ P và lập sơ dồ lai từ P đến F1
HƯỚNG DẪN
– Quy ước : A: Hoa kép B: Hoa đỏ
a: hoa đơn b: Hoa trắng
– Xét sự di truyền về tính trạng hình dạng hoa:
– F1 phân ly (hoa đơn)/(hoa kép)≈1/1. Đây là kết quả của phép lai phân tích cá thể dị hợp. suy ra kiểu
gen của P về tính trạng này là:
– P: Aa (cây hoa kép) × aa (cây hoa đơn)
– Xét sự di truyền về tính trạng màu sắc hoa:
– F1 phân ly (hoa đỏ)/(hoa trắng)≈3/1. Đây là tỉ lệ của định luật phân li. Suy ra kiểu gen của P về tính trạng này là
P: Bb (cây hoa đỏ) × Bb (cây hoa đỏ)
-Xét kết hợp sự di truyền đồng thời cá hai tính trạng, kiểu gen của cặp bố mẹ là:
-P: AaBb (hoa kép, màu đỏ) × aaBb (hoa đơn, màu dỏ)
-Sơ đồ lai của P:
GP: (AB : Ab: aB : ab) × (aB, ab)
TLKG F1: (lAa : laa) (1BB : 2Bb : l bb)
1AaBB: laaBB
2AaBb : 2aaBb
1Aabb:1aabb
TLKH: (1 hoa kép : 1 hoa đơn) (3 hoa đỏ: 1 hoa trắng) = 3 cây hoa kép, màu đỏ :3 cây hoa đơn, màu đò :1cây hoa kép, màu trắng : 1cây hoa đơn, màu trắng.
Bài 2. Ở một loài bọ cánh cứng, A quy dịnh cánh dài trội hoàn toàn so với a quy dịnh cánh ngắn; B quy dịnh màu đen trội hoàn toàn so với b quy dịnh màu vàng. Đem lai giữa cặp bố mẹ, nhận dược F1 kết quả theo số liệu sau:
25% con cảnh dài, màu đen, 25% con cánh dài, màu vàng, 25 % con cánh ngắn, màu đen, 25% con cánh ngắn màu vàng.
Biết các gen trên NST thường.
1. Xác định quy luật di truyền chi phối phép lai trên.
2. Viết sơ đồ lai.
HƯỚNG DẪN
1. Xác định quy luật:
Quy ước A: cánh dài B : màu đen
a cánh ngắnb: cánh vàng
F1 phân ly (cánh ngắn)/(cánh dài)=1/1
Đây là kết quả của phép lai phân tích cá thể dị hợp, kiểu gen của P về tính trạng này là:
P: Aa (cánh dài) × aa (cánh ngắn)
Xét sự di truyền về tính trạng màu sắc cánh.
F1 phân ly (cánh đen)/(cánh vàng)=1/1
Đây cũng là tỉ lệ của phép lai phân tích cá thể dị hợp. Suy ra kiểu gen của P về tính trạng này là:
P: Bb (cánh đen) × bb (cánh vàng)
Xét sự kết hợp di truyền đồng thời cả hai cặp tính trạng
F, phân li 4 kiểu hình tí lệ 25 : 25 : 25 : 25 = 1 : 1 : 1 : 1 = (1 : 1)(1 :1).
Vậy, cặp tính trạng di truvền theo quy luật phân li độc lập của Menđen.
Kiểu gen của P và sơ đồ lai:
P: AaBb (cánh dài, màu đen) × aabb (cánh ngắn, màu vàng) hoặc Aabb (cánh dài, màu vàng) × aaBb (cánh ngắn, màu đen)
+ P: AaBb (cánh dài, màu đen) × aabb (cánh ngắn, màu vàng)
GP: AB : Ab: aB: abab
F1: 1AaBb : 1 Aabb: 1aaBb : 1aabb
+ Aabb (cánh dài, màu vàng) × aaBb (cánh ngắn, màu đen)
GP: Ab :abaB: ab
F1: AaBb: 1Aabb: 1aaBb : 1aabb
Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết dưới đây:
Tải về
Luyện Bài tập trắc nghiệm môn Sinh lớp 9 – Xem ngay
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!