Vẽ tranh minh họa truyện cổ tích lớp 8 sao cho dễ dàng và đẹp nhất

Vẽ tranh minh họa truyện cổ tích lớp 8 là một phần quan trọng nằm trong bộ môn Mỹ thuật. Mặc dù nghe có vẻ đơn giản nhưng đã có rất nhiều bạn gặp lúng túng vì không biết vẽ như thế nào để thể hiện được nội dung câu chuyện. Bài viết dưới đây sẽ gợi ý một vài đề tài vẽ tranh minh họa truyện cổ tích để bạn có sự chuẩn bị bài tốt nhất.

1. Vẽ tranh truyện cổ tích lớp 8 sao cho dễ dàng và đẹp

Làm cách nào để người xem có thể thông qua bức tranh mà đoán được câu chuyện cổ tích bạn đang nói đến? Nếu giải quyết được vấn đề này, chắc chắn bức vẽ của bạn sẽ được đánh giá cao. Với những dạng đề tài về tranh minh họa truyện cổ tích, bên cạnh năng khiếu mỹ thuật, bạn cần phải có khả năng tư duy và vốn hiểu biết nhất định.

Khi nắm rõ nội dung cốt truyện, bạn sẽ biết cách chọn lọc những chi tiết tiêu biểu mà chỉ cần nhìn vào, người ta sẽ biết ngay bạn đang vẽ truyện cổ tích nào. Do đó, trước khi đặt bút vẽ một truyện cổ tích nào đấy, bạn nên tham khảo qua nội dung để nắm rõ diễn biến cốt truyện nhé.

2. Vẽ tranh minh họa truyện cổ tích lớp 8 Tấm Cám

2.1. Tóm tắt nội dung truyện Tấm Cám

Nội dung truyện

Truyện kể về cuộc đời khổ cực của nàng Tấm khi ở cùng với dì ghẻ và Cám. Cám là con riêng của mụ dì ghẻ. Hai mẹ con Cám thường xuyên bắt nạt Tấm. Một lần, Tấm và Cám ra bờ sông để bắt tép, Cám đã lừa lấy hết số tép mà Tấm bắt được. Sợ mẹ ghẻ trách mắng, Tấm ngồi khóc thì bụt hiện ra tặng cho con cá bống.

Tấm đem về nuôi, chẳng được bao lâu thì mẹ con Cám đã bắt bống đi làm thịt. Hôm nọ, nhà vua mở hội, mẹ con Cám vì không muốn cho Tấm đi nên đã trộn thóc lẫn gạo, bắt Tấm nhặt hết thì mới được đến lễ hội. Bụt hiện ra giúp đỡ. Tấm có quần áo đẹp đến lễ hội, khi về vô tình làm rơi chiếc giày. Nhà vua đi qua nhặt được, truyền lệnh nếu ai ướm thử giày sẽ trở thành vợ vua.

Thử giày

Có rất nhiều cô gái đến thử, kể cả mẹ con Cám nhưng chẳng ai vừa. Đến khi Tấm xỏ vào thì vừa in. Thế là Tấm được vào cung làm hoàng hậu. Đến ngày giỗ cha, mẹ con Cám lừa Tấm leo lên cây cau. Sau đó ở dưới chặt cây để giết Tấm. Tấm chết hóa thành chim vàng anh. Cám giết vàng anh, Tấm lại biến thành cây xoan đào. Cám chặt xoan đào, Tấm lại hóa thành khung cửi. Sau đó Cám đốt khung cửi, Tấm lại hóa thành quả thị và trở thành con gái của bà cụ hàng nước.

Trong một lần vua dừng chân nghỉ ngơi tại hàng nước của bà cụ, nhìn thấy miếng trầu têm, hỏi han và tìm được Tấm. Hai người đoàn tụ và sống hạnh phúc bên nhau. Còn mẹ con Cám thì bị trời trừng phạt.

1.2. Gợi ý nội dung vẽ tranh truyện Tấm Cám

Có những cảnh sau đây có thể vẽ vừa dễ vừa chứa đựng nội dung quan trọng của truyện.

– Gợi ý vẽ cảnh Cám lừa Tấm lấy hết giỏ tép mà Tấm bắt được.

– Gợi ý vẽ cảnh Tấm cho cá bống ăn và mẹ con Cám trông thấy.

– Gợi ý vẽ cảnh Tấm ngồi nhặt thóc thì được ông Bụt hiện ra giúp đỡ.

– Gợi ý vẽ cảnh Tấm trèo lên hái cau giỗ cha thì mẹ con Cám chặt cây để Tấm chết.

– Gợi ý vẽ cảnh chim vàng anh hót ríu rít bên tai vua,…

3. Vẽ tranh minh họa truyện cổ tích lớp 8 – Sọ Dừa

3.1. Tóm tắt nội dung truyện

Nội dung truyện

Ngày xưa, có đôi vợ chồng nghèo đi ở cho nhà phú ông. Họ sống hiền lành, lại chăm chỉ nhưng mãi mà không có con. Trong một lần vô tình vào rừng đốn củi, người vợ nhìn thấy một cái sọ dừa bên góc cây đựng đầy nước, vì khát nên bà đã uống. Ít lâu sau, bà mang thai và đẻ ra một đứa bé. Kỳ lạ là đứa bé này chẳng có tay chân nhưng lại biết nói chuyện, bà đặt cho cái tên là Sọ Dừa.

Về Sọ Dừa

Sọ Dừa cực kỳ hiếu thảo. Vì lo ba mẹ lớn tuổi nên đã xin được đi chăn bò cho nhà phú ông. Vào ngày mùa bận rộn, vì tôi tớ phải đi gặt nên ba cô con gái của phú ông thay phiên đem cơm cho Sọ Dừa.

Các cô con gái của phú ông

Hai cô chị lúc nào cũng cay nghiệt, hắt hủi Sọ Dừa, chỉ riêng cô em hút là hiền lành và đối đãi với Sọ Dừa rất tử tế. Một lần, cô em út phát hiện Sọ Dừa biến thành một chàng trai vô cùng khô ngô tuấn tú, thế là đem lòng yêu thương. Sọ Dừa cũng rất quý mến cô em út.

Sọ Dừa xin hỏi cưới con gái út của phú ông

Mộ thời gian sau, Sọ Dừa xin mẹ đến nhà phú ông hỏi cưới. Lúc đầu, hai chị dè bỉu, nhưng vào ngày cưới Sọ Dừa lại biến thành chàng trai khô ngô, thế là hai chị đem lòng ghen tức.

Ngày Sọ Dừa lên kinh dự thi trạng nguyên, hai cô chị tìm cách đẩy em út xuống biển. Nhưng may sao, vì Sọ Dựa đã lường trước được sự việc, căn dặn vợ kỹ càng nên nhờ đó mà thoát chết. Sau đó, hai vợ chồng đoàn tụ, còn hai cô chị xấu hổ nên bỏ đi biệt xứ.

3.2. Gợi ý nội dung vẽ tranh minh họa truyện cổ tích Sọ Dừa

Vì nhân vật Sọ Dừa có hình dáng bên ngoài khá đặc biệt, do đó việc vẽ tranh minh họa cho câu chuyện này sẽ dễ hơn rất nhiều:

– Bạn có thể chọn vẽ chi tiết mẹ Sọ Dừa lần đầu nhìn thấy con. Tuy có đôi chút lo lắng nhưng vì thương con vẫn quyết định giữ lại và nuôi Sọ Dừa.

– Hoặc vẽ chi tiết Sọ Dừa hóa thành chàng trai khôi ngô tuấn tú, ngồi thổi sáo trên cánh đồng để đàn bò chăm chỉ gặm cỏ.

– Hay bạn có thể vẽ chi tiết cô con gái út của nhà phú ông mang cơm cho Sọ Dừa.

4. Vẽ tranh minh họa truyện cổ tích lớp 8 – Sự tích cây vú sữa

4.1. Tóm tắt nội dung truyện

Truyện kể về một cậu bé vì được mẹ cưng nhiều mà trở nên hư hỏng, chẳng những ham chơi còn không biết nghe lời mẹ. Một lần vì bị mẹ mắng, cậu bỏ nhà ra đi. Người mẹ ở nhà mỏi mòn trông ngóng con trở về mà chẳng thiết tha ăn uống. Cuối cùng kiệt sức mà chết.

Cậu bé trở về

Cậu bé đã đi nhiều ngày, vì không có gì ăn lại còn bị đám trẻ to lớn hơn ức hiếp, lúc này cậu mới nhớ đến mẹ và quyết định về nhà. Nhưng về nhà lại chẳng thấy mẹ đâu, chỉ thấy trước nhà có cây xanh kỳ lạ. Trên cây bỗng rơi xuống một quả mọng, cậu dùng tay bóp nhẹ, thấy bên trong trào ra một dòng sữa trắng, ngọt thơm như sữa mẹ.

Cậu ôm lấy thân cây và khóc, cây xòa cành như bàn tay mẹ đang vỗ về cậu. Sau này, cậu đem hạt gieo trồng khắp nơi và đặt cho chúng cái tên là cây vú sữa.

4.2. Gợi ý vẽ tranh minh họa truyện cổ tích cây vú sữa

– Bạn có thể vẽ chi tiết cậu bé bỏ nhà ra đi, còn người mẹ thì ngồi trước cửa nhà mỏi mòn trông cậu trở về.

– Hoặc vẽ chi tiết cậu bé ngồi ôm gốc cây vú sữa khóc khi không nhìn thấy mẹ đâu.

– Ngoài ra, bạn cũng có thể chọn lựa vẽ chi tiết cậu bé tay cầm trái vú sữa và nhớ đến mẹ.

Những gợi ý vẽ tranh truyện cổ tích lớp 8 được chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn có được sự chuẩn bị bài tốt nhất trước khi đến lớp. Ngoài ra, bạn còn có thể phát huy ý tưởng của mình vẽ tranh minh họa truyện cổ tích thông qua những truyện cổ tích Việt Nam khác nhé. Các truyện dễ lấy ý tưởng vẽ có thể kể đến như truyện Cây tre trăm đốt, Bó đũa hay Ai mua hành tôi chẳng hạn,…

Mỹ Lệ