Trong bài viết này, MarryBaby sẽ giúp các phụ huynh hiểu hơn về ý nghĩa đầy đủ của cách cúng lễ đầy tháng cho bé trai và những việc cần chuẩn bị để mang đến cho gia đình nhiều may mắn .
1. Nguồn gốc của lễ cúng đầy tháng cho bé trai
1.1 Sự tích về lễ cúng đầy tháng cho bé trai
Khi nói về nguồn gốc của lễ cúng đầy tháng cho bé trai, ở mỗi nơi sẽ có những câu chuyện khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết đều là những câu chuyện về các bà Mụ và Đức ông. Những người đã giúp nặn hình ra đứa trẻ và gửi đến cho gia đình.
Câu chuyện thường được các bà mẹ truyền tai nhau về một sự tích xưa. Mỗi đứa trẻ sơ sinh đều do các vị Đại Tiên (Bà Chúa Đầu thai) hay còn gọi là 12 Bà Mụ nặn ra. Mỗi Mụ Bà sẽ có trách nhiệm nặn ra một bộ phận cho đứa trẻ như mắt, mũi, tay, chân, tóc… xấu hay đẹp cũng do tay các Bà Mụ nặn ra.
Lễ cúng tạ bà mụ khi bé 1 tháng thì gọi là đầy tháng, khi bé tròn 1 tuổi là thôi nôi. Ngoài ra ở các mốc khác như lúc 3, 6, 9 tuổi đều có làm lễ cúng người ta vẫn gọi là cúng đốt hoặc cúng căn.
>> Mẹ có thể xem thêm: Ngày cắt tóc cho bé nào giúp mang lại sức khỏe may mắn?
1.2 Ý nghĩa lễ cúng đầy tháng cho bé trai
Theo quan niệm dân gian, lễ cúng đầy tháng cho bé trai mang những ý nghĩa sau đây:
- Bữa tiệc đánh dấu thời điểm bé tròn 1 tháng kể từ lúc sinh ra.
- Lễ cúng đầy tháng cho bé trai là một trong những bữa lễ để tạ ơn Bà Mụ, Đức Ông đã theo dõi và phù hộ mẹ tròn con vuông.
- Giới thiệu đứa bé với tất cả mọi người.
- Một buổi tiệc công nhận sự hiện diện của đứa trẻ cũng như nhận được sự chúc phúc từ mọi người.
1.3 12 Bà Mụ (mẹ sanh) là những ai?
Theo sự tích về cúng mụ cho bé trai, 12 Bà Mụ là các thần giúp việc cho Ngọc Hoàng. Mỗi bà kiêm một việc trong sinh nở giáo dưỡng, được gọi tên như sau:
- Mụ bà Trần Tứ Nương coi việc sinh đẻ (chú sanh).
- Mụ bà Vạn Tứ Nương coi việc thai nghén (chú thai).
- Mụ bà Lâm Cửu Nương coi việc thụ thai (thủ thai).
- Mụ bà Lưu Thất Nương coi việc nặn hình hài nam, nữ cho đứa bé (chú nam nữ).
- Mụ bà Lâm Nhất Nương coi việc chăm sóc bào thai (an thai).
- Mụ bà Lý Đại Nương coi việc chuyển dạ (chuyển sanh).
- Mụ bà Hứa Đại Nương coi việc khai hoa nở nhụy (hộ sản).
- Mụ bà Cao Tứ Nương coi việc ở cữ (dưỡng sanh).
- Mụ bà Tăng Ngũ Nương coi việc chăm sóc trẻ sơ sinh (bảo tống).
- Mụ bà Mã Ngũ Nương coi việc ẵm bồng con trẻ (tống tử).
- Mụ bà Trúc Ngũ Nương coi việc giữ trẻ (bảo tử).
- Mụ bà Nguyễn Tam Nương coi việc chứng kiến và giám sát việc sinh đẻ (giám sanh).
2. Cách tính ngày cúng đầy tháng cho bé trai
Ngày sinh của bé được tính theo cả ngày Dương (lịch phương Tây) lẫn ngày Âm (lịch phương Đông). Tuy nhiên, cách tính ngày lễ cúng đầy tháng cho bé trai được tính theo ngày Âm lịch.
Theo truyền thống, lễ cúng mụ đầy tháng cho bé trai sẽ diễn ra vào ngày sinh thứ 29 của trẻ. Dân gian dùng cách tính ngày cúng đầy tháng là “gái lùi hai, trai lùi một”. Bên cạnh đó, lễ cúng đầy tháng sẽ được thực hiện vào lúc sáng sớm hoặc chiều tối.
Mẹ có thể xem giờ cúng đầy tháng cho bé trai như sau:
- Miền Bắc: trước 12 giờ.
- Miền Trung: từ 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều.
- Miền Nam: trước 9 giờ.
Hiện nay, nhiều cha mẹ hiện đại lại căn cứ vào lịch Dương để tổ chức lễ cúng đầy tháng cho con. Cha mẹ sẽ lấy ngày sinh dương lịch của con làm mốc và đúng ngày đó tháng sau sẽ tổ chức lễ cúng đầy tháng cho bé.
>>> Mẹ có thể tham khảo: Xem giờ cúng đầy tháng cho bé trai chuẩn phong tục Việt Nam
3. Cách cúng đầy tháng cho bé trai đơn giản
Trong lễ đầy tháng cho bé trai, bố mẹ cần chuẩn bị mâm cúng đầy tháng cho bé trai gồm những điều dưới đây:
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!