Tăng doanh số bán hàng và doanh thu là quá trình cơ bản mang tính nền tảng cho sự tăng trưởng, phát triển chiến lược của doanh nghiệp. Muốn đạt được doanh thu tốt các nhà bán lẻ cần chú trọng đến chiến lược và cách thức tiếp cận khách hàng.
8 tuyệt chiêu tăng trưởng doanh thu và doanh số áp dụng cho mọi lĩnh vực sau đây sẽ mang đến các bài học hữu ích cho nhà quản lý.
8 tuyệt chiêu thúc đẩy doanh số bán hàng hiệu quả nhất trong mọi lĩnh vực
1. Đảm bảo giá sản phẩm thúc đẩy tỷ suất lợi nhuận
Định giá sản phẩm một cách hiệu quả không còn là hình thức nghệ thuật mơ hồ. Khi thị trường đang ngày trở nên năng động hơn, chiến lược định giá của doanh nghiệp cần phản ánh thông qua sự linh hoạt và nhanh nhẹn.
Chiến lược định giá là nền tảng của doanh thu và tỷ suất lợi nhuận. Vì vậy nếu doanh nghiệp chưa phát triển một chiến lược được dữ liệu chứng minh để tăng lợi nhuận, thì đây là vấn đề đầu tiên của doanh nghiệp nên tập trung vào.
Các doanh nghiệp cần rất nhiều dữ liệu cần thiết để bắt đầu cải thiện và điều chỉnh chiến lược giá của mình. Để tiết kiệm thời gian và tránh các rủi ro, tốt nhất các nhà bán lẻ nên sử dụng sự trợ giúp của các giải pháp phần mềm định giá hiện nay. Các công cụ phần mềm giúp cải thiện chiến lược định giá của mình chỉ với một vài cú nhấp chuột. Công cụ này cũng giúp các doanh nghiệp ứng phó tốt hơn trong tương lai khi có ý định thay đổi giá cả hàng hóa/dịch vụ. Chiến lược định giá thông minh chính là tuyệt chiêu tăng doanh số bán hàng cho các nhà bán lẻ.
>> Xem thêm Chiến lược giá là gì? Hướng dẫn cơ bản về chiến lược định giá sản phẩm
2. Đặt ra mục tiêu rõ ràng
Nhiều người cho rằng mục tiêu của đa số doanh nghiệp chính là thúc đẩy tăng trưởng, tăng doanh số và tăng doanh thu. Tuy nhiên trên thực tế 3 mục tiêu này không giống nhau và có cách tiếp cận khác nhau.
Ví dụ: Tăng doanh số bán hàng không phải lúc nào cũng đồng nghĩa với tăng doanh thu. Hay như thúc đẩy tăng trưởng cần các khoản đầu tư ban đầu mà không dẫn đến tăng thu nhập.
Nhà quản lý cần xác định đâu là mục tiêu ưu tiên mà doanh nghiệp muốn hướng tới, từ đó tìm ra giải pháp hoàn thành mục tiêu. Doanh nghiệp có thể có những công cụ tiên tiến nhất, tuy nhiên nếu nhà quản lý và nhóm bán hàng làm việc không có mục tiêu rõ ràng thì rất dễ dẫn đến thất bại. Chìa khóa ở đây chính là đưa ra các mục tiêu càng rõ ràng, chi tiết càng tốt. Đặt mục tiêu cho các nhóm sản phẩm riêng lẻ đáp ứng các mục tiêu chung hơn. Ví dụ: Nếu mục tiêu chính là tăng lợi nhuận, thì một số KVIs phải tăng tỷ suất lợi nhuận lên 5% trong 2 hoặc 3 tháng.
Doanh nghiệp lưu ý rằng 80% doanh thu đến từ 20% khách hàng, hãy tập trung xác định 20% mục tiêu cốt lõi. Tìm hiểu thêm về nguyên lý 80/20 trong kinh doanh và quản trị.
3. Tương tác nhiều hơn với khách hàng
Khách hàng đánh giá cao việc được lắng nghe và sẵn sàng trò chuyện với các nhà bán lẻ mà họ mua hàng. Cho dù đó là dưới dạng khảo sát, đánh giá hoặc thậm chí giới thiệu cho người khác, khách hàng muốn truyền đạt suy nghĩ về trải nghiệm mua sắm của họ. Đối với nhà bán lẻ, điều này mang đến nhiều lợi ích.
Ngoài ra, những khách hàng đã mua không chỉ giới thiệu sản phẩm/dịch vụ đến với nhiều khách hàng tiềm năng khác mà còn có thể xác định các sai sót trong quy trình bán hàng của doanh nghiệp đó.
Bằng cách thiết lập nhiều kênh giao tiếp với khách hàng, doanh nghiệp có thể nhận được tin tức miễn phí và tư vấn miễn phí để cải thiện hoạt động kinh doanh của mình. Doanh nghiệp tiếp thu phản hồi nhận được từ khách hàng sau đó nghiên cứu và thực hiện các thay đổi để đảm bảo trải nghiệm khách hàng tích cực.
4. Tạo động lực mua sắm cho khách hàng
Một trong những chiêu tăng doanh số bán hàng mà mọi doanh nghiệp đã và đang áp dụng chính là tạo động lực mua hàng cho khách hàng của mình. Vào những ngày lễ quan trọng như Giáng sinh hay sinh nhật, Tết,… việc khuyến khích khách hàng mua sắm sẽ giúp tăng doanh thu cho nhà bán lẻ. Ngành bán lẻ trên toàn thế giới tạo ra các sự kiện mua sắm như Black Friday hoặc Cyber Monday, để thúc đẩy bán hàng và khuyến khích người tiêu dùng mua sắm.
5. Cross-selling tăng doanh thu
Một tuyệt chiêu tăng doanh số bán hàng khác được nhiều nhà bán lẻ áp dụng chính là bán chéo các sản phẩm liên quan. Các doanh nghiệp có thể đóng gói các sản phẩm có liên quan và bán với mức giá hợp lý nhằm thu hút khách hàng. Người tiêu dùng thường bị thu hút bởi các sản phẩm được đóng gói bắt mắt hay các sản phẩm được bán cùng nhau. Đóng gói sản phẩm ấn tượng cùng chiến lược bán chéo sản phẩm giúp thúc đẩy doanh thu bán hàng cho các doanh nghiệp. Ngoài ra bạn có thể tham khảo Cách áp dụng Hiệu ứng chim mồi nhằm tác động khách hàng mua nhiều sản phẩm/dịch vụ hơn.
6. Tìm kiếm các kênh phân phối và cơ hội mới
Doanh nghiệp có thể có một chiến lược tiếp thị đã được thử nghiệm thành công trên các kênh bán hàng. Tuy nhiên nếu doanh nghiệp bỏ qua các kênh phân phối khác do không nhận ra, điều này có thể ảnh hưởng đến doanh số bán hàng. Nhà quản lý cần xem lại chiến lược tiếp thị và tìm các cơ hội và đối tượng tiếp thị mới từ đó cải thiện và thúc đẩy tăng doanh số bán hàng.
Việc tìm kiếm các kênh mới không đòi hỏi doanh nghiệp phải thay đổi chiến lược tiếp thị hiện tại. Doanh nghiệp vẫn giữ nguyên các kênh hiện có và phương thức bán hàng thông qua chúng.
7. Tập trung vào thương hiệu
Thương hiệu là công cụ quan trọng trong việc định hình cách nhìn nhận sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường và trong mắt người tiêu dùng. Chất lượng hình ảnh thương hiệu sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến giá cả sản phẩm.
Khách hàng quan tâm đến các đặc điểm của thương hiệu hơn bao giờ hết và sẵn sàng trả giá cao hơn cho các nhà bán lẻ đáng tin cậy hơn. Xây dựng thành công thương hiệu được xem là tuyệt chiêu giúp tăng doanh số bán hàng và lòng tin của doanh nghiệp đối với người tiêu dùng.
8. Tạo động lực cho nhóm bán hàng của doanh nghiệp
Nghiên cứu cho thấy rằng khách hàng rất quan tâm đến nhân viên của nhà bán lẻ nơi họ mua sắm. Các công ty nổi tiếng với môi trường làm việc kém sẽ phải trả giá do làm hỏng hình ảnh thương hiệu và ảnh hưởng tiêu cực đến trải nghiệm khách hàng của họ. Trong nội bộ, nếu nhân viên cảm thấy rằng họ thiếu cơ hội thăng tiến hoặc công việc của họ không được đánh giá cao trong công ty, thì họ sẽ khó có thể làm hết sức mình. Trên thực tế, thu nhập và doanh số bán hàng của doanh nghiệp có thể tăng bằng việc mang lại động lực và cảm hứng cho nhân viên.
Trên đây là 8 tuyệt chiêu tăng doanh số bán hàng (Áp dụng mọi lĩnh vực). Nhà quản lý có thể nhận thấy một số xu hướng chung giữa các phương pháp tăng doanh số và doanh thu.
Đầu tiên, doanh nghiệp cần đổi mới tư duy và hướng tới tương lai. Thứ hai, công nghệ chính là chìa khóa giúp các doanh nghiệp bứt phá, tăng sức cạnh tranh trên thị trường
+3500 doanh nghiệp đã ứng dụng FastWork Sales vào quản lý quy trình và đạt được những hài lòng nhất định.
Liên hệ: 0983 089 715 hoặc để lại thông tin đăng ký dưới Form để được tư vấn và nhận Demo trải nghiệm miễn phí ngay hôm nay.
Đăng ký dùng thử
Tham khảo thêm các bài viết:Gợi ý 8 chiến lược truyền thông ra mắt sản phẩm không thể bỏ quaLựa chọn chiến lược phân phối sản phẩm nào để hàng hóa tới tay khách hàng nhanh nhất?Thế nào là quy trình chốt sales hiệu quả? Bật mí 5 chiến thuật chốt sales trong chớp mắtCác chiến lược bán hàng phổ biến và hiệu quả cho Startups
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!