Bạn có thể nhận biết các ngôn ngữ cơ thể của người đối diện? Bạn có thể lắng nghe, thậm chí hiểu được những gì người đối diện chưa nói chỉ bằng những sự thay đổi trong giọng điệu? Bạn có thể kiểm soát và giải quyết những cảm xúc tiêu cực? Xin chúc mừng, bạn là một người có trí tuệ cảm xúc rất tốt.
Trí tuệ cảm xúc (EQ – Emotional Intelligence) là khả năng khai thác và kết nối những cảm xúc của bản thân. Việc này sẽ giúp bạn kiểm soát tốt những áp lực trong cuộc sống và giao tiếp hiệu quả hơn với mọi người, giúp nâng cao đời sống của bạn cả về mặt cá nhân cũng như công việc. Chúng ta đều có tính cách, mong muốn và nhu cầu khác nhau, và khác nhau trong cả cách thể hiện cảm xúc. Ta cần phải khéo léo và thông minh để vượt qua tất cả những điều này, đặc biệt nếu muốn thành công trong cuộc sống. Đây là lúc Trí tuệ cảm xúc trở nên quan trọng.
Không giống như IQ, thứ không thể thay đổi, EQ có thể được phát triển và mài dũa qua thời gian. Đây là những gợi ý về cách rèn luyện trí tuệ cảm xúc bạn có thể thực hiện để gia tăng trí tuệ cảm xúc của mình qua từng ngày. Tuy nhiên, trí tuệ và cảm xúc là hai yếu tố song hành có nếu bạn muốn trở thành một người hoàn hảo.
-
- 1. Tập trung khi lắng nghe và giao tiếp với mọi người. Thay vì luyện tập cách phản ứng lại khi người khác đang nói, hãy chú tâm vào việc đặt câu hỏi để làm rõ và hiểu được nội dung người đó muốn truyền đạt.
- 2. Tóm tắt và phản hồi lại những gì người khác nói với bạn. Đừng chỉ lắng nghe rồi để mọi thứ trôi tuột hoặc lắng nghe mà không hiểu được ý người đối diện. Hỏi lại xem phần tóm ý của mình đã chính xác với các nội dung người ấy muốn truyền đạt hay chưa.
- 3. Xác định cảm xúc và suy nghĩ. cách rèn luyện, phát triển trí tuệ cảm xúc hiệu quả nhất là hãy hỏi xem nhân viên của bạn cảm thấy thế nào về những thông tin họ cung cấp cho bạn và những suy nghĩ mấu chốt của họ về mọi thứ đang tiến triển. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc nhận biết các phản ứng theo cảm xúc của nhân viên, hãy hỏi để biết thêm. Hầu hết các nhân viên chỉ sẵn sàng tiết lộ các quan điểm của mình khi nhận thấy nhà quản lý của họ thật sự quan tâm. Nhờ những việc này, bạn cũng sẽ phát triển được trí tuệ cảm xúc cho riêng mình.
- 4. Rèn luyện khả năng nhận biết ngôn ngữ cơ thể và các giao tiếp phi ngôn ngữ. Hạn chế sự hấp tấp khi giao tiếp để có thể nhận ra khi nào thì ngôn ngữ cơ thể không phù hợp với nội dung bạn nói ra. Tạo thói quen diễn dịch ngôn ngữ cơ thể của nhân viên để hiểu một cách thấu đáo các nội dung họ muốn truyền đạt. Việc luyện tập thường xuyên sẽ giúp bạn ngày càng tiến bộ hơn.
- 5. Để tâm đến những phản ứng của bạn khi giao tiếp với nhân viên. Hãy đảm bảo rằng bạn sẽ luôn phản ứng ở hai cấp độ, không những phản ứng lại với các biểu hiện bên ngoài mà còn phải chú ý đến các cảm xúc ngầm, các nhu cầu và mong ước, v.v…được thể hiện trong hầu hết các cuộc giao tiếp nếu bạn chú ý quan sát. Một lần nữa, nếu bạn không có được khả năng phản ứng ở cấp độ hai – cái liên quan đến các cảm xúc của người nói, hãy đặt câu hỏi cho đến khi bạn nắm bắt được.
- 6. Hãy chú ý nhiều hơn đến các cảm xúc của riêng bạn. Phân tích cách bạn phản ứng lại trong các tình huống cảm xúc. Tìm kiếm thông tin phản hồi từ các nhân viên mà bạn cho là có thể tin tưởng, không có sự định kiến hay thiên vị khi đưa ra ý kiến. Tìm kiếm thêm các phản hồi từ cấp trên của bạn hay một người cố vấn có thể mô tả lại các tác động mà bạn gây ảnh hưởng lên người khác trong một cuộc họp chẳng hạn.
Tuy nhiên, điều quan trọng nhất để có trí tuệ cảm xúc là bạn phải có sự tập trung và rèn luyện liên tục. Nên không ngừng tìm kiếm và sử dụng các phản hồi để mài dũa nhận thức về các hành động và hành vi của bạn.
Việc rèn luyện Trí tuệ cảm xúc là điều cần thiết, thậm chí là bắt buộc với các nhà quản lý và lãnh đạo. Tuy nhiên, bên cạnh việc phát triển trí tuệ cảm xúc, các nhà lãnh đạo cũng nên để ý đến việc tập trung cải thiện trí tuệ và cảm xúc. Nếu không có trí tuệ cảm xúc, nhà lãnh đạo sẽ mất đi khả năng nhận thức và phản ứng lại các thành phần cảm xúc của giao tiếp và tương tác với các nhân viên khác. Sự thiếu hụt khả năng này sẽ làm thui chột đi tính hiệu quả trong công việc của họ.
Source| humanresources.about.com
Cung cấp bởi Le & Associates.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!