[Hướng dẫn] Cách nhận xét bảng báo cáo kết quả kinh doanh

Tìm kiếm việc làm

1. Tìm hiểu chung về bảng báo cáo kết quả kinh doanh

Bảng báo cáo kết quả kinh doanh được biết đến là một loại báo cáo tài chính tổng hợp. Báo cáo này được sử dụng rất phổ biến trong các doanh nghiệp hiện nay nhằm tổng quát về tình hình, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong 1 giai đoạn, thời kỳ nhất định. Đây cũng mà 1 trong những loại báo cáo, bảng biểu xuất hiện ở báo cáo tài chính.

Nội dung của báo cáo kết quả kinh doanh bao gồm có 3 phần chính như sau:

– Doanh thu, các chi phí hợp đồng kinh doanh trong thời kỳ:

+ Doanh thu của hoạt động kinh doanh dịch vụ, sản phẩm; ở đây chính là doanh thu có được từ hoạt động bán hàng, các dịch vụ, doanh thu tài chính và những khoản giảm trừ trong thời kỳ đó.

+ Chi phí chính là toàn bộ các yếu tố về giá vốn hàng bán ra, chi phí tài chính cùng chi phí bán hàng trong thời kỳ.

– Lợi nhuận, nghĩa vụ về thuế thu nhập doanh nghiệp:

+ Lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ bao gồm những lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh, lợi nhuận sau thuế (lãi cổ tức) và một số hoạt động liên quan khác.

+ Nghĩa vụ thuế thu nhập của doanh nghiệp chính là thuế thu nhập phải nộp trong thời kỳ cùng với thuế thu nhập doanh nghiệp chưa phải nộp ở thời kỳ đó.

– Thu nhập và những chi phí của hoạt động khác

Khi phân tích và nhận xét bảng báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong 1 thời kỳ nào đó sẽ cho các nhà quản lý thấy được hoạt động nào đóng góp nhiều nhất vào lợi nhuận họ thu được. Thông thường thì hoạt động chính sẽ có vai trò lớn nhất. Đặc biệt, khi so sánh với những thời kỳ trước đó thì ta có thể nhận thấy rõ sự biến động tăng hay giảm của các hoạt động. Nếu hoạt động sản xuất, kinh doanh chính có sự chuyển biến tăng tức là doanh nghiệp đang hoạt động hiệu quả.

Tham khảo: Những việc làm nhân viên kinh doanh hấp dẫn nhất!

2. Hướng dẫn cách nhận xét báo cáo kết quả kinh doanh

Để có thể phân tích cũng như nhận xét được bảng báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, theo quyết định số 15/2006/QĐ – BTC đưa ra ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính thì bạn cần phải nắm vững được những thông tin chi tiết dưới đây:

– Doanh thu bán hàng và cung cấp các dịch vụ (mã số là 01) sẽ phản ánh về tổng doanh thu bán hàng hóa, các thành phẩm, bất động sản đầu tư, các doanh thu có được nhờ cung cấp dịch vụ cùng các doanh thu liên quan khác trong báo cáo của doanh nghiệp theo năm.

– Các khoản giảm trừ doanh thu (mã số là 02) sẽ phản ánh một cách tổng hợp nhất về các khoản giảm trừ vào tổng doanh thu trong năm của doanh nghiệp. Cụ thể các khoản đó bao gồm có khoản chiết khấu thương mại, khoản giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp.

– Doanh thu thuần (mã số là 10) phản ánh về số doanh thu qua hoạt động bán hàng hóa, các thành phẩm, bất động sản đầu tư, các doanh thu có được từ hoạt động cung cấp dịch vụ, hàng hóa và các doanh thu khác đã trừ đi khoản giảm trừ trong kỳ báo cáo.

– Giá vốn hàng bán (mã số là 11) phản ánh về tổng giá vốn của hàng hóa bán ra, các bất động sản đầu tư, giá thành sản xuất của thành phẩm đã bán ra, các chi phí trực tiếp của khối lượng dịch vụ đã cung cấp cùng các chi phí khác được tính vào giá vốn hoặc là ghi giảm giá vốn hàng hóa bán ra trong kỳ báo cáo.

– Lợi nhuận gộp (mã số là 20) phản ánh về sự chênh lệch của doanh thu thuần với giá vốn của hàng hóa bán phát sinh trong thời kỳ đó.

– Doanh thu của hoạt động tài chính (mã số là 21) phản ánh về doanh thu của hoạt động tài chính thuần phát sinh trong thời kỳ báo cáo của doanh nghiệp như là tiền lãi ngân hàng, tiền lãi đầu tư chơi chứng khoán,…

Chi phí tài chính (mã số là 22) sẽ phản ánh về tổng chi phí tài chính, cụ thể là tiền lãi vay cần phải trả, chi phí bản quyền, các chi phí của hoạt động liên doanh,… có phát sinh trong thời kỳ báo cáo của doanh nghiệp.

– Chi phí lãi vay (mã số là 23) phản ánh về các chi phí lãi vay cần phải trả, khoản này sẽ được tính vào chi phí tài chính trong kỳ báo cáo.

– Chi phí bán hàng (mã số là 25) phản ánh về tổng chi phí bán hàng hóa, các thành phẩm đã bán, các dịch vụ đã cung cấp có phát sinh trong kỳ báo cáo.

– Chi phí quản lý doanh nghiệp (mã số là 26) sẽ phản ánh về tổng chi phí quản lý doanh nghiệp có phát sinh trong thời kỳ báo cáo.

– Lợi nhuận thuần từ các hoạt động kinh doanh (mã số là 30) phản ánh về kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra trong thời kỳ báo cáo.

– Thu nhập khác (mã số là 31) thể hiện các khoản thu nhập khác bên cạnh kinh doanh có phát sinh trong thời kỳ báo cáo.

– Các chi phí khác (mã số là 32) thể hiện tổng các khoản chi phí khác có phát sinh trong thời kỳ báo cáo.

– Lợi nhuận khác (mã số 40) phản ánh về sự chênh lệch giữa các thu nhập khác (sau khi đã trừ đi thuế giá trị gia tăng cần phải nộp được tính theo phương pháp trực tiếp) so với các chi phí phát sinh trong thời kỳ báo cáo.

– Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (mã số là 50) phản ánh về tổng số lợi nhuận kế toán đã thực hiện trong năm báo cáo của doanh nghiệp.

– Các chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp (mã số là 51) sẽ phản ánh về các chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành có phát sinh trong năm báo cáo của doanh nghiệp.

– Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại (mã số là 52) sẽ phản ánh về các chi phí thuế thu nhập của doanh nghiệp đã hoãn lại hoặc là khoản thuế thu nhập hoãn lại có phát sinh trong năm báo cáo.

– Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (mã số 60) thể hiện tổng số lợi nhuận thuần (hoặc là bị lỗ) sau khi trừ đi thuế từ các hoạt động của doanh nghiệp có phát sinh trong năm báo cáo.

– Lãi cơ bản trên cổ phiếu (EPS) (mã số là 70) phản ánh về lãi cơ bản trên cổ phiếu, khoản này chưa tính đến các công cụ phát hành trong tương lai và có khả năng pha loãng các giá trị của cổ phiếu.

Khi đã nắm được toàn bộ các yếu tố, tiêu chí đánh giá thì nhà quản lý doanh nghiệp sẽ cần đọc, phân tích các số liệu được đưa ra trong báo cáo như thế nào, có thể hiện được sự chuyển biến tích cực của hoạt động kinh doanh trong thời kỳ hay không? Những vấn đề này đều cần phải được xem xét một cách kỹ lưỡng, từ đó định hướng được chiến lược, phương pháp để phát triển hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp trong các giai đoạn tiếp theo.

Tìm hiểu thêm: Tại đây tuyển dụng giám đốc kinh doanh. Bạn đã biết chưa?

3. Ý nghĩa của việc phân tích, nhận xét bảng báo cáo kết quả kinh doanh

Việc phân tích, nhận xét bảng báo cáo kết quả kinh doanh có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với các doanh nghiệp hiện nay như là:

– Giúp cho doanh nghiệp có thể tổng hợp lại các thông tin về chi phí, lợi nhuận cùng như các khoản doanh thu mà doanh nghiệp đã đạt được trong thời kỳ nhất định. Thông qua bảng báo cáo kết quả doanh thu mà doanh nghiệp có thể nhận xét, đánh giá và biết rằng liệu các hoạt động kinh doanh có diễn ra hiệu quả không, đồng thời có các dự tính cho tương lai.

– Nhìn vào báo cáo kết quả kinh doanh, doanh nghiệp có thể thấy được rõ ràng các khoản, các mục chi phí giá vốn của hàng hóa, các chi phí bán hàng, quản lý doanh nghiệp, khoản trừ khấu hao, lãi tiền vay, thuế,… Nếu như những khoản này tăng lên thì có thể đánh giá rằng doanh nghiệp đang quản lý chi phí tài chính chưa tốt hay đang đầu tư quá mức cho những hoạt động xúc tiến thương mại, chi phí bán hàng nhằm nâng cao về thương hiệu.

– Nhận xét bảng báo cáo kết quả kinh doanh cũng giúp cho các nhà quản lý có thể đưa ra được những dự báo về lợi nhuận và dòng tiền của doanh nghiệp trong tương lai. Đây là hoạt động mang ý nghĩa cực kỳ quan trọng bởi dù là doanh nghiệp nào thì tiền, lợi nhuận vẫn luôn là điều không thể thiếu nếu như muốn đảm bảo sự duy trì, phát triển vững mạnh.

– Bên cạnh đó thì việc nhận xét bảng báo cáo kết quả kinh doanh cũng sẽ cho doanh nghiệp thấy được những thông tin quan trọng và đây cũng là nền tảng, cơ sở để doanh nghiệp đánh giá về mức độ đóng góp cho xã hội như thế nào? 1 doanh nghiệp có thể tạo ra nhiều lợi nhuận thì chắc chắn họ đã sử dụng các nguồn lực của xã hội 1 cách hiệu quả.

Việc làm nhân viên kinh doanh tại hà nội

Hy vọng rằng những thông tin trên đây sẽ giúp bạn đọc nắm rõ về cách nhận xét bảng báo cáo kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp hiện nay như thế nào? Chúc các bạn có thể áp dụng vào công việc một cách hiệu quả và đưa doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ nhé!