1. Món cháo cá chép cho bà bầu có tác dụng gì?
Cách nấu cháo cá chép tốt cho bà bầu là công thức nấu ăn giúp giữ được vị ngọt, cũng như chất dinh dưỡng của cá tốt hơn so với các cách chế biến khác. Thế nên, đây là món cháo được đông đảo mẹ bầu yêu thích, vì cách nấu dễ thực hiện, dễ ăn, mùi vị cũng rất vừa miệng. Tại sao cháo cá chép lại tốt cho bà bầu, nên ăn cháo cá chép trong thời điểm nào là tốt nhất? Vô vàn những thắc mắc của “hội bà bầu” được chia sẻ – đây cũng chính là những chủ đề được đông đảo chị em lần đầu thai nghén quan tâm.
Tuy là món ăn rất dinh dưỡng, có tác dụng an thai, nhưng nếu không biết cách làm món cháo cá chép cho mẹ bầu bồi dưỡng như thế nào thì sẽ rất tanh, khó ăn. Bởi, mẹ nào mà lại chẳng muốn con sinh ra được khỏe mạnh, xinh xắn. Các bác sĩ chuyên khoa cũng cho rằng, các thai phụ nên ăn nhiều cá sông, cá nước ngọt vì rất tốt cho cả mẹ và con. Vậy, làm sao để nấu được một nồi cháo từ cá chép ngon, không bị tanh mà thai nhi lại hấp thụ toàn bộ chất dinh dưỡng? Hãy cùng tham khảo các công thức ngay dưới đây nhé!
2. Hướng dẫn các cách nấu cháo cá chép tốt cho bà bầu ăn ngon mà không tanh
2.1. Cách nấu cháo cá chép đậu xanh dành cho bà bầu
Cá chép là một loại cá có tính bình, chứa nhiều vitamin và dưỡng chất giúp an thai và suy nhược cơ thể sau sinh. Song, để gấp đôi lượng chất dinh dưỡng, các bác sĩ thường khuyên các bà bầu nên nấu cá chép với đậu xanh. Sự kết hợp này vừa ngon hơn, mà lại giúp món cháo không bị tanh. Vậy, cách nấu cháo cá chép cho bà bầu với đậu xanh sẽ bao gồm những nguyên liệu gì?
2.1.1. Nguyên liệu cần chuẩn bị
- 1 con cá chép cỡ nhỏ tầm 300 – 500 gram
- 1 củ nghệ nhỏ
- 1 ít nấm rơm
- 1 nắm đậu xanh đã bóc vỏ
- 1/2 chén gạo tẻ
- 1 củ cà rốt nhỏ
- Hành lá, ngò
- Rau thì là
2.1.2. Sơ chế cá chép và các nguyên liệu
- Cà rốt, nghệ đem gọt vỏ, rửa sạch, rồi thái hạt lựu.
- Nấm rơm thì cắt bỏ phần gốc, rửa sạch rồi cũng thái hạt lựu. Nếu là nấm khô thì phải ngâm trong 15 phút cho nở ra rồi mới bắt đầu rửa sạch, thái hạt lựu.
- Hành lá, ngò rửa sạch, thái nhỏ. Rau thì là cũng vậy.
- Với cá chép, khâu sơ chế đảm bảo phải kỹ càng. Đầu tiên, đánh sạch vảy cá, loại bỏ đi các bộ phận gồm ruột cá, mang cá. Đặc biệt, để món cháo cá chép không bị tanh thì nên cạo đi phần đen ở trong bụng cá. Nếu kỹ hơn, bạn có thể rửa sạch cá với lại nước vo gạo hoặc là nước gừng cũng được.
- Gạo và đậu xanh thì vo sạch, đối với đậu xanh thì ngâm tầm 5 phút để phần đậu hư, thối nổi lên. Sau đó thì vớt đi, có như vậy thì cách nấu cháo cá chép cho bà bầu mới ngon được.
2.1.3. Luộc cá chép
- Cá chép sau khi đã sơ chế thì đem đi luộc, nhớ gạc lấy phần nước luộc cá (chỉ lấy phần nước trong, gạn đi phần cặn ở bên dưới).
- Bạn chỉ nên luộc cho đến khi cá vừa chín tới, có độ mềm vừa phải. Nếu luộc kỹ quá thì thịt cá bị nát đi, chất dinh dưỡng trong cá cũng vơi dần.
- Riêng phần cá thì mang đi gỡ lấy thịt, nhớ là gỡ thật kỹ, lấy hết phần xương ra để tránh ăn bị hóc xương.
- Ngoài ra, nếu bạn không thích luộc cá thì vẫn có thể lóc thịt khi cá còn sống. Song, cách này khá là khó, vì thịt cá thường dính vào xương, rất khó gỡ. Sau khi gỡ xong, bạn phải xào nhẹ nhàng để cá không bị nát. Theo Webnauan.vn thì tốt nhất, bạn nên luộc cá để đảm bảo an toàn. Vì xương cá khi luộc chín sẽ tiết ra nước rất là ngọt. Cách nấu cháo cá chép cho bà bầu cũng nhờ thế mà có vị thanh ngọt, ăn đậm đà hơn.
2.1.4. Vo gạo, nấu cháo đậu xanh nhừ
- Đậu xanh với gạo tẻ đã vo sạch thì đem nấu với nước luộc cá lúc nãy.
Lưu ý: Công đoạn này phải nấu thật nhừ, nấu trong vòng 1 tiếng đồng hồ là cháo cũng đã bắt đầu nhuyễn dần. Bạn không nên bỏ đi phần nước luộc cá, vì đây là một yếu tố giúp cho món cháo cá đậm vị hơn. Bạn vẫn có thể nấu cháo với nước lọc, dĩ nhiên món ăn sẽ mất đi vị ngọt cần thiết, thai nhi cũng không hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng.
2.1.5. Xào sơ phần thịt cá chép
- Bắc chảo lên bếp, đun nóng với một chút dầu ăn.
- Đợi dầu nóng, phi thơm một chút đầu hành.
- Sau đó, cho phần nghệ, cà rốt cùng với nấm rơm vào, xào sơ qua.
- Tiếp tục, cho phần cá chép đã gỡ vào, đảo thêm một lần nữa. Lúc này, bạn nêm nếm cùng với tý muối, mì chính và tiêu. Cách nấu cháo cá chép cho bà bầu không nên cho quá nhiều ớt, tiêu (dù khẩu vị bình thường ăn cay), vì chúng có thể gây hại đến sức khỏe của mẹ và bé.
- Nếm lại lần nữa, thấy vị vừa ăn thì tắt bếp.
2.1.6. Cho nguyên liệu vào nồi cháo
- Cách nấu cháo cá chép cho bà bầu ninh nhừ cháo thì cho hết phần nguyên liệu đã xào ở trên vào, đảo đều một lượt.
- Sau đó, đậy nắp lại, tiếp tục hầm trong khoảng 10 – 15 phút nữa là được.
- Khi cháo đã nở đều, nêm nếm lại một lần nữa cho vừa miệng rồi tắt bếp. Nhớ cho thêm thì là, hành lá cùng ngò rí vào.
- Bây giờ thì múc món cháo cá chép ra tô và thưởng thức ngay cho nóng nào.
2.2. Hướng dẫn cách nấu cháo cá chép đậu đỏ cho bà bầu
Nếu bạn đã cảm thấy ngán vì thường xuyên ăn cháo cá chép nấu với đậu xanh, hãy thử đổi vị với món cháo cá chép đậu đỏ dưới đây. Cháo vẫn rất cực kỳ ngon, đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng cho cả mẹ và thai nhi. Đặc biệt, đây cũng là một món ngon giúp giảm nỗi lo phù chân ở bà bầu mà mọi người vẫn thường nhắc đến.
2.2.1. Bạn cần chuẩn bị nguyên liệu gì?
- 1 con cá chép nhỏ
- 100 gram đậu đỏ
- 100 gram gạo nếp
- Táo đỏ
- Trần bì
- Hành lá, rau mùi
- Hành tím, gừng
2.2.2. Sơ chế nguyên liệu
Ở cách nấu cháo cá chép cho bà bầu với đậu xanh trên, Webnauan.vn đã chia sẻ khá kỹ lưỡng cách sơ chế cá chép, bạn có thể tham khảo. Vì thế, phần này sẽ hướng dẫn sơ chế các nguyên liệu khác như sau:
- Đậu đỏ rửa sạch, ngâm qua đem để hạt đậu nở mềm. Công đoạn này sẽ giúp chúng ta tiết kiệm được thời gian, chi phí nấu nướng vì đậu đỏ nếu không ngâm thì rất lâu mới mềm. Sau khi ngâm qua đem, vớt đi phần đậu hư nổi trên mặt nước, rửa sạch thêm vài lần rồi để ráo nước.
- Gạo nếp thì đem vo sạch, loại bỏ phần thóc nổi trên mặt nước. Song, bạn không nên vo quá kỹ quá nhiều lần. Bởi, phần ở bên ngoài hạt gạo lại là nơi chứa nhiều chất dinh dưỡng nhất.
- Cá chép thì sơ chế như hướng dẫn ở trên, nếu không có sẵn gừng hoặc là nước vo gạo, hãy rửa sạch cá bằng nước muối vẫn được.
- Hành tím, gừng đem lột vỏ băm nhuyễn. Hành lá, rau mùi thì rửa sạch, cắt nhỏ.
2.2.3. Luộc cá chép và gỡ lấy thịt
Cũng giống như cách nấu cháo cá chép đậu xanh cho bà bầu ở trên, bạn luộc cá cho đến khi vừa chín tới. Giữ lại phần nước, phần cá thì gỡ lấy thịt, bỏ đi phần xương.
2.2.4. Hầm nguyên liệu đậu đỏ
- Nước luộc cá sau khi đã gặn đi phần cặn ở dưới, tiếp tục cho đậu đỏ, trần bì, táo vào hầm tiếp.
- Nước hầm này cực kỳ nhiều chất dinh dưỡng. Thế nên, ở cách nấu cháo cá chép cho bà bầu công đoạn này, bạn nấu đậu đỏ kỹ một chút để có độ ngọt tự nhiên nhé.
2.2.5. Nấu cháo trắng
Cách nấu cháo cá chép cho bà bầu này có một điểm khác so với công thức ở trên. Đó là chúng ta sẽ tiến hành nấu cháo trắng riêng, chứ không nấu chúng với nước hầm xương. Theo đó, bạn đun cháo với tỉ lệ 2 lít nước lọc : 100 gram gạo nếp. Nấu cho đến khi cháo nở nhừ thì tắt bếp.
2.2.6. Cho cháo vào nồi nước hầm
- Khi cháo đã mềm, trút hết vào nồi nước hầm đậu đỏ cùng với trần bì, táo lúc nãy.
- Khuấy đều nồi cháo, nêm nếm cùng với một ít gia vị.
- Khi cháo bắt đầu sôi trở lại, cho phần thịt cá vào nồi. Nếu thích cá tơi ra, bạn có thể nấu thêm một lúc nữa để phần thịt cá hòa lẫn với phần cháo.
- Múc cháo ra tô, rắc thêm một ít hành lá, rau mùi rồi thưởng thức ngay cho nóng. Bạn chớ nên để nguội mới ăn nhé, vì cháo cá nguội đi sẽ có mùi tanh, không còn hấp dẫn.
2.3. Cách nấu cháo cá chép với nấm cho bà bầu an thai, không bị tanh
2.3.1. Chuẩn bị phần nguyên liệu
- 500 gram cá chép sống
- 100 gram nấm rơm tươi
- 1/2 chén gạo nhỏ
- 1 củ nghệ nhỏ
- Hành lá
- Các gia vị thông dụng
2.3.2. Làm cá và luộc chín
- Cá chép mang đi đánh vảy, cạo ruột thật kỹ. Muốn cách nấu cháo cá chép cho bà bầu không bị tanh, bạn rửa sạch cá với nước vo gạo, nước gừng. Sau đó, đem cá đi luộc cho chín. Khi cá mềm, lóc lấy thịt. Nhớ bỏ đi phần xương cá, ngay cả những phần xương nhỏ ở trong nồi nước luộc cá vì nước này sẽ dùng để nấu cháo cho ngọt.
- Riêng phần thịt cá, đem ướp với một ít gia vị cho đậm đà trước khi chế biến. Cách nấu cháo các chép cho bà bầu nhớ nêm thêm một muỗng dầu ăn. Nước luộc cá thì chỉ gạn phần nước trong ở trên, để qua một tô riêng.
2.3.3. Sơ chế rau củ
- Trong lúc luộc cá, bạn có thể tranh thủ sơ chế các phần nguyên liệu còn lại để tiết kiệm thời gian. Nghệ thì gọt vỏ, đem giã nhuyễn. Nấm thì bạn nên chọn nấm rơm còn nhỏ, không bị nở xòe. Cắt phần chui nấm, rửa thật sạch, có thể để nguyên hoặc cắt làm đôi nếu thích.
- Hành lá thì rửa sạch, cắt nhỏ để tí nữa rắc lên cháo cho thơm.
- Nếu bà bầu thích ăn cay một chút thì có thể thái một vài lát ớt. Song, các bác sĩ cũng khuyên chúng ta không nên ăn đồ ăn cay nóng, kể cả cách nấu cháo cá chép cho bà bầu, vì vị cay không tốt cho thai nhi.
2.3.4. Bắt đầu nấu cháo
- Gạo đem vo qua hai nước, đổ gạo và nước vào nồi bắt đầu ninh cho cháo chín mềm, nở bung ra.
- Lúc này, bắc thêm một cái chảo nữa lên bếp. Tiếp tục đun nóng chảo với một tí dầu ăn, xào sơ qua phần nghệ giã nhuyễn.
- Sau đó, thêm phần nấm rơm cùng với cá đã ướp vào chung với nồi cháo, khuấy đều lên. Cách nấu cháo cá chép cho bà bầu muốn cháo có màu trắng tự nhiên thì có thể không bỏ nghệ.
2.3.5. Nêm nếm gia vị
- Khi cảm thấy cháo đã bắt đầu rục, các nguyên liệu hòa quyện, chín đều thì bắt đầu nêm nếm sao cho vừa ăn. Khi ướp cá ban nãy, chúng ta đã nêm với gia vị rồi. Thế nên, bạn nên canh chỉnh gia vị sao cho nồi cháo có vị vừa phải, không mặn quá mà cũng không nhạt quá, mất ngon đi.
- Đun cháo thêm tầm 10 – 15 phút thì tắt bếp, rắc thêm một chút hành lá vào. Bạn nên thưởng thức ngay khi cháo vừa còn nóng để hấp thu tốt chất dinh dưỡng cho thai nhi.
4. Cách nấu cháo cá chép cho bà bầu với gừng
4.1. Nguyên liệu
- Cá chép sông còn tươi: 500 gram (sơ chế tương tự 3 công thức ở trên)
- Gạo tẻ: 1/2 chén (vo sạch)
- Hành tím bóc vỏ, băm nhỏ hoặc cắt lát
- Hành lá rửa sạch, xắt nhỏ
- Gừng tươi xắt nhỏ
- Nắm lá thì là rửa sạch, xắt nhỏ
- Gia vị: Ít tiêu xay, nước mắm loại ngon.
4.2. Cách nấu cháo cá chép gừng cho bà bầu nguyên con
4.2.1. Luộc cá chép, gỡ thịt và ướp gia vị
- Cá chép sau khi sơ chế, luộc chín mềm, lóc phần thịt nạc thì bạn tiến hành ướp gia vị. Với phần xương cá, bạn dùng để nấu nước cốt.
- Bạn có thể ướp cá với nước mắm, tiêu xay với liều lượng tùy theo khẩu vị phù hợp với bà bầu.
- Riêng phần nước luộc cá, bạn nhớ gạn lại phần nước trong, bỏ lợn cợn và phần lắng bên dưới đáy nhé.
4.2.2. Vo gạo nấu cháo cá chép
- Bắc sôi phần nước luộc cá lần nữa, nêm gia vị vừa ăn.
- Cho gạo đã vo sạch cùng phần nước cốt xương cá vào nồi, nấu chung đến khi thành cháo nhừ.
- Cho thịt cá đã ướp gia vị vào nồi cháo, đun sôi lần nữa.
- Nêm nếm gia vị vừa ăn là xong.
4.2.3. Phi hành tỏi ăn cháo cá chép
- Bắc chảo, đun nóng dầu ăn cùng ít hành tím, phi cho thơm.
- Cách nấu cháo cá chép cho mẹ bầu sau khi chín nhừ thì múc ra tô, rắc hành phi, hành lá, gừng, thì là và ít tiêu lên và thưởng thức ngay cho nóng nhé.
5. Hướng dẫn cách nấu cháo cá chép hạt sen cho bà bầu
5.1. Nguyên liệu
- Cá chép tươi: 1 con khoảng 500 – 700 gram (sơ chế, luộc mềm, gỡ thịt tương tự các công thức hướng dẫn trên)
- Nghệ tươi: 1 củ (gọt vỏ, rửa sạch, xắt nhuyễn)
- Nấm rơm: 1 ít (sơ chế tương tự công thức số 3 ở trên)
- Gạo ngon: 1/2 chén (vo sẵn)
- Hạt sen tươi (bóc vỏ ngoài, thông tâm): 2/3 chén (Nhớ bỏ tâm sen kỹ càng để nấu cháo cá chép cho bà bầu an thai không bị đắng)
- Hành lá, rau ngò: 1 ít, đã rửa sạch, xắt nhỏ
- Gia vị ướp cá và nêm cháo: Muối ăn, bột canh, tiêu xay, đường, nước mắm (tùy khẩu vị).
5.2. Cách nấu cháo cá chép hạt sen dành cho bà bầu
5.2.1. Xào sơ cá chép
- Bắc chảo, cho ít dầu ăn vào đun nóng.
- Đổ phần nấm, nghệ, hành lá vào chảo, đảo sơ. Muốn nấu cháo cá chép hạt sen có màu trắng thì bạn có thể không dùng nghệ nhé.
- Cho phần thịt cá đã gỡ xương và ướp gia vị sẵn vào chảo xào cùng.
- Đến khi thịt cá săn lại, chuyển màu hơi vàng thì tắt bếp.
5.2.2. Cách nấu cháo cá chép cho bà bầu với hạt sen
- Giữ lại nồi nước luộc cá, đun sôi lại.
- Cho gạo đã vo vào nấu cháo cùng với hạt sen.
- Khi nồi cháo hạt sen sôi, bạn hạ lửa nhỏ lại, ninh tiếp khoảng ít nhất 45 phút cho nhừ.
- Cho phần cá chép đã xào trước đó vào nồi cháo, khuấy đều.
- Nấu cháo thêm 5 – 7 phút nữa thì bắt đầu nêm gia vị.
- Tắt bếp, trang trí với ít hành lá, ngò, tiêu xay.
- Giờ thì mời mẹ bầu thưởng thức ngay món cháo đẹp mắt để hấp thụ các chất dinh dưỡng đầy đủ nhất nhé.
Có nhiều cách nấu cháo cá chép cho bà bầu khác nữa, nhờ kết hợp nhiều thành phần bổ dưỡng khác nhau. Thế nên, bạn không cần phải lo lắng vì cứ ăn mãi một món cháo cá dễ ngán. Thỉnh thoảng, thay đổi nguyên liệu sẽ giúp bạn có được những tô cháo cá chép nóng hổi, đầy đủ chất dinh dưỡng cho mẹ bầu an thai. Đừng quên, để món cháo của chúng ta không bị tanh thì phải lưu ý sơ chế thật kỹ phần cá chép nhé! Chúc bạn thực hiện thành công và thưởng thức món cháo ngon miệng.
Nguyễn Diên tổng hợp
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!