Muốn lập thành một lá số tử vi cần phải hội đủ 4 yếu tố là Năm-Tháng-Ngày-Giờ sinh theo Âm Lịch. Cách lập thành lá số tử vi nói chung có nguyên tắc chỉ dẩn khá rỏ ràng, nhưng về phương cách giải đoán thì còn phải tùy theo trình độ, cơ duyên và kinh nghiệm… của người giải đoán mà sẽ có những lời giải đoán khác nhau cho lá số tử vi.Để giải đoán được tử vi giỏi, đại khái cần phải có 4 điều kiện sau:Trí nhớ – tử vi là một khoa lý số cổ học rất phức tạp nên rất cần có trí nhớ tốt để thuộc các nguyên lý của Âm dương, Ngũ hành, Can Chi và ý nghĩa tính chất của các Sao.Suy luận – Phải suy luận để phân tích, phối hợp, chế hóa sự sinh khắc của âm dương ngũ hành và xấu tốt của các sao đóng tại mỗi cung số.Trực giác – Cần phải có trực giác bén nhạy để giúp ích cho những sự suy luận.Kinh nghiệm – Phải thực hành cho nhiều, đối chiếu phần thực nghiệm với lý thuyết để suy luận ra những lời giải đoán cho súc tích, phong phú và chính xác.Để giúp các bạn mới bắt đầu tự nghiên cứu tử vi được dễ dàng, dễ hiểu và có kết quả, chúng tôi mạo muội xin đưa ra những phương pháp, hướng dẫn cụ thể để các bạn theo thứ tự học hỏi hầu có thể tự giải đoán được lá số của mình.Xem giải thích cách trình bày và hiểu ý nghĩa của lá số.Những Nguyên Tắc Căn Bản phải nhớ trong tử viNhững nguyên tắc căn bản về Âm Dương / Can Chi và Ngũ hành sinh khắc trong tử vi.Những quy tắc phối chiếu của Tam hợp – Nhị hợp – Xung chiếu giữa các cung trong lá số tử vi.Những tiến trình luận đoán số phải theo:Xét sự thuận nghịch về lý âm dương giữa Năm sinh với vị trí cung an Mệnh để biết tổng quát tốt xấu của cung cần giải đoán.Xét sự sinh khắc ngũ hành của Can Chi Năm sinhXét sự tương quan ngũ hành giữa bản Mệnh và CụcXem phối hợp hai cung tam hợp với cung an Mệnh-ThânXem phối hợp cung nhị hợp với cung an Mệnh-ThânXem phối hợp cung xung chiếu với cung an Mệnh-ThânXem vị trí của tam hợp hai cung Mệnh/Thân và vòng Thái Tuế trên lá sốXem vị trí của tam hợp hai cung Mệnh/Thân và vòng Lộc Tồn trên lá sốXem vị trí của tam hợp hai cung Mệnh/Thân và vòng Tràng Sinh trên lá sốPhải xét qua tất cả các yếu tố trên rồi phối hợp lại để đưa ra lời lý giải tổng quát về những nét đại cương của cuộc đời cho lá số.Những Đặc Tính của các Sao phải hiểu trong tử viXem tổng hợp bộ cách của Chính tinh và các trung tinh tại ba cung Mệnh-Tài-Quan, cung an Thân và cung Phúc Đức để biết tổng quát lá số của mình được các cách gì.Xem ý nghĩa và đặc tính của Chính tinh tọa thủ, hợp chiếu và nhị hợp tại cung Mệnh và Thân.Xem ý nghĩa và đặc tính của các Trung tinh và Phụ tinh tọa thủ, hợp chiếu và nhị hợp của cung Mệnh-Thân.Xét ý nghĩa, đặc tính, vị trí và sự đắc hãm của các Hung Sát tinh trên lá số.Xem ảnh hưởng của các Hung Sát Bại tinh (nếu có) tọa thủ, hợp chiếu và nhị hợp tại các cung quan trọng như tại ba cung Mệnh-Tài-Quan, cung an Thân và cung Phúc Đức.Xét tới giá trị và ảnh hưởng biến đổi của các sao theo thời gian của mệnh số.Xem sự liên đới của các sao với nhau, nếu các sao này kết hợp thành cách cục hay bộ cách thì sẽ có tác dụng mạnh mẽ hơn là đóng đơn lẽ hay lạc lỏng.Nếu muốn xem cung nào thì phải phối hợp ý nghĩa, đặc tính và đặc điểm của các sao tọa thủ, hợp chiếu và nhị hợp tại cung đó, quân bình số lượng các sao rồi đúc kết các yếu tố lại để đưa ra lời lý giải kết luận về cung muốn xem.Phải tập xem phần giải đoán qua các lá số mẫu để biết cách lý giải lá số. Phần này có thể xem qua các bài sưu tập về “Vấn đáp tử vi của Tướng Số gia Thiên Đức đăng lại trên trang Web này để rút tỉa kinh nghiệm về cách thức giải đoán lá số. Mỗi câu vấn đáp nói trên đều có phần lược giải về tử vi cho người đặt ra câu hỏi.Hiện tại phần “Tính lý các sao” của trang Lý Số Đông Phương chưa được hoàn thành đầy đủ, nên các bạn có thể qua trang Web của Vietshare, sau khi lấy xong lá số thì nhấn nút chuột trên tên của mỗi sao tại cung nào muốn xem thì sẽ có ngay lời giải tóm tắt về đặc tính của sao đó ngay trên màn ảnh.Những cung cần phải xemCùng một cách xem cho cung Mệnh-Thân và Phúc Đức, xét và luận đoán các cung liên hệ đến bản thân mình là Quan lộc – Tài bạch – Tật ách – Thiên di – Điền trạch – Nô bộc.Cùng một cách xem cho cung Mệnh-Thân và Phúc Đức, xét và luận đoán các cung liên hệ đến lục thân như Phối ngẫu – Tử tức – Phụ mẫu – Huynh đệNhững Vận Hạn Trong Cuộc Đời phải biếtCách Giải Đoán Vận HạnXem các Đại vận 10 năm của lá sốXem Tiểu vận từng nămLuận về cung tam hợpSách số nào cũng chỉ khi xem một cung thì phải xem phối hợp: cung chính, hai cung tam hợp, cung xung chiếu và cung nhị hợp, tất cả là 5 cung cùng một lúc để giải đoán.Có quan điểm còn đánh giá thứ tự ưu tiên hoặc xếp đặt ra giá trị tỷ lệ cho cung chiùnh là quan trọng nhất, thứ nhì là cung xung chiếu, thứ ba mới đến hai cung tam chiếu với cung chính và sau hết là cung nhị hợp. Sự đánh giá này nhằm phân định được các ảnh hưởng nào là trực tiếp và ảnh hưởng nào là gián tiếp để giúp cho việc giải đoán được cụ thể và đầy đủ hơn.Riêng theo cụ Thiên Lương thì căn bản chính yếu của một cung chỉ có một cung chính và hai cung tam hợp. Cung nhị hợp (tương sinh) chỉ phụ thêm bổ túc cho cung chính. Còn cung xung chiếu (tương khắc) tuyệt đối chính là đối phương.Dưới đây là 4 bảng Tam Hợp trong tử vi:Sở dĩ không có tam hợp hành Thổ vì trong 4 tam hợp trên đều có hành Thổ làm nền tảng để cho Tứ Sinh (Dần-Thân-Tỵ-Hợi) phát nguồn bồi đắp cho Tứ Chính (Tý-Ngọ-Mão-Dậu) được đầy đủ sung túc để trở thành những hành chính trong tam hợp.Theo Dịch học, hành Thổ là nguồn gốc phát xuất ra các hành khác, rồi tập trung về lại nguồn cội trung ương, hành Thổ phối hợp với 4 hành Kim-Mộc-Thủy-Hỏa thành 4 cục diện, là thế tam hợp căn bản của tử vi Đẩu Số.Nhận xét về bảng Tam Hợp dưới đây sẽ thấy trong mỗi cục diện gồm có 3 hành, tuy khác nhau nhưng cùng liên minh với nhau thành một hành chung, để cùng các cục diện khác tranh đua biến đổi sinh khắc lẫn nhau.Ngoài ra, theo cụ Việt Viêm Tử thì cần phải phân biệt đến hai chiều thuận nghịch theo quy lý âm dương của tam hợp cục nữa. Lấy ví dụ người có cung mệnh tại Ngọ trong tam hợp cục Dần-Ngọ-Tuất. Nếu là Dương Nam/ Âm Nữ khởi theo chiều thuận đi từ cung Dần đến cung Tuất nên những sao tam hợp đóng tại cung Dần sẽ ảnh hưởng nhiều hơn là những sao cùng tam hợp tại cung Tuất. Còn với người Âm Nam/ Dương Nữ theo chiều nghịch đi ngược lại từ cung Tuất đến cung Dần nên những sao tam hợp tại cung Tuất sẽ ảnh hưởng nặng hơn là những sao tại cung Dần.Thuyết Âm Dương theo kinh Dịch Chúng tôi xin sơ lược tóm tắt về thuyết Âm Dương:Theo học thuyết cổ của Trung Hoa, nguồn gốc sơ khởi của vạn vật trong vũ trụ là Thái Cực. Trong thái cực có hai động thể tiềm phục đó là hai khí Âm Dương – gọi là Lưỡng Nghi.Âm và Dương là hai mặt tương phản đối lập, mâu thuẫn, ức chế lẫn nhau nhưng thống nhất, nương tựa, thúc đẩy lẫn nhau, trong Dương có mầm của Âm và trong Âm có mầm của Dương. Vạn vật được sinh thành và biến hóa nhờ hai khí Âm Dương này phối hợp.Hai khí Âm Dương giao tiếp tuần hoàn sinh hóa ra vạn vật theo 4 trạng thái phát triễn và suy tàn được gọi là Tứ Tượng (Thiếu Dương – Thái Dương và Thiếu Âm – Thái Âm)”Khí của trời đất, hợp thì là một, chia thì là Âm và Dương, tách ra làm bốn mùa, bày xếp thành Ngũ hành.” (Đổng Trọng Thư)Tứ tượng nhờ ảnh hưởng của hai khí Âm Dương thúc đẩy và biến hóa khai sinh ra:
- 4 mùa – Xuân Hạ Thu Đông
- 5 chất gọi là Ngũ hành: Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ
- 8 hình dạng khác nhau của vũ trụ được gọi là Bát Quái
Càn chỉ trời, Khảm chỉ nước, Cấn chỉ núi non, Chấn chỉ sấm sét, Tốn chỉ gió, Ly chỉ lửa, Khôn chỉ đất, Đoài chỉ đầm lầy.Liên hệ giữa Mệnh-Thân và Hạn trong tử viMệnh Thân và Hạn tốt – Người có cung Mệnh tốt thì chỉ xứng ý toại lòng lúc còn trẻ tuổi, đến tuổi trung niên và hậu vận thì cũng cần phải được cung Thân tốt thì mới được trọn vẹn. Nếu được Hạn tốt nữa thì ví như gấm thêm hoa.Mệnh Thân tốt gặp Hạn xấu – Mệnh Thân tốt có thể giải trừ được một phần lớn ảnh hưởng xấu của Hạn.Mệnh Thân xấu được Hạn tốt – Được phát ví như lúa non gặp mưa thuận gió hòa, cây khô gặp mùa Xuân, nhưng không bền.Mệnh Thân và Hạn xấu – Rất xấu như sinh bất phùng thời.Ảnh hưởng của Chính tinh là Nam hay Bắc Đẩu Tinh nhập hạn trong tử viNam Đẩu Tinh nhập hạn – Ảnh hưởng mạnh mẽ vào khoảng nữa phần thời gian sau của Đại và Tiểu vận. Nếu bị Tuần Triệt thì đoán ngược lại.Các Nam Đẩu Tinh là Thái Dương – Thiên Cơ – Thiên Đồng – Thiên Lương – Thiên Tướng và Thất Sát. Các chính tinh trên hợp với người dương nam và âm nữ, nếu được miếu vượng hay đắc địa thì càng thêm tốt đẹp.Riêng hai chính tinh tử vi và Thiên Phủ là Nam Bắc TinhBắc Đẩu Tinh nhập hạn – Ảnh hưởng mạnh mẽ vào khoảng nữa phần thời gian đầu của Đại và Tiểu vận.
Các Bắc Đẩu Tinh là Thái Âm – Vũ Khúc – Tham Lang – Liêm Trinh – Phá Quân và Cự Môn. Các chính tinh trên hợp với người âm nam và dương nữ, nếu được miếu vượng hay đắc địa thì càng thêm tốt đẹp.Ảnh hưởng của Sao nhập hạn
Ảnh hưởng các Sao lưu động mỗi năm
Đại Tiểu Hạn trùng phùngCung gốc đại vận 10 năm với lưu niên tiểu vận đồng cung, sự việc tốt xấu hay dở của năm xem hạn tại cung trùng phùng này sẽ gia tăng.Thí dụ: hạn năm Ngọ 32 tuổi lưu niên chữ Ngọ trùng với cung gốc của đại vận 23-32 tuổiYếu tố thiên thời của đại-vận (10 năm) trong tử viMỗi đại-vận là một thiên-thời, đắc được thiên-thời gặp vận hội tốt đời sẽ lên hương, còn mất thiên-thời thì đời sẽ thấy khó khăn để rồi đi xuống.Lấy ngũ hành của tam hợp tuổi đem so-sánh với hành tam hợp của cung đại vận nhập hạn:Tam hợp tuổi tương đồng hành tam hợp vận – đắc vận Thái-tuế (thiên-thời) là đại-vận tốt đẹp nhất trong đời; thêm sao tốt nhập hạn thì được như gấm thêu hoa, nếu gặp ách-nạn thì cũng sẽ được cứu-giải mà qua khỏi.Trường-hợp bị Hung-sát-tinh phá cách như Không-Kiếp… thì vẫn được lên nhưng rồi dễ xuống, hay gặp khó-khăn và trở-ngại, vận hội tốt còn hưởng độ 50% mà thôi.Đại-vận này cần phải được thêm tam-hợp Sinh-Vượng-Mộ hổ trợ thì mới được hưởng vận Thiên-thời một cách chính-đáng, trọn-vẹn và bền-bỉ.Thí dụ: các người tuổi Dần-Ngọ-Tuất đại vận 10 năm đến các cung Dần-Ngọ-Tuất (đại vận hỏa đồng hành tam-hợp tuổi hỏa)Tam-hợp-vận sinh-nhập hành tam-hợp-tuổi – được thuận-lợi và sức-khỏe tốt; tuy-nhiên vì nằm trong tam-hợp Thiên-không nên cũng hay dễ xảy ra những sự thất-bại và buồn lòng, nếu đắc Hóa-khoa có thể cứu-giải.Thí dụ: các người tuổi Dần-Ngọ-Tuất đại vận 10 năm đến các cung Hợi-Mão-Mùi (đại vận mộc sinh hành tam-hợp tuổi hỏa)Tam-hợp-tuổi khắc-xuất hành tam-hợp-vận – bị sa-lầy, nhiều vất-vả (Thiếu-âm), phải gắng công tranh-đấu (Phá-Hư-Mã); có thể nhờ đến phần Nhân-hòa (sao) giúp-đỡ.Thí dụ: các người tuổi Dần-Ngọ-Tuất đại vận 10 năm đến các cung Tỵ-Dậu-Sửu (đại vận kim bị hành tam-hợp tuổi hỏa khắc)Tam-hợp-vận khắc-nhập hành tam-hợp-tuổi – khắc ngược rất xấu, cần phải có được nhiều sao tốt để cứu giải.Thí dụ: các người tuổi Dần-Ngọ-Tuất đại vận 10 năm đến các cung Thân-Tý-Thìn (đại vận thủy khắc hành tam-hợp tuổi hỏa)Yếu tố địa lợi của Đại-vận (10 năm) trong tử viĐịa-lợi là nơi an thân của bản mệnh tại đại vận. Nếu cung hạn tương sinh tất bản mệnh sẽ được vững chắc an lành. Phần này phải lấy ngũ hành nạp âm của mệnh so-sánh với ngũ hành của cung nhập-hạn:
Tương-Sanh – sức-khỏe dồi-dào và thường gặp may-mắn.Thí dụ: người mệnh hỏa đại vận đến hai cung Dần-Mão thuộc mộc được tương sinh.Tương-Khắc – sức-khỏe kém, thường gặp nhiều khó-khăn và bất trắc xảy ra.Thí dụ: người mệnh hỏa đại vận đến hai cung Hợi-Tý thuộc thủy bị tương khắc.Nếu hành bản mệnh bị hành của cung đại-vận khắc rất xấu, nhưng được Chính-tinh tại cung đại-vận sinh-nhập lại mệnh (tức cung sinh sao và sao sinh lại mệnh) là cách “tuyệt xứ phùng sinh” rất tốt (ví dụ người mệnh hỏa bị hành của cung đại vận tại Hợi hay Tý thuộc thủy khắc, nhưng lại được chính tinh Thiên Cơ hoặc Thiên Lương tại Hợi-Tý thuộc mộc sinh lại bản mệnh)Yếu tố nhân hòa của đại-vận (10 năm) trong tử viNhân-hòa là thứ cách quan trọng sau yếu-tố Thiên-thời, nếu được Thiên-thời và Địa-lợi nhưng không được phần “Nhân-hòa” thì dù bản-thân có may-mắn đến đâu thì cũng phải bị nhiều vất-vả mới được thành-công, vì ít được sự trợ-giúp của bên ngoài.Phần này phải xem bộ Chính tinh Đại-vận có cùng hay khác thế lưỡng-nghi với bộ Chính tinh của tam hợp Mệnh:Nếu Chính tinh đồng bộ cùng phe phái lưỡng-nghi (như Tử-Phủ-Vũ-Tướng gặp Sát-Phá-Liêm-Tham) thì khi chuyển vận gặp nhau ít thay-đổi, thêm Trung-tinh đắc cách tam-hợp thì được hòa-thuận tốt đẹp.
Bằng như khác phe phái (như Cơ-Nguyệt-Đồng-Lương gặp Sát-Phá-Liêm-Tham) thì hẳn là có sự đụng-độ và khó-khăn, phần thiệt-hại vẫn là phần của phe yếu thế là Cơ-Nguyệt-Đồng-Lương; nếu gia thêm Sát-tinh nhập hạn thì sẽ gặp nhiều chuyện không may.Tư-thế của bốn bộ Chính tinh (Tứ tượng) trên muốn được thêm hoàn-mỹ và thành-công thì cần phải có tối thiểu:- Bộ T-P-V-T cần nhất là Tả-Hữu, Thai-Tọa- Bộ S-P-L-T cần nhất là Thai-Cáo và Lục-sát-tinh- Bộ C-N-Đ-L cần nhất là Xương-Khúc và Khôi-Việt- Bộ C-N cần nhất là Hồng-Đào, Quang-Quý* So-sánh hành Sao nhập hạn sinh hay khắc với hành Mệnh, bộ Sát-Phá-Liêm-Tham mỗi khi nhập hạn thường có những cuộc thăng-trầm khá quan-trọng xẩy ra.Luận về Lưu niên đại hạn trong tử viNgoài cách xem các đại vận 10 năm ra, nếu muốn xem đại vận một cách tường tận hơn thì phải xem cả lưu đại hạn của từng năm một.Nếu muốn biết xem lưu đại vận từng năm một của mỗi 10 năm đại vận thì phải khởi năm thứ nhất từ con số đầu ghi ở cung gốc đại hạn muốn xem, tính tiếp sang cung xung chiếu của cung gốc hạn là năm thứ hai, sau đó:Dương Nam – Âm Nữ: Từ năm thứ hai ở cung xung chiếu lùi lại một cung (theo chiều nghịch kim đồng hồ) là năm thứ ba, xong trở thuận lại cung xung chiếu ghi số tiếp năm thứ tư, rồi tiếp tục theo chiều thuận ghi tiếp mỗi cung một số cho các năm kế tiếp cho đến cung gốc của đại hạn sau.
Xem bảng thí dụ cách tính lưu đại vận của 10 năm đại vận từ 22 đến 31 tuổi của tuổi Dương Nam / Thủy Nhị Cục bên trái dưới đây.Âm Nam – Dương Nữ: Từ số của năm thứ hai ở cung xung chiếu tiến lên một cung (theo chiều thuận kim đồng hồ) ghi số kế tiếp là năm thứ ba, xong trở lùi lại cung xung chiếu ghi số tiếp năm thứ tư, rồi tiếp tục theo chiều nghịch ghi tiếp mỗi cung một số cho các năm kế tiếp cho đến cung gốc của đại hạn sau.Luận về Lưu niên tiểu vận (1 năm) trong tử viTrong lá số tử vi, chung quanh phần địa bàn (trung tâm của lá số) kế bên ô mỗi cung đều được ghi 1 địa chi (ví dụ Tý-Sửu-Dần-Mão…) theo chiều nam thuận nữ nghịch, đó chính là năm tiểu vận tại mỗi cung của đời người – ví dụ năm Kỷ Mão thì xem tiểu vận tại cung có ghi chữ Mão, năm Canh Thìn thì xem tiểu vận tại cung có ghi chữ Thìn…Khi xem tiểu vận phải xem phối hợp với cung gốc của 10 năm đại vận của tiểu vận đó. Tiểu hạn (dầu tốt hay xấu) chỉ phụ giúp thêm hay làm giảm bớt 10% ảnh hưởng của Đại vận.Mỗi tiểu hạn, chúng ta cần phải so sánh đến các tương quan giữa Can Chi của tuổi với Can Chi của năm nhập hạn vào ngũ hành của các sao nhập hạn, sau đó phải so sánh hành bản mệnh với hành của cung tiểu vận nhập hạn theo bảng dưới đây để biết được tiểu vận đó tốt hay xấu.So sánh hành Can của tuổi và Can năm nhập hạn (gốc, quan hệ)So sánh hành Chi của tuổi và Chi năm nhập hạn (ngọn, thứ yếu)So sánh hành bản mệnh và hành của năm hạn (tính theo nạp âm) để biết mức độ đắc thất.So sánh Can của tuổi và Hành sao nhập hạn phụ thêm để quyết định.Phụ luận:Trong đời người từ nhỏ đến 60 tuổi có 5 lần gặp năm Thiên khắc Địa xung nhưng chỉ có 2 lần xung quan trọng là Năm 43 tuổi (hàng Can bị sinh xuất) và Năm 67 tuổi (hàng Can bị khắc nhập) vừa là giai đoạn gặp Thiên thương hay Thiên sứ.Còn Năm 49 tuổi thường xấu vì tuy hàng Can của năm được sinh nhập (hưng vượng) nhưng hàng Chi lại nằm ở thế Phá Hư (không đắc ý) nên khiến cho từ chổ thành công mà lại đưa đến chỗ thất bại bất mãn; chẳng khác gì cây bị úng nước, rể phải hư và ngọn bị héo tàn.Từ 49 đến 50 tuổi, 53 đến 60 tuổi và từ 67 đến 70 tuổi là ba đoạn đường đổ dốc để lượn lên các ngôi sơ thọ (50) – trung thọ (60) và thượng thọ (70) luôn luôn có Thương cung Nô và Sửu cung Ách là hai đồn canh đứng chặn giữa ba đoạn đường đại vận này để kiểm soát suôi ngược.Người lái xe phải lành nghề (vòng Thái Tuế) vững tay lái, xe không ham chở nặng (Quyền Lộc) thì mới mong được an toàn.Thương (thổ cung Nô) phụ tá của Thiên Sứ, gây ra tổn hại; có phần nào nhẹ tay hơn Sứ (cho người có đại vận đi xuôi gặp Thương trước).Sứ (thủy cung Ách) thi hành lệnh gieo tai áchMức độ nặng nhẹ của Thương-Sứ thi hành nhiệm vụ là tùy thuộc vào các Sát tinh nhập cuộc tại cung Nô và Ách như Văn Xương, Kình Dương (cung Tứ chính / các tuổi Giáp Mậu Canh Nhâm), Không Kiếp, Thiên Không, Tang Môn…Ngoài ra trong 3 đại vận liên tiếp trên, ít nào cũng năm sáu lần tiểu hạn đụng đầu Đào Hồng gặp Thiên không, Lưu hà và Kiếp Sát rất dễ gây ra sức ép với tuổi già.Trừ phi Mệnh hay Thân đắc Thọ tinh hợp hành làm nồng cốt và không bị nghiệp báo Hình Riêu, Không Kiếp lũng đoạn.Trong đời người, cứ mỗi 12 năm thì có 3 năm liên tiếp gặp hạn tam tai, thường thì hạn năm giữa là nặng nhất. Trong các năm nhập hạn tam tai thường gặp nhiều trở ngại, rủi ro hoặc khó khăn trong công việc. Ngoài ra không nên tu tạo hay tậu mãi nhà đất trong những năm hạn này. Còn việc hôn nhân, cưới hỏi thì ít bị ảnh hưởng. Đây chỉ là những dự đoán về hạn xấu chung để mà phòng tránh thôi chứ không chắc hẳn sẽ xảy ra như vậy.Nếu năm nhập hạn trong lá số tử vi tốt thì hạn xấu của năm tam tai sẽ được giảm bớt, ngược lại nếu năm hạn trong lá số xấu mà gặp thêm năm tam tai thì năm hạn xấu sẽ càng xấu thêm.Sao hạn Cửu Diệu:Ảnh hưởng của Cửu Diệu tinh trong tử viLa Hầu – còn gọi là Khẩu thiệt tinh, là sao xấu ảnh hưởng nặng cho Nam giới và người mạng Kim, phái Nữ thì ảnh hưởng nhẹ. Thường gây ra những trở ngại bất trắc, bệnh tật, khẩu thiệt, thị phi miệng tiếng. Hạn sao này cần phải dè dặt cẩn thận. Ảnh hưởng vào các tháng giêng và tháng 7.Thổ Tú – còn gọi là Thổ Đức tinh hay Ách tinh chủ gia đạo bất an buồn phiền, bệnh hoạn hay kéo dài, tiểu nhân phá phách, đi xa bất lợi. Hai tháng 4 và 8 bất lợi.Thủy Diệu – còn gọi là Thủy Đức tinh là Phúc lộc tinh chủ bình an, giải trừ tai nạn, đi xa có lợi, Phụ nữ bất lợi về đường sông biển. Ảnh hưởng vào các tháng 4 và tháng 8. Người mạng Kim và Mộc hợp với hạn sao này, riêng người mạng Hỏa thì hơi bị khắc kỵ.Thái Bạch – còn gọi là Kim Đức tinh, là hung tinh chủ về sự bất toại tâm, xuất nhập phòng tiểu nhân, hao tán tiền bạc, bệnh tật nảy sinh. Phòng tháng 5 xấu, nhất là những người mệnh hỏa, kim và mộc.Thái Dương – Phúc tinh chủ sự hanh thông, cứu giải nạn tai. Với Nữ giới thì công việc vẫn thành công nhưng rất vất vả. Tốt vào các tháng 6 và 10.Vân Hán – còn gọi là Hỏa Đức tinh là Tai tinh chủ hao tài, khẩu thiệt và tranh chấp, kiện tụng bất lợi. Đề phòng những rủi ro bất ngờ. Tháng 4 và 8 xấu.Kế Đô – được ví như bà hoàng hậu khắc khe, là sao xấu ảnh hưởng nặng nơi phái Nữ, riêng những người có thai hay sinh đẻ trong hạn sao này thì ít bị ảnh hưởng. Gặp hạn sao này những mưu sự thường gặp khó khăn, thành ít bại nhiều, phòng thị phi, đau ốm hay tai biến bất ngờ. Sao Kế đô dù ít ảnh hưởng tới Nam giới nhưng ít nhiều cũng có tác dụng không thuận lợi. Phòng tháng 3 và tháng 9Thái Âm – Phúc tinh chuyên cứu giải bình an, tốt cho Nữ số. Sao Thái Âm nhập hạn là tài tinh đem lại nhiều may mắn về tài lộc nhưng mang tính chất bất thường, thời vận hay thăng trầm.Mộc Đức – Phúc tinh chủ may mắn, gặp thời vận tốt. Sao Mộc đức cũng là một phúc tinh cứu giải nên trong trường hợp dù gặp khó khăn gì vẫn có quý nhân giúp sức vượt qua. Tháng 10 và 12 tốt, riêng người mạng Kim thì bất lợi đôi chút vì không hợp với hạn sao này.Năm hạn trong lá số tử vi tốt mà gặp Cửu Diệu tinh nhập hạn tốt thì lại càng tốt thêm. Nếu gặp hạn sao xấu mà năm nhập hạn trong lá số tốt thì sao hạn xấu sẽ được giảm bớt. Ngược lại nếu năm hạn trong lá số xấu mà gặp thêm Cửu Diệu tinh nhập hạn xấu thì năm hạn xấu sẽ càng xấu thêm.Luận về Tuần (hỏa) / Triệt (kim)Tuần Trung Không Vong là cây cầu nối tiếp giữa hai giai-đoạn, kiềm hãm bớt từ từ lại, là trung gian kiềm chế, không cho quá trớn.
“Tứ chính giao phù kỵ nhất Không chi trực phá”
Triệt Lộ Không Vong là bao vây, ngăn cách từ cái xấu đến cái tốt, đã không cho xâm nhập từ ngoài vào (xấu cũng như tốt), mà còn phá đổ tất cả những gì trong cung bị nó phong tỏa.
“Tam phương xung sát hạnh nhất Triệt nhi khả bằng”
(Không vong định yếu đắc dụng, nhược phùng bại địa chuyên khán phù trì chi diệu, đại hữu kỳ công)Tuần Triệt chỉ có thể làm giảm sự tốt đẹp của Cát-tinh hay tiêu-tán bớt sự xấu của Hung-tinh, chứ không thể biến đổi tính cách của sao được, như biến Cát-tinh trở thành Hung-tinh và ngược lại.
Tuần-Triệt có thể làm cho bộ SPT thành hiền dịu lại đôi chút, còn đối với CNĐL thì làm cho bộ này trở nên chậm rãi, phấn-đấu hơi khó-khăn chứ không thể biến đổi từ ôn-hòa trở nên hào hùng và khí-phách như bộ SPT được.Tuần-Triệt cũng không thể thay-đổi tính-cách của vòng Thái-tueá được, nhưng các sao trong tam-hợp Thái-tuế bị Tuần-Triệt phải tùy thuộc vị-trí mà thay-đổi tư-cách.Trường-hợp những người chẳng may bị đặt để vào những vị-trí bất mãn (tam-hợp Tuế-phá, Thiếu-dương, Thiếu-âm) dễ tự thiêu thân, làm những việc xấu (nếu gặp SPT và Sát-tinh); được Tuần hay Triệt đóng khiến tự hạn-chế những tham-vọng và hành-động của mình mà thuận theo đường lợi-ích, nâng cao tư-cách không kém gì những người tam-hợp Thái-tuế.Tuần-Triệt đóng giữa 2 cung trong tử vi, nghĩa là chỉ có liên-quan đến 2 cung đó mà thôi.
Dương-Nam / Âm-Nữ = ảnh-hưởng Tuần-Triệt tại cung Dương 70% và tại cung Âm 30%
Âm-Nam / Dương-Nữ = ảnh-hưởng Tuần-Triệt tại cung Dương 80% và tại cung Âm 20%
Mệnh bị Tuần hay Triệt thiếu-niên tân-khổ, luôn gặp trở-ngại lúc đầu thực-hiện công-việc.
Mệnh bị cả Tuần lẫn Triệt thì đời bị vùi xuống đất đen, không phải là Tuần-Triệt phá nhau để cho đương-số được thong-thả.Tuần-Triệt phá nhau dành cho những người thuận lý âm-dương:Mệnh hay Thân có một Tuần hay Triệt, đến đại-vận từ 30 tuổi trở đi gặp Tuần hay Triệt hay Triệt thì sẽ được tháo-gỡ cho hanh-thông, dầu chỉ là một vài năm (bất chấp đến vòng Thái-tuế).Trường-hợp người Dương đóng cung Âm (hoặc ngược lại) mà Mệnh-Thân có một Tuần hay Triệt, khi đến đại-vận gặp Tuần hay Triệt thì thời-vận tốt mở làm hai lần chậm chậm ở 2 cung đại-vận có Tuần hay Triệt đóng (mỗi đại-vận là 5 năm).Mệnh Tuần Thân Triệt (hoặc ngược lại) không còn gì để tháo-gỡ; ngay cả khi đến đại-vận Thái-tuế, ảnh-hưởng tốt đẹp cũng chỉ thỏa mãn 50% mà thôi.Trên đây là kinh nghiệm về hai sao Tuần Triệt của học phái Thiên Lương trong việc bình lá số tử vi, thật ra vấn đề đặc tính, ngũ hành và tác dụng của Tuần Triệt hiện còn đang là những nghi vấn, đề tài gây ra nhiều tranh luận, tùy theo mỗi người có lối tiếp thu, suy luận và khám phá riêng mà giải đoán.Luận về Thiên Mã (hỏa)Thiên Mã trong Tử-vi là một viên ngọc quí, viên ngọc quí này chỉ thấy ở trong hoàn-cảnh trái nghịch mà số đã xếp đặt cho người cung Mệnh hay Thân nằm trong tam-hợp Tuế-phá (bất mãn, đối kháng) của vòng Thái-tuế.Thiên-mã là nghị-lực và khả-năng để giúp cho những người bất-mãn này đương đầu với những ngang-trái của tâm-thức và cuộc đời mà họ phải chịu. Đây chính là hình bóng một Tống Giang, một Đơn Hùng Tín, anh hùng hào hiệp chỉ phù suy chứ không tơ hào đến người thịnh. Còn tùy theo Thiên-mã có phải là của họ hay không mới là việc thành-bại quyết định.Thiên Mã chủ tháo vát, tài năng và khéo léo. Ảnh hưởng nhiều đến công danh, sự nghiệp. Ngoài ra Thiên Mã còn chủ về sự di chuyển, thay đổi, đi xa và là phương tiện di chuyển như xe cộ, nếu gặp Sát tinh tùy theo mức độ nặng nhẹ dễ bị xe cộ hay hư hỏng hoặc tai nạn.Về cơ thể con người Thiên Mã là tứ chi, nếu gặp Sát tinh tùy theo mức độ nặng nhẹ dễ bị thương tật.Hành chính của Thiên Mã là hỏa, nhưng vì là dịch mã nên Mã đổi ngũ hành tùy theo phương vị Mã đóng, muốn làm chủ được Mã này thì bản mệnh phải đồng hành với cung Mã đóng thì mới có kết-quả được
Mã ngộ Tuần = Tuần là gạch nối liền giữa hai Giáp bắt cầu cho Mã trở nên đắc dụng. Tuy-nhiên Mã phải chùng lại một bước trước khi nhảy thì mới được thành-công, có nghĩa là vào giai đoạn đầu vẫn gặp những khó khăn, trở ngại nhưng rồi sau sẽ được hanh thông, nếu Thiên Mã hợp Mệnh, còn Mã ngộ Triệt là ngựa què ăn hại.Người dương-nam – âm-nữ đại vận an theo chiều xuôi:Mã mộc cung Dần gặp Tuần trở thành Mã hỏaMã hỏa cung Tỵ vì Tuần đứng sau nên không chuyển đổiMã kim cung Thân gặp Tuần trở thành Mã thủyMã thủy cung Hợi vì Tuần đứng sau nên không chuyển đổiNgười âm nam – dương nưõ đại vận an theo chiều ngược:Mã mộc cung Dần vì Tuần đứng sau nên không chuyển đổiMã hỏa cung Tỵ gặp Tuần trở thành Mã mộcMã kim cung Thân vì Tuần đứng sau nên không chuyển đổiMã thủy cung Hợi gặp Tuần trở thành Mã kimThí dụ tuổi Kỷ Tỵ (Mệnh mộc) Mã tại cung Hợi ngộ Tuần đóng hai cung Hợi và Tuất. Nếu là người âm nam đại vận theo chiều nghịch thì Mã thủy sẽ theo cầu Tuần về lại cung Thân trở thành Mã kim khắc lại Mệnh mộc xấu. Còn với người âm nữ đại vận theo chiều thuận Tuần đóng sau lưng không thể bắt cầu cho Mã chạy nên Mã thủy sẽ sinh phò cho Mệnh mộc rất tốt.Những cách tốt của Thiên Mã trong tử viMã đắc Tràng-sinh = là giai-đoạn phát thịnh của tam-hợp Tuế-phá, Mã phải nằm trong tam-hợp Sinh-Vượng-Mộ thì mới được gọi là thanh vân đắc lộ nhưng chỉ hanh-thông trong đại-vận đó mà thôi và còn tùy thuộc vào Hành của Mã phù hay hại Mệnh nữa.Mã-Khốc-Khách = Mã phải nằm trong tam-hợp Lộc-Tồn dành cho các tuổi Giáp/Thìn-Tý-Thân và Canh/Tuất-Ngọ-Dần. Phần ngoại-lệ này ban phát cho người được nhiều nghị-lực bền bỉ, tùy theo sự sinh-khắc của bản mệnh đối với Mã (xử-dụng và làm lợi).Những cách xấu của Thiên Mã trong tử viMã kỵ gặp Không Kiếp, Kình-Đà, Thiên-hình và Triệt là ngựa què, ngựa chết dễ bị trở ngại hay tai họa.Mã ngộ Tuyệt = Người mệnh kim-hỏa và thổ / dương nam hay âm nữ, mệnh có Thiên Mã gặp Tuyệt (sao cuối cùng của vòng Tràng Sinh) tại cung Hợi là cách “Mã cùng đồ” ngựa cùng đường, hết lối chạy chỉ sự bế tắc và thất bại.Luận về bộ sao Tứ Hóa trong tử viHóa-khoa (thủy) – văn-tinh chủ về phúc-quý, là Đệ Nhất Giải Thần hoán cải được tư-cách SPLT và ngộ chế được Thiên-không, Lục-sát-tinh.Hóa-quyền (mộc) – trung-lập chủ về uy-quyền và may-mắn, hay vụng tính sinh kiêu vì tự ái nên gặp Sát-tinh dễ bị kết-quả xấuHóa-lộc (mộc/thổ) – tài lộc do công khó làm ra, tăng ảnh-hưởng cho Tài-cát-tinh và tốt cho cung Điền-Tài.Hóa-kỵ (thủy) – ám tinh hay đố kỵ, là sao Kế-đô của nữ mệnh. Giảm sự tốt đẹp của Cát-tinh, tăng ảnh-hưởng xấu của Sát-tinh.Tam Hóa được áp đặt vào những chính-diệu theo hàng Can tuổi để đem lại sự hảnh-diện và phú quý cho người được hưởng. Giá-trị thật sự của Tam-hóa chỉ là gấm thêu hoa cho những bộ Chính-tinh dắc cách mà thôi chứ không phải là tư-cách, khả-năng và nghị-lực dùng để nâng cao phẩm-giá thực-sự cho người chính phái.Nhận xét bảng tóm luận trên, các tuổi Ất-Bính-Kỷ-Nhâm-Quý được những sao đầy-đủ tư-cách hiền-lương nhân-hậu hẳn con thuyền khi ra khơi ít gặp phong ba bão lớn. Còn thuận buồm suôi gió hay không tùy thuộc ở hàng Chi (vòng Thái tuế) và giòng nước theo chiều cuộc diện (vòng Tràng-sinh).Cách Tam hóa liên châu – ba sao đóng liên tiếp ba cung từ cung Dần đến Mùi / đắc vị nhất tại cung Thìn được dành cho 6 tuổi Ất/Tỵ-Dậu-Sửu (Khoa giáp Quyền-Lộc tại vị-trí Thiếu-âm) và Canh/Thân-Tý-Thìn (Quyền giáp Khoa-Lộc tại vị-trí Thái-tuế), còn các tuổi Ất-Canh khác chỉ là vay mượn mà thôiThiên Tài & Thiên Thọ (thổ) trong tử viThiên Tài có ý nghĩa là tài năng, đo lường cắt giảm, vì thế nên Tài có đặc tính như Tuần Không là giảm ảnh hưởng xấu của các sao mờ ám và giảm bớt ảnh hưởng tốt của các sao sáng sủa.Thiên Thọ là Phúc Thọ tinh chủ nhân hậu, từ thiện và gia tăng ảnh hưởng cho các phúc thọ tinh.Ngoài những tính chất kể trên, Tài Thọ còn tượng trưng cho đạo lý Nhân Quả của đời người. Tài được khởi từ cung Mệnh (định mệnh thừa trừ mà cắt giảm) và Thọ được khởi từ cung an Thân (bản thân tự gây tạo) đến một cung nào đó để mách bảo cho biết là giữa Mệnh Thân và cung mà Tài hay Thọ đến đóng đã có sự hoán cải do luật thừa trừ mình đã gây nên.Thân (Thiên Thọ / Nhân) = cá nhân tự gây tạo, tùy theo vị trí “Thân” để quyết định hành động theo cung mà Thiên Thọ đóng.Mệnh (Thiên Tài / Quả) = định mệnh thừa hành mà cắt giảm, chịu ảnh hưởng cân quả do Thọ đã làm ra, tại cung có Thiên Tài đóng.Nếu như Thân (tam hợp Thái Tuế) có làm ra “Thọ” hay cư xử sao cho “Thọ” được toàn vẹn thì Mệnh mới có đủ “Tài” năng lực hoán cải tạo ra những sự tốt đẹp để đền đáp. Còn như Thân xuất phát chử “Thọ” bị Không-Kiếp hãm thì Mệnh “Tài” kia cũng sẵn sàng đem lại những kết quả là hình thức như tranh vẽ mà thôi.Người đời nhập thế ở khoảng thời gian nào thì sẽ thấy căn quả của mình phải mang nặng ở ngay phần việc nào như:Năm Tý (Tài ở Mệnh) căn quả do chính bản thân mìnhNăm Sửu (Tài ở Phụ) phải làm sao với Đấng sinh thànhNăm Dần (Tài ở Phúc) căn quả chịu ảnh hưởng nơi dòng họNăm Mão (Tài ở Điền) căn quả chịu ảnh hưởng về nhà cửa điền sảnNăm Thìn (Tài ở Quan) căn quả chịu ảnh hưởng với công việc làmNăm Tỵ (Tài ở Nô) căn quả chịu ảnh hưởng nơi bạn bè, kẻ dưới tayNăm Ngọ (Tài ở Di) căn quả chịu ảnh hưởng nơi ngoại nhânNăm Mùi(Tài ở Ách) căn quả chịu ảnh hưởng những hoạn nạnNăm Thân (Tài ở Tài) căn quả chịu ảnh hưởng do tiền của thâu hoạchNăm Dậu (Tài ở Tử) căn quả chịu ảnh hưởng nơi con cháuNăm Tuất (Tài ở Phối) căn quả chịu ảnh hưởng ở vợ chồngNăm Hợi (Tài ở Bào) căn quả chịu ảnh hưởng nơi anh emCác cách tốt xấu của Thiên Tài trong tử viThiên Tài + Nhật hay Nguyệt = Thiên Tài khi đồng cung với Nhật hay Nguyệt hãm sẽ gia tăng sức sáng cho Nhật Nguyệt và sẽ làm giảm sự quang huy của Nhật Nguyệt một khi bộ sao này sáng sủa tốt đẹp.Trường hợp Nhật Nguyệt đồng cung thì Thiên Tài sẽ làm cho Nhật Nguyệt thêm rực rỡ tốt đẹp.Thiên Tài + Nhật hãm = Người không cẩn trọng lời nói, thiếu lòng tín ngưỡng về thần quyền.
Thiên Khôi (dương hỏa đới kim)Thiên Việt (dương hỏa đới mộc)
Nhận xét kỷ sẽ thấy Khôi Việt hoàn toàn gần như đứng nghịch lý âm dương với cung đóng, tức là không bao giờ đứng chung trong tam hợp Thái Tuế hoặc Tuế Phá mà chỉ đứng trong tam hợp Thiếu Dương (Thiên Không) và Thiếu Âm.Theo nhận xét trên, nếu xét theo ngũ hành thì Thiên Khôi luôn luôn bị khắc nhập, phải sinh xuất hay khắc xuất mà sa lầy bởi cung đóng và bị Triệt làm cho thất thế. Trong khi Khôi đóng vào những hoàn cảnh không được thuận lợi như vậy thì Việt lại được ưu thế vững vàng hơn, nhất là hai tuổi Đinh-Quí / Tỵ-Sửu được đứng chung tam hợp Thái Tuế như có ý là Việt ở ngôi vị thứ “Ất” thay mặt cho Khôi là trưởng “Giáp” mà lo toan mọi việc.Vậy Khôi Việt chính là Thiên Ất Quý Nhân luôn đóng trong những tam hợp bất đắc ý vì nghịch lý âm dương và bị Sát tinh lủng đoạn hoành hành để giúp đỡ cứu tai giải họa và báo động cho người có số biết suy gẫm và điều chỉnh lại cung cách sống sao cho có ích thiện hơn như hai chữ Tài Thọ đã hướng dẫn.Ngoài sứ mạng là Phúc tinh chủ về phúc thọ, cứu khổn giải nguy ra, Khôi Việt còn là Văn tinh hổ trợ cho các sao văn chương, nghệ thuật như Xương Khúc và là Quý tinh chủ về khoa giáp và quyền tước khi đứng chung với Khoa-Quyền-Lộc, Lộc Tồn, Thai Tọa…Các cách tốt của Khôi-ViệtKhôi-Việt + Quý tinh = Gia tăng ảnh hưởng cho bộ Tử-Phủ-Vũ-Tướng và Xương-Khúc, Thai-Cáo, Khoa-Quyền-Lộc… Người được cách này thường thông minh, có tài thao lược, óc tổ chức và nắm giữ các chức vị cao trong công quyền.Người được Khôi Việt thủ mệnh thường là con trưởng hoặc đoạt trưởng.Các cách xấu của Khôi-ViệtKhôi Việt + Triệt hay Ky-Hình = Khôi Việt bị Triệt án ngữ hoặc Sát tinh, nhất là các sao Không là người thường bất đắc chí, công danh trắc trở không lâu bền. Dễ bị những tai họa đao thương hay súng đạn và yểu mệnh.Thiên Quan Quí Nhân (dương hỏa)Thiên Phúc Quí Nhân (âm thổ)Nhận xét kỷ bảng an sao sẽ thấy Quan Phúc được phân công chia đều cho cả hai phía âm dương và có những vị trí hoàn toàn nghịch lý âm dương như Thiên Quan với các tuổi Giáp-Ất-Bính-Đinh-Mậu-Canh-Quý và Thiên Phúc với những tuổi Giáp-Ất-Mậu-Kỷ.Riêng 5 tuổi Giáp-Ất-Mậu-Tân-Nhâm được Quan Phúc và cả Thiên Ất Quí Nhân (Khôi-Việt) đồng tụ lại đứng chung để ra công giúp đỡ, đem phân tích từng tuổi sẽ thấy:Tuổi Giáp tại cung Mão của tam hợp Hợi-Mão-Mùi thường xuyên có Thiên Không và Kình Dương lủng đoạn.Tuổi Ất tại cung Thìn của người âm nam trong tam hợp Thân-Tý-Thìn có Đà La là lưới trời.Tuổi Mậu tại cung Ngọ có Kình Dương là kiếm treo đầu ngựa bất lợi cho ba tuổi Dần-Ngọ-Tuất và Thiên Không tung hoành tại cung Mão.Tuổi Tân tại cung Dậu trong tam hợp Tỵ-Dậu-Sửu có Phá Toái phá hoại và cung Tỵ có Triệt chặn đứng, với tuổi Tân Tỵ còn bị thêm Tuần tại Dậu.Tuổi Nhâm bị mắc lưới tại cung Tuất với Đà La.Tóm tại, chúng ta nên chú ý tại những cung mà có nhiều Phúc Thiện tinh như Quan Phúc, Khôi Việt, Tứ Đức… tụ chung lại đều là những cung có sự hiểm nghèo vì nghịch lý âm dương và bị Sát tinh lủng đoạn hoành hành để giúp đỡ cứu tai giải họa và báo động cho người có số biết sẽ có những trở ngại và thử thách gay go trong cuộc sống, nhất là với bốn tuổi Mậu-Ất-Tân-Nhâm để đương nhân suy gẫm và điều chỉnh lại cung cách sống sao cho có ích thiện hơn như hai chữ Tài Thọ đã hướng dẫn, có kết quả tốt hay xấu còn tùy ở người có tuân theo mà cải thiện hay là bỏ qua.Vậy Quan Phúc Quý Nhân chính là những Phúc Thiện tinh chủ về sự đức độ, nhân hậu, thực hiện từ thiện, giải trừ bệnh tật và tai họa…Thiên Đức (hỏa) Phúc Đức (thổ)Nguyệt Đức (hỏa) Long Đức (thủy)”Thiên Nguyệt Đức, Giải Thần tàng,cùng là Quan Phúc, một đoàn trừ hung”Thiên Đức và Nguyệt Đức được an theo năm sinh. Còn Phúc Đức và Long Đức là hai sao thuộc vòng Thái Tuế cũng được an theo năm sinh. Bộ sao Tứ Đức là phúc thiện tinh chủ về sự đức độ, nhân hậu, từ thiện và có khả năng giải trừ bệnh tật và tai họa. Tứ Đức có thể chế giải một phần nào ảnh hưởng xấu của các sao hung sát.Bản chất của Tứ Đức là đức hạnh và đoan chính nên chế ngự được tính dâm đãng hoa nguyệt của Đào Hồng và các dâm tinh.Nhận xét về Thiên Đức, Phúc Đức và Nguyệt Đức chúng ta sẽ thấy ba sao này luôn đóng trong tam hợp Thiếu Dương của vòng Thái Tuế để khuyên nhủ, chỉ đường và cứu giải cho các tuổi nằm trong tam hợp Thiếu Dương vì quá tinh khôn đứng vượt lên trên Thái Tuế nên bị nghịch lý âm dương và luôn luôn có Thiên Không tác hại. Còn lại một Long Đức trong tam hợp Thiếu Âm để an ủi cho những tuổi bị bạc đãi và thua thiệt.Chúng ta nên chú ý tại những cung mà có nhiều Phúc Thiện tinh như Quan Phúc, Khôi Việt, Tứ Đức… tụ hợp chung lại đều là những cung có sự hiểm nghèo vì nghịch lý âm dương và bị Sát tinh lủng đoạn hoành hành để giúp đỡ cứu tai giải họa và báo động cho người có số biết sẽ có những trở ngại và thử thách gay go trong cuộc sống, để đương nhân suy gẫm và điều chỉnh lại cung cách sống sao cho có ích, kết quả tốt hay xấu còn tùy ở người có tuân theo mà cải thiện hay là bỏ qua.Phá Toái (hỏa đới kim)Phá Toái được an theo năm sinh (tứ chính, tứ sinh và tứ mộ) là hung tinh chủ sự phá tán, gây trở ngại, hao tán tiền của, điền trạch. Gia tăng ảnh hưởng xấu của các sát tinh như Không Kiếp, Hỏa Linh nếu kết hợp.Phá Toái chỉ đóng tại 3 cung Tỵ-Dậu-Sửu trên địa bàn Tử Vi, tuy chổ đóng bị hạn chế như vậy nhưng ảnh hưởng phá tán của Phá Toái cũng đủ làm ngang trái tư cách của các Chính tinh hiền dịu như Tử-Phủ, Cơ-Lương và tăng thêm sức mạnh cho bộ Sát-Phá-Tham, nhất là Phá Quân.Nhận xét về sao Phá Quân đóng tại ba cung Tỵ-Dậu-Sửu (vị trí thường trực của Phá Toái) đều hãm địa hết như Vũ-Phá ở Tỵ và Liêm-Phá tại Dậu. Riêng Tử-Phá ở Sửu tuy đắc địa nhưng tư cách xấu không hơn gì Vũ-Phá và Liêm-Phá tại hai cung Tỵ-Dậu.Mệnh Vũ-Phá tuổi Tý-Ngọ-Mão-Dậu (tuổi Dậu đẹp nhất)Mệnh Liêm-Phá tuổi Dần-Thân-Tỵ-Hợi (tuổi Tỵ đẹp nhất)Mệnh Tử-Phá tuổi Thìn-Tuất-Sửu-Mùi (tuổi Sửu đẹp nhất)Phá Toái + Phá Quân = tạo thành cách “Toái Quân lưỡng Phá” dũng mãnh và hiển đạt về vỏ nghiệpLuận về Thiên-không và Hồng-ĐàoCung Dần-Thân-Tỵ-Hợi – vị-trí của Hồng-loan làm chủ, Đào và Không tam hợp, là vị-trí của người thấy xa hiểu rộng, ít tham-vọng, đầy lòng đạo-đức, từ-tâm và cởi mở.Tuổi Thìn-Tuất-Sửu-Mùi tại các vị-trí Dần-Thân-Hợi có thêm Cô-thần tam hợp nên được lòng cởi mở sáng-suốt, biết thân hiểu phận yếu mềm, dễ khiến sinh ra nhạy-cảm đến yếm-thế.Riêng tại vị-trí Tỵ có thêm Phá-toái tam-hợp, vì Hồng-loan hơi yếu nên Phá Toái thường gây ra những sự ngang trái và khó-khăn cho mệnh số, như phải chịu ít nhiều những sự thử-thách.Người của tam-hợp Thiếu-dương tại vị trí này nếu biết ngộ được chữ “không” của đời mình thì sẽ tránh được mọi phiền-não do Thiên-không gây ra.Cung Tý-Ngọ-Mão-Dậu – vị-trí chính của Đào-hoa, được Hồng Loan tam hợp phát tiết vẻ anh hoa, sức quyến-rũ tạo nên sự mưu-sĩ, quỷ-quyệt và đạo đức giãkhiến phải sớm nở tối tàn vì Thiên-không và Kiếp-sát.Với tuổi Dương, Đào đắc Thiên-riêu như được một phần nào thanh cao, đỡ sa ngã và đồi trụy hơn các tuổi Âm.Tuổi Dần-Thân-Tỵ-Hợi tại vị-trí này đầy lòng tự-hào và có tham vọng cao nên rất dễ bị hãm vào vòng di lụy.Người của tam-hợp Thiếu-dương tại vị trí này thường khôn-ngoan, thích lấn-lướt hơn người; nếu tại Mệnh thì đó là còn trong ý định, còn tại Thân thì lại tỏ ra bằng hành-động.Cung Thìn-Tuất-Sữu-Mùi – vị-trí của Thiên-không một mình tung-hoành tác-hại và gieo tai-họa, vì thường-xuyên vắng bóng tôi trung là Hồng-loan mà chỉ còn kẻ nịnh là Đào-hoa đưa đẩy.Tuổi Tý-Ngọ-Mão-Dậu tại vị-trí này rất khẳng-khái, nhiều khi quá cứng-rắn nên thường bị những kết-quả có phần ác liệt hơn các tuổi khác.Người của tam-hợp Thiếu-dương tại vị-trí này thường hay đạp đổ để xây-dựng lại theo ý mình, dễ bị sa vào đường gây ra tội ác, nếu có thêm Hung-tinh gây bè kết đảng xúi giục.Nói chung bộ Đào-Hồng-Không dầu gì cũng có tính-cách là vạn sự giai không, những người đạo-đức không màng tưởng đến phú-quý là cái “không” cao cả; kẻ mưu sĩ quỷ quyệt có xoay sở cho lắm rồi cũng lảnh hậu-quả là cái “không” bù trừ. Còn hạng người tàn-ác thường gieo tai-họa rồi ra cũng chỉ còn “không” trơ-trọi.Chỉ còn người sáng suốt vẫn được sống yên lành là trường-hợp của Hồng Loan.Thiên Hình (kim)Thiên Hình là hung tinh chủ sự dũng mãnh, sát phạt phá tan, hình thuơng, gây trở ngại.Thiên Hình hợp với Thiên Riêu là bộ sao đặc biệt cùng khởi theo tháng sinh từ tam hợp Tỵ-Dậu-Sửu và cùng đắc địa tại các cung Dần-Thân-Mão-Dậu-Tuất. Vì thế cho nên nếu Hình-Riêu đứng cặp với bộ sao nào hợp tình hợp cảnh sẽ gia tăng ý nghĩa cho các sao đó, tùy từng trường hợp. Như Hình Riêu đứng cặp với Xương Khúc là hỷ thần chủ về học thành, công danh hiển đạt…Ngoài ra, theo học phái Thiên Lương thì Thiên Hình cùng với cung an Thân còn có một liên quan đặc biệt, như chúng ta đã biết Thân là hành động và Thiên Hình chính là sự phán xét, cùng cấu kết với nhau như bóng với hình.Thân cư Mệnh thì Hình ở Ách (giờ Tý) hoặc Phuï (giờ Ngọ)Thân cư Quan thì Hình ở Tử (giờ Dần) hoặc Điền (Thân)Thân cư Tài thì Hình ở Bào (giờ Thìn) hay Nô (giờ Tuất)Thân cư Di thì Hình ở Phối (giờ Mão) hoặc Quan (giờ Dậu)Thân cư Phối thì Hình ở Mệnh (Tỵ) hoặc Di (giờ Hợi)Thân cư Phúc thì Hình ở Tài (giờ Sửu) hay Phúc (giờ Mùi)Mặc dầu cùng một cung an Thân nhưng nếu khác giờ sinh thì Hình sẽ ở tại cung đối xung để cho người có số biết sự chọn lựa như thế nào giữa hai cung.Ví dụ Thân cư Quan nhưng nếu sinh giờ Dần thì Hình ở Tử và nếu sinh giờ Thân thì Hình sẽ ở Điền (đối cung với Tử) để giúp ta dự kiến trước khả năng sẽ phải đương đầu (mất con hay phải chịu thiệt hại về nhà đất) để mà tự do chọn lựa cách xử thế trong quá trình làm việc công ích xã hội như Thân cư Quan đã cho biết.Những Cách tốt của Thiên HìnhHình + cung Dần = Hình đắc địa tại cung Dần là cách “Hổ hàm kiếm” dũng mãnh và hiển đạt về vỏ nghiệp.Hình + Binh + Tướng + Ấn = Hình là đại long đao, chủ sự sát phạt, có tài chỉ huy, thao lược và hiển đạt về vỏ nghiệp. Nhất là người Kim cung Mệnh tại Ngọ có Thất Sát và Hình đồng cung.Hình + Dâm tinh = Bản chất của Thiên Hình là ngay thẳng, đoan chính vì thế nên Thiên Hình chế ngự được tính hoa nguyệt, dâm đãng của Đào Hồng và các dâm tinh khác.Những Cách xấu của Thiên Hình
Hình hãm địa + Sát tinh = Gia tăng ảnh hưởng cho Sát tinh chủ tai họa, chém giết, hình thương và tù đầy, nhất là khi Hình đồng cung với Tướng hoặc Maõ bị Triệt.Hình hãm địa + Tù tinh = Hội với các tù tinh như Liêm Trinh, Kình-Kiếp, Thái Tuế… thì hay bị quan tụng, hình ngục khó thoát.Hình + Riêu + Không + Kiếp = Chủ oan trái nghiệp quả và chịu tai họa tập thể.Thượng CáchTử-Phủ-Vũ-TướngSát-Phá-Liêm-ThamCơ-Nguyệt-Đồng-LươngCự-NhậtNhật-NguyệtMuốn được thượng cách, tuổi và cung Mệnh phải được hội đủ các yếu tố như Âm Dương thuận lý, Mệnh Cục tương sinh.Cung Mệnh-Thân của lá số phải được 1 trong 5 bộ Chính tinh trên, các sao trong bộ phải đầy đủ và miếu vượng hay đắc địa, sinh hay đồng hành với bản mệnh. Được nhiều Trung tinh như Khoa-Quyền-Lộc, Xương-Khúc, Khôi-Việt, Tả-Hữu, Thai-Tọa, Long-Phượng… đắc địa đồng cung hay hội chiếu và không bị Hung Sát tinh phá cách.Người được thượng cách thường là sinh phùng thời, đạt được những thành công lớn trong cuộc đời, có tiền tài danh vọng hoặc là các bậc khoa bảng, có chức phận hay quyền tước cao trong xã hội.Trung CáchTrung cách là cách không được hoàn toàn như thượng cách, một trong hai yếu tố là tuổi và cung Mệnh âm dương bị nghịch lý hoặc Mệnh Cục khắc nhau.Ngoài ra bộ cách của Chính tinh tại cung Mệnh-Thân của lá số không hội tụ đầy đủ và có sao bị lạc hãm. Các trợ tinh đồng cung hay hội chiếu như Khoa-Quyền-Lộc, Xương-Khúc, Khôi-Việt, Tả-Hữu, Thai-Tọa… không hội đủ hoặc lạc hãm và có Hung Sát hay Bại tinh xâm phạm.Người được trung cách cũng đạt được những thành công trong cuộc đời nhưng không hiển hách bằng thượng cách, thường nghề nghiệp trung lưu, có tiền tài hay chức vị nhỏ trong xã hội.Hạ CáchLá số hạ cách một hoặc cả hai yếu tố là tuổi và cung Mệnh âm dương bị nghịch lý hoặc Mệnh Cục khắc nhau.Ngoài ra bộ cách của Chính tinh tại cung Mệnh-Thân của lá số không hội tụ đầy đủ và có sao bị lạc hãm, khắc nhập lại bản Mệnh. Thiếu nhiều trợ tinh như Khoa-Quyền-Lộc, Xương-Khúc, Khôi-Việt, Tả-Hữu, Thai-Tọa… đồng cung hay hội chiếu và bị nhiều Hung Sát hay Bại tinh phá cách.Người hạ cách thường suốt đời bị vất vả lận đận, bất như ý trong cuộc sống, nghề nghiệp không nhất định và hay phiêu bạt.* Ba cách (Thượng-Trung-Hạ) kể trên chỉ ảnh hưởng nhiều đến chính bản thân đương số mà thôi.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!