Rượu sau khi chưng cất sẽ có những cặn vẩn ở đáy chai hoặc lơ lửng trong dung dịch rượu khiến đồ uống mất đi tính thẩm mỹ. Khi sử dụng, người uống cũng không cảm thấy ngon miệng. Vì thế sau khi chưng cất bạn nên lọc rượu trong giúp loại sạch cặn bẩn.
Rượu khi mới chưng cất xong dù được lọc qua một lớp vải sạch. Nhưng thành phẩm thu được vẫn nhiều vẩn đục. Chỉ nhìn bằng mắt thường ta cũng thấy những cặn bẩn một phần lắng đọng ở đáy chai, phần lơ lửng trong dung dịch rượu.
Nguyên nhân
Những vẩn đục này thường có màu trắng đục, nhỏ li ti. Chúng tồn tại trong rượu khiến rượu bị đục màu. Làm ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của rượu, khó bán. Đặc biệt nếu để lâu sẽ làm hỏng rượu.
Nguyên nhân chủ yếu là do quá trình chưng cất rượu không đảm bảo. Việc chưng cất rượu ở nước ta thường được đun nấu thủ công. Quá trình chưng cất rượu được thực hiện bằng phương pháp nấu bếp than, củi. Bởi vậy, ta rất khó để khống chế lửa.
Nếu người nấu không có kinh nghiệm, không điều chỉnh được lửa. Để lửa quá to sẽ khiến bỗng rượu bị trào, cuốn theo bỗng rượu khiến rượu bị đục. Cặn bỗng này sẽ khiến rượu không chỉ có cặn mà còn bị đổi màu. Rượu sẽ không trong mà chuyển qua hẳn màu trắng đục ngà.
Còn với trường hợp rượu ngâm, rượu bị đục là điều khó tránh khỏi. Chất cặn ở vật liệu ngâm tiết ra khiến rượu ngâm luôn có cặn.
Cặn tuy không ảnh hưởng đến mùi vị, nồng độ rượu. Nhưng bạn nên xử lý cặn ngay sau khi nấu. Bởi cặn váng trong rượu thực chất là protein và các tạp chất hữu cơ. Theo thời gian, chúng sẽ bị phân hủy và khiến rượu của bạn bị chua kèm theo mùi khó chịu.
Lọc rượu trong theo cách truyền thống
Lọc rượu bằng bông, vải
Phương pháp lọc rượu trong bằng bông, vải rất dễ làm. Bạn chỉ cần chuẩn bị một cái phễu to, bông hoặc vải sạch. Sau đó phủ lên trên, đặt can rượu ở bên dưới phễu để hứng rượu khi lọc.
Rượu sau khi chưng cất bạn đem lọc đổ qua lớp bông, vải sạch vừa chuẩn bị ở trên. Khi lọc, bạn nên đồ từ từ lượng rượu này vào phễu để lọc kỹ, sạch hơn.
Khi rượu đi qua lớp bông, vải, những chất cặn vẩn và bụi bẩn trong rượu sẽ bị giữ lại trên bề mặt. Giúp rượu trong hơn.
Nhưng cách này tồn tại khá nhiều nhược điểm.
Phương pháp này có thể loại bỏ được những cặn vẩn. Nhưng không thể loại bỏ hoàn toàn được vi khuẩn tích tụ, những tạp chất, độc tố trong rượu. Vì thế độ an toàn không cao.
Trong quá trình lọc sẽ làm lượng rượu bị thoát hơi ra bên ngoài. Làm giảm đi hương vị và mùi thơm đặc trưng của rượu, nhất là rượu nếp.
Lọc rượu trong bằng cát, sỏi, than hoạt tính
Phương pháp lọc rượu trong này thường được các hộ kinh doanh rượu thời xưa hay dùng. Những gia đình nấu rượu thường xây bể lọc chứa các tầng vật liệu lọc như cát, sỏi, than hoạt tính… Qua các lớp lọc, các bụi bẩn trong rượu sẽ bị giữ lại để cho ra dung dịch rượu trong, bắt mắt hơn.
Cách lọc này không tốn nhiều công sức như phương pháp lọc bằng vải. Một chu trình lọc cũng lọc được nhiều rượu hơn. Tuy nhiên phương pháp lọc rượu trong này vẫn chỉ loại bỏ các chất rắn lơ lửng, cặn lắng có trong rượu. Nhưng không làm giảm bớt hàm lượng Methanol, Aldehyde, Furfurol trong rượu. Vẫn có nguy cơ gây hại cho sức khỏe con người.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!