Những cách trộn co2 thông dụng, hiệu quả nhất trong hồ thủy sinh
SỦI MỊN
- Điểm mạnh: dễ dàng sử dụng, đôi lúc có thể làm trang trí, hiệu ứng đẹp
- Điểm yếu: lãng phí co2, trộn không hiệu quả vào nước (20-30%), phải vệ sinh thường xuyên.
- Kết luận: cốc sủi co2 nên sử dụng cho những hồ nhỏ, những hồ không cần quá nhiều co2 như hồ rêu, dương xỉ, hồ ít đèn – low tech.. Điểm: 3/10
Đây loại sủi CO2 đầu tiên mà hầu hết mọi người đều biết. Khí CO2 được dẫn từ bộ điều chỉnh và thoát ra tạo thành bọt mịn tùy theo chất lượng của từng loại sủi. Cây thủy sinh có thể “ăn” bọt CO2 trực tiếp, hoặc có thể hút nó từ nước khi khí CO2 hòa tan.
Một bộ sủi tốt tạo ra một màn sương rất mịn đi khắp bể chứ không nổi nhanh trên bề mặt. Vị trí tốt trong bể là cần thiết để CO2 được khuếch tán đều khắp bể.
Hiệu quả phụ thuộc vào vị trí đặt sủi cũng như mức độ sạch của sủi. Dòng chảy yếu hoặc sủi bị tắc, bẩn có thể dẫn đến mức CO2 không tối ưu trong hồ thủy sinh. Xem cách đặt sủi Co2 hiệu quả
SỦI IN-LINE KHÔNG GIẢM DÒNG
Chúng tương tự như các bộ sủi ngoại trừ việc được sử dụng bên ngoài bể. Loại này nên được làm sạch cứ sau 2 đến 4 tháng vì bọt tạo ra trở nên kém mịn hơn khi sủi bị tắc.
Bộ sủi in-line gắn vào dòng OUT của bộ lọc và được dòng nước đưa đi khắp bể. Điều này phụ thuộc vào việc bạn phải sử dụng đúng bộ lọc đủ công suất cho từng kích thước bể, đảm bảo dòng nước cũng như bọt CO2 được đi khắp bể.
- Điểm mạnh: trộn co2 cực hiệu quả (80-90%), vẫn có bọt li ti đánh thẳng vào cây, ít phải vệ sinh
- Điểm yếu: làm giảm dòng của lọc, đôi lúc bị nghẹt cánh quạt
- Kết luận: trộn ngoài cánh quạt cực hiệu quả, có thể dành cho mọi loại hồ, nhưng khi dùng trộn cánh quạt nên để ý đến dòng chảy, phải đảm bảo dòng chảy mạnh để luân chuyển co2 khắp hồ
Lời khuyên: nên dùng bơm mạnh cho trộn kiểu này, nếu có thể thì kết hợp với loại sủi chữ T
BỘ ĐÁNH TAN CO2 Plant Care
CO2 được dẫn đến một bộ cánh quạt hay thiết bị đánh tan cho đến khi CO2 được hòa tan với nước. Đây là phương pháp hiệu quả nhất để hòa tan CO2. Bộ đánh tan CO2 khác nhau về thiết kế và hoạt động với hiệu suất khác nhau tùy thuộc vào thiết kế và tốc độ dòng chảy. Nhược điểm khi sử dụng là bạn cần phải có bộ lọc có công suất lớn hơn so với nhu cầu bể hiện tại, vì dòng nước đi qua bộ hòa tan bị cản trở khá nhiều.
Trong ví dụ dưới đây, CO2 được dẫn vào bộ đánh cánh quạt nơi nước từ bộ lọc chảy ra xoáy như xoáy nước (tăng thời gian tiếp xúc với bọt khí CO2) trước khi thoát ra khỏi khoang ở phía dưới. Khí CO2 dư sẽ được thu lại ở đỉnh buồng.
- Điểm mạnh: ít gây giảm dòng, trộn hiệu quả, không gây bọt ở đầu out
- Điểm yếu: khi cho 1 lượng lớn co2 vào thì hiệu quả bị giảm, phải đi kèm với lọc mạnh, không có bọt ti li cũng là 1 khuyết điểm của dòng trộn loại này.
- Kết luận: Dành cho người không thích bụi co2 trong hồ, dành cho hồ không cần 1 lượng lớn co2
- Lời khuyên: nếu kết hợp với loại phun bọt ti li thì hiệu quả sẽ rất cao
Hiện nay bộ trộn Co2 được ưa chuộng nhất là Plant Care. Ngoài ra còn có thêm trộn Plant Care DIY cũng có cách thức hoạt động tương tự Plant Care
Cho co2 thẳng vào dòng in của lọc
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!