Hướng dẫn làm mô hình giấy – Kit168 Đồ Chơi Mô Hình Giấy Download Miễn Phí – Free Papercraft Toy

Để làm một mô hình giấy, bạn cần chuẩn bị những công cụ sau:

1. Dao: Dao mổ, dao chuyên dụng (art knife) hoặc dao rọc giấy. Nên xài loại có lưỡi mảnh, nhỏ nhưng sắc, thử bằng cách cắt nhẹ trên bề mặt giấy. Lực đề cắt đứt giấy càng nhỏ thì dao càng tốt. Để có thể ngồi làm việc lâu, bạn nên chọn loại có cán cầm thon tròn, vừa đủ để có thể cầm 1 cách chắc chắn mà không bị mỏi. Dao là công cụ cắt chính của bạn với độ chính xác cao và nhanh. Dùng dao để cắt đường thẳng rất nhanh và chính xác hơn kéo (xài thước). Dao cắt đường cong cũng rất tốt, vì có những đường cong mà kéo không cắt được. Ưu điểm của dao là không làm cong giấy khi cắt. Nhược điểm là nếu bạn không có thớt cao su để phía dưới thì sẽ hạn chế phần nào khả năng của dao. Dao cùn cũng dễ làm rách giấy. Nên thay lưỡi dao sau khoảng tối đa 2 tuần.

dao Từ trên xuống: Dao chuyên dụng (nên dùng),dao mổ, dao rọc giấy

2. Kéo: Kéo là công cụ cắt phụ, dùng để cắt nhanh những đường tròn nhỏ. Tuy nhiên cũng có người thích xài kéo hơn là dao. Khi mua kéo bạn nên chọn loại có ốc vít có thể điều chỉnh lưỡi kéo (kéo lỏng ta vít lại, lưỡi kéo chặt cắt sẽ ngọt hơn) và có tay cầm thoải mái để có thể cắt được lâu. Không nên chọn loại kéo có lưỡi quá to/ dài. 10cm là chiều dài tối đa cho lưỡi kéo.

keo Trên xuống: kéo to(không thích hợp), kéo thủ công rẻ tiền (xài tạm), kéo chuyên dụng có nút chỉnh (nên dùng)

3. Keo, hồ: Bạn nên có ít nhất 3 loại keo sau: a, Keo khô (glue stick): standler 6k, thiên long 4k, hồng hà 3k. Ưu điểm của keo khô là .. khô, nên không gây quăn giấy, rất thích hợp cho những mặt phẳng lớn. Keo khô có độ dính không cao và khô hơi lâu, nên không thích hợp cho việc cố định các mảnh ghép lại với nhau, mà chỉ dùng để gắn tạm, chỉnh sửa. b, Keo sữa (PVaC glue), hay keo dán gỗ: là 1 loại keo đặc, sệt, màu trắng đục. Thường được bán trong bịch 1kg (20k) hoặc trong hũ nhỏ (2k). Keo sữa có ưu điểm là dính rất chắc, có thể dùng để bồi những lớp giấy mỏng ở mặt trong nhằm gia tăng sự vững chắc cho mô hình. Nhược điểm của loại keo này là ướt, nên có thể gây cong, quăn những mặt phẳng lớn, và khô lâu. Keo này cũng có mùi chua chua hơi khó chịu. Đây là 1 loại keo không thể thiếu c, Keo 502 (super glue): keo này dùng để cố định mảnh ghép cực tốt. Nếu bạn xài giấy dầy kết hợp với 502, độ cứng của mô hình được tăng lên rất nhiều, không thua đồ nhựa mỏng là bao. Thường sau khi chỉnh sửa, ghép bằng 2 loại keo phía trên, bạn nên đổ 1 lượng rất ít keo 502 (1 giọt) lên mép dán, keo khô rất nhanh và cố định rất chắc. Nhược điểm là do keo khô nhanh nên sau khi dán rất khó gỡ ra / chỉnh sửa lại.Nếu xài quá liều thì keo cũng sẽ chảy ra ngoài mép dán và lem vào mô hình, rất khó nhìn. Keo 502 cũng có mùi rất khó chịu và độc vì có thành phần từ cyanuare. Nếu dây ra tay thì sẽ gây cảm giác bỏng rát khó chịu ( mặc dù bạn sẽ không bị bỏng). Nếu dùng keo này, bạn tuyệt đối không bao giờ được để nó bắn vào mắt hoặc những chỗ hở như vết thương, miệng.. Tuy nhiều nhược điểm nhưng 502 vẫn là lựa chọn số 1 của mình vì độ kết dính và chắc chắn của nó.

ho

keo khô, keo sữa, keo 502

4. Kẹp, nhíp: Nhíp dùng để giữ, cố định những vật thể nhỏ mà bạn không cầm được, hoặc đơn giản là bạn không muốn sơn/ keo chảy vào tay mình. Đôi khi nhíp cầm chắc hơn là tay. Nên có 1 nhíp to và 1 nhíp nhỏ, tùy mục đích sử dụng. Đầu nhíp phải phẳng để có thể giữ mảnh ghép 1 cách chắc chắn nhất.

nhip

5. Thước: Nếu chủ yếu xài kéo thì có lẽ bạn sẽ không cần thước nhiều lắm. Tuy nhiên thước rất cần thiết khi bạn xài dao.

6. Bút bi hết mực: Bút bi hết mực rất dễ kiếm, không tốn kém và là 1 vật rất quan trọng. Đa số các trường hợp, mô hình yêu cầu bạn phải gấp mảnh ghép lại trước khi dán. Nếu bạn cứ để thế mà gấp thì có thể đường gấp sẽ không thẳng, không đạt yêu cầu hoặc thậm chí làm gẫy giấy. Do vậy bạn nên dùng bút bi hết mực, kẻ lên nếp gấp trước, đủ mạnh để giấy gẫy sắn tại điểm đó, và sẽ chỉ ở điểm đó thôi. Khi đó nếp gấp của bạn mới đạt yêu cầu.

7. Thớt lót:

thot-lot

Sưu tầm từ internet…