Mì kéo sợi là một loại mì sợi đến từ đất nước của người Trung Hoa. Mì kéo sợi này được tạo ra bằng cách xoắn, kéo dài và gấp bột thành sợi, sử dụng trọng lượng của bột để làm ra mì kéo sợi. Theo truyền thống thì loại mì này chúng ta có thể làm được bằng tay và sử dụng nó ở dạng mì tươi. Nhưng chúng ta có biết cách làm loại mì sợi này không? Khi làm mì kéo sợi chúng ta có cần phải thành thạo bất kì các kĩ năng nào hay không?
Câu trả lời cho câu hỏi trên là không. Bạn hoàn toàn có thể tự tay làm mì kéo sợi mà không cần phải thành thạo bất kì một kĩ năng phức tạp nào. Do đó, hãy cùng maythucphamxanh.vn tìm hiểu cách làm mì kéo sợi ngay sau bài viết dưới đây nhé.
Người Trung Hoa rất yêu thích mì và mì đã trở thành một trong những món ăn quan trọng nhất tại phía Bắc của người Trung Hoa. Và mì luôn có vô vàn những phương pháp và cách làm khác nhau.
Công thức làm mì kéo sợi Lan Châu là một trong những bí mật gia truyền mà hầu như chúng ta không thể nào tự tìm ra cách làm ngay tại nhà. Thế nhưng, với những người nội trợ thông minh thì họ luôn có cách để tìm ra phương pháp làm món mì kéo sợi một cách đơn giản, dễ dàng và chúng ta có thể tự làm ngay chính căn bếp của mình.
Để làm mì kéo sợi vừa mịn vừa dai ngay tại nhà thì chúng ta chỉ cần dùng bột mì đa dụng và một lượng muối vừa đủ. Muối có thể làm cho các sợi gluten chắc chắn hơn. Do đó mà bài viết hôm nay chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn hai cách làm mì là: mì sợi dẹt và mì sợi tròn truyền thống. Cả hai loại này đều dùng chung một kiểu bột nhưng các bước thực hiện sẽ khác nhau và thành phẩm cuối cùng của hai loại mì này cũng sẽ có kết cấu và độ dai khác nhau.
Nhưng trước khi bắt tay vào làm mì kéo sợi chúng ta cần phải lưu ý một vài ý sau:
Một số lưu ý trước khi làm mì kéo sợi
Tỷ lệ bột và nước
Để tìm ra được tỉ lệ bột và nước thích hợp nhất mình đã phải thử rất nhiều mẻ. Nhưng may mắn là mình đã thử và thành công tìm ra được tỉ lệ bột và nước thích hợp nhất. Với tỉ lệ bột mì đa dụng là 300g thì bạn có thể dùng ít nhất với 130ml nước hoặc bạn có thể sử dụng nhiều nước nhất là 170ml nước, cho dù nếu bạn có lỡ tay cho nhiều nước thì bột vẫn có thể dùng được. Nhưng tỉ lệ bột giữa nhiều nước và ít nước có sự khác biệt gì? Vậy thì mình sẽ đưa ra cho bạn các kết luận sau đây nhé:
Tỉ lệ bột với nước nhiều thì bột dễ nhào hơn, cần ít thời gian nghỉ, quá trình tạo hình mì sẽ dễ hơn. Tuy nhiên, với tỷ lệ nước này thì bạn cần phải cẩn thận và làm chậm hơn để có được sợi mì đủ độ dày. Thành phẩm cuối cùng sẽ mềm và phù hợp với các món nước hơn.
Còn tỉ lệ bột với nước ít thì bột sẽ khó nhào hơn, cần nhiều thời gian nghỉ hơn, nhưng quá trình tạo hình mì sẽ dễ hơn và sợi mì sẽ có độ dày đồng nhất hơn. Hơn nữa, thành phẩm cuối cùng sẽ cho ra sợi mì dai hơn và thích hợp cho các món trộn hay xào.
Phủ bột và quét dầu
Bạn có thể phủ một lớp bột áo lên để bảo quản mì và để sử dụng cho lần sau. Nếu bạn muốn nấu mì ngay sau khi kéo sợi thì bạn có thể quét một lớp dầu lên, điều này giúp cho việc tạo hình mì một cách nhanh hơn và khi luộc mì nước cũng trong hơn.
Cách làm mì kéo sợi
Nguyên liệu cần chuẩn bị
- 300g bột mì đa dụng
- 2g muối
- 155ml nước (bạn có thể dùng khoảng 130ml đến 170ml nước)
- Dầu ăn để quét hoặc bột để làm bột áo
Các bước thực hiện
Bước 1: Trộn muối với bột mì đa dụng.
Bước 2: Bạn cho nước vào bột và nhào bột trong khoảng 5-6 phút cho đến khi bề mặt bột trở nên phẳng mịn hơn. Nếu nhào bột trong một lần hơi khó thì bạn có thể để bột nghỉ trong vòng 15 phút sau đó tiếp tục nhào bột trong khoảng 2-3 phút nữa.
Bước 3: Phủ một tấm khăn ẩm lên để bột không bị khô và để bột nghỉ trong vòng 15 phút.
Cách tạo hình sợi mì
Phương pháp 1: Mì sợi tròn truyền thống
Bước 1: Bạn lăn bột thành một tấm mỏng dẹt sau đó cắt thành từng dải rộng 1cm. Phủ bột áo lên từng dải bột rồi nặn thành sợi tròn. Trước khi nấu chúng ta sẽ kéo mì sợi mì ra.
Bước 2: Xếp mì theo hình xoắn ốc rồi cho vào một cái đĩa lớn, sau đó bạn lấy bọc màng thực phẩm bọc lại khoảng 30 phút – 1 tiếng cho đến khi có thể dễ dàng kéo sợi mì.
Bước 3: Sau đó bạn nhẹ nhàng kéo dài sợi mì ra, như vậy là chúng ta đã có sợi mì tròn truyền thống rồi đấy.
Phương pháp 2: Mì sợi dẹt
Bước 1: Bạn chuẩn bị một cái đĩa rồi quét vào đĩa một chút dầu ăn. Sau đó cắt bột đã nhào thành 6 đến 8 phần bằng nhau. Lăn thành hình chữ nhật hoặc hình bầu dục rồi quét dầu xung quanh. Lấy bọc thực phẩm bọc lại và để mì nghỉ trong vòng 1 tiếng.
Bước 2: Bạn lấy một dải bột ra rồi dùng đũa nhẹ nhàng ấn vào giữa để sau đó có thể tách thành sợi mì. Giữ hai đầu dải bột rồi đập phần ở giữa xuống thớt. Bằng cách này chsung ta có thể dễ dàng kéo dài sợi mì ra. Bước này, bạn không nên làm quá nhanh, cẩn thận tốc độ để không làm đứt sợi mì. Cuối cùng bạn tách đôi sợi mì ra theo dấu đũa ấn lúc đầu.
Cách luộc mì
Cho nước cùng một chút muối vào nồi, sau đó đun sôi rồi thả mì vào luộc trong khoảng 4-5 phút với lửa vừa. Bạn cũng có thể dùng mì để làm món mì trộn cay hoặc mì nấu rau củ.
Như vậy maythucphamxanh.vn đã giới thiệu đến bạn hai cách làm mì kéo sợi. Hy vọng với bài viết này bạn có thể vào bếp để thử nghiệm làm mì kéo sợi. Chúc các bạn thành công và ngon miệng!
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!