Tê bì tay chân: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị | Vinmec

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà sử dụng phương pháp điều trị cho phù hợp. Nhìn chung, tê chân tay sinh lý không cần điều trị chỉ cần áp dụng một số biện pháp hỗ trợ, phòng ngừa như tăng vận động thể dục thể thao, xoa bóp thư giãn tay chân.

Phần lớn các trường hợp tê chân tay lặp lại nhiều lần, kéo dài hoặc do bệnh lý, cần được điều trị sớm và kịp thời để tránh biến chứng xấu.

Điều trị triệu chứng:

Những loại thuốc điều trị tình trạng bị tê chân lâu ngày bao gồm:

  • Thuốc chống trầm cảm: nhóm thuốc điều trị tê chân do đau cơ xơ hóa

  • Thuốc corticosteroid: thuốc giảm viêm, giảm tê chân do bệnh đa xơ cứng (MS).

  • Thuốc Gabapentin và pregabalin: thuốc góp phần ngăn chặn và giảm tê chân do đau cơ xơ hóa, đa xơ cứng, bệnh thần kinh tiểu đường.

Điều trị nguyên nhân

Do nguyên nhân sinh lý: Những cách khắc phục ngay tại nhà khi bị tê chân bao gồm:

  • Tránh ngồi nhiều, đứng lâu:Chú ý không cúi nhấc vật nặng hay ngồi xổm, đi dép chật, không để tay chân bị lạnh.

  • Nghỉ ngơi: giảm tê chân tay do dây thần kinh bị chèn ép

  • Chườm lạnh. Chườm lạnh vào chân và bàn chân 15 phút/ngày có thể giảm sưng, giảm tê chân do dây thần kinh bị chèn ép.

  • Chườm nóng. Những người bị tê chân do dây thần kinh bị chèn ép cũng có thể áp dụng chườm nhiệt.

  • Xoa bóp chân và bàn chân giúp cải thiện lưu lượng máu và có thể làm giảm các triệu chứng tê chân.

  • Tập thể dục. Những bài tập thể dục như yoga, Pilates, aerobic có thể thúc đẩy lưu lượng máu và giảm viêm, đau, giảm tê chân.

  • Tắm muối Epsom. Để giảm tê chân người bệnh có thể tắm nước muối Epsom chứa magie giúp tăng lưu lượng máu và lưu thông.

  • Ngủ đủ giấc. Những người bị tê chân có thể do thiếu ngủ cho nên cần ngủ đủ giấc.

  • Chế độ ăn uống lành mạnh: ăn uống đầy đủ những dưỡng chất, bổ sung các loại vitamin, khoáng chất thiết yếu nhằm tăng cường sức đề kháng và phòng ngừa viêm nhiễm như: vitamin nhóm B, vitamin C, Glucosamin,… Đặc biệt, vitamin C và protein giúp sản sinh collagen tăng cường sự đàn hồi da, sự vững chắc của thành mạch, phòng ngừa xơ vữa động mạch.

Do nguyên nhân bệnh lý

Đối với tình trạng tê tay chân do bệnh lý, cần phải điều trị triệt để căn nguyên gây ra vấn đề. Ví dụ như:

  • Bệnh tiểu đường: cần kiểm soát tốt đường huyết bằng cách dùng thuốc, duy trì chế độ ăn uống khoa học và chế độ tập luyện hàng ngày.

  • Bị thiếu vitamin: bổ sung vitamin.

  • Nhiễm độc: điều trị nhiễm độc

  • Rối loạn chuyển hóa lipid máu: kiểm soát lipid máu ngưỡng an toàn

  • Điều trị các bệnh lý thoái hóa cột sống, viêm khớp

Xem thêm:

  • Tầm Soát Bệnh Lý Cơ Xương Khớp Cho Dân Văn Phòng
  • Bệnh lý cơ xương khớp: Bệnh nghề nghiệp phổ biến nhất thế giới
  • Bệnh gai cột sống có chữa được không?