Phương pháp trồng cây thủy canh ngày càng trở nên phổ biến, có thể áp dụng ngay tại nhà. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách xây dụng một hệ thống thủy canh đơn giản tại nhà.
Công cụ cần chuẩn bị cho hệ thống thủy canh
- Xô
- Vòi tưới cây
- Bộ dụng cụ kiểm tra độ pH bao gồm dung dịch đệm pH
Tham khảo thêm các dụng cụ thủy canh khác TẠI ĐÂY.
Nguyên vật liệu
- Kẹp cây
- Bể chứa dinh dưỡng 50 galong
- Ống nhựa PVC
- Hệ thống ống nhựa
- Đất sét đá cuội khuếch đại
- Nước
- Chậu cây
- Giá đỡ và giàn mắt cao (cho cây leo) làm từ ống nhựa PVC
- Phân bón dành cho hệ thống thuỷ canh
- Máy bơm
- Cây trồng
- Dây bện
Các bước xây dựng hệ thống thủy canh tại nhà
Xác định địa điểm
Đặt hệ thống thuỷ canh trong một không gian kín, chẳng hạn như nhà kính hay tầng hầm trong nhà bạn, hoặc trên sân trống trước nhà hay tầng nóc ngoài trời. Mặt sàn phải đảm bảo được độ che phủ cho nước và dinh dưỡng cho cây trồng trong hệ thống. Nếu bạn đặt hệ thống ngoài trời, hãy đảm bảo hệ thống khỏi các yếu tố bên ngoài, chẳng hạn như sử dụng rào chắn gió, và kiểm tra mực nước thường xuyên hơn do có sự thoát hơi nước. Trong điều kiện nhiệt độ lạnh, hãy chuyển hệ thống vào trong nhà. Nếu bạn đặt hệ thống tại một căn phòng bên trong nhà mình, hãy sử dụng đèn trồng cây để cung cấp thêm ánh sáng cho cây trồng.
Bước 1: Xây dựng hệ thống thuỷ canh
Hệ thống bao gồm 6 ống trồng cây được làm từ ống nhựa PVC 6’’, một chiếc giá đỡ và giàn làm từ nhựa PVC, một bể chứa dinh dưỡng 50 galong, một máy bơm và một đường ống phân phối. Bể chứa đặt dưới các ống trồng cây bằng nhựa PVC 6’’, và máy bơm nằm trong bể chứa để đẩy dinh dưỡng lên cho cây trồng thông qua đường ống phân phối gồm các ống nhựa PVC nhỏ hơn và các ống tuýp nhựa. Mỗi ống trồng cây có một ống thoát nước để đưa nước trở lại bể chứa. Đường ống phân phối được đặt trên đầu của các ống nhựa PVC và đưa nước chịu áp (lực nén) đến các ống tuýp. Để đưa dinh dưỡng đến cây trồng trong hệ thống này, nước được đẩy đi thông qua một khối vuông nhựa PVC, đường ống phân phối, và sau đó truyền qua các ống tuýp nhựa nhỏ – các ống nhựa hoạt động trong từng ống nhựa trồng cây lớn hơn. Các ống tuýp dinh dưỡng có các lỗ nhỏ, giữa mỗi khoảng cây. Dinh dưỡng bắn ra qua các lỗ và phun vào rễ cây. Đồng thời, các tia nước tạo ra các bóng bóng khí để cây trồng có đủ oxi.
Bước 2: Pha trộn các chất dinh dưỡng và nước trong bể chứa
Đổ đầy nước vào bể chứa 50 galong. Sau đó, thêm 2 chén chất dinh dưỡng vào bể (hoặc theo hướng dẫn trên nhãn bao bì phân bón), bật máy bơm và để hệ thống chạy trong khoảng 30 phút để tất cả các chất dinh dưỡng được trộn đều.
Tham khảo thêm: Dinh dưỡng thủy canh Grow Master cho rau ăn lá
Bước 3: Trồng cây vào ống
Một trong các cách dễ nhất để trồng cây thuỷ canh là sử dụng các cây con đã được mua trước đó, đặc biệt là nếu bạn không có thời gian để tự gieo hạt giống. Quan trọng là bạn phải chọn những cây khoẻ nhất và loại bỏ hết đất ra khỏi rễ cây. Để rửa sạch đất ra khỏi rễ cây, nhúng phần rễ cây vào nước có nhiệt độ dao động từ hơi ấm cho đến mát (hình 1). Nước quá ấm hoặc quá lạnh có thể khiến cây trồng bị sốc. Nhẹ nhàng tách rễ để lấy đất ra. Bất kỳ chút đất nào còn lại trên rễ cây cũng có thể làm tắc nghẽn các lỗ phun nhỏ trên ống tuýp dinh dưỡng.
Sau khi rễ cây được làm sạch, kéo nhiều rễ cây hết sức có thể qua đáy chậu cây và sau đó thêm đất sét đá cuội khuếch đại vào chậu để giữ cho cây trồng đúng vị trí và thẳng đứng (hình 2). Đất sét đá cuội khuếch đại tuy cứng nhưng chúng cũng rất nhẹ, do vậy sẽ không làm tổn hại đến rễ cây.
Sử dụng kẹp và dây để cột cây lên giàn. Dây buộc sẽ giúp cây leo thẳng lên, điều này sẽ giúp bạn tối đa hoá không gian trong khu vực nuôi trồng chật hẹp của mình. Buộc dây thòng lòng lên đỉnh của giàn (hình 1), kẹp dây vào gốc mỗi cây (hình 2) và nhẹ nhàng cuốn tròn ngọn cây xung quanh sợi dây.
Bước 5: Bật máy bơm và theo dõi hệ thống hàng ngày
Kiểm tra mực nước hàng ngày, ở một số khu vực, có thể cần phải kiểm tra 2 lần 1 ngày, phụ thuộc vào lượng nước bị mất đi do mức nhiệt quá cao và hiện tượng thoát hơi nước. Kiểm tra độ pH và mức dinh dưỡng vài ngày một lần. Do máy bơm chạy liên tục nên bạn không cần hẹn giờ, nhưng hãy đảm bảo rằng bể chứa không bị khô cạn, nếu không máy bơm sẽ bị cháy.
Bước 6: Theo dõi sự phát triển của cây trồng
Vài tuần sau khi trồng, cây sẽ hoàn toàn bao phủ giàn leo bởi chúng sẽ hấp thụ tất cả nước và dinh dưỡng mà chúng cần để phát triển nhanh chóng. Một điều quan trọng là bạn phải đặc biệt chú ý đến sự phát triển của cây và buộc hoặc kẹp thân cây vài ngày một lần.
Bước 7: Kiểm tra sâu bệnh
Tìm kiếm các dấu hiệu của sâu bệnh, ví dụ như sự hiện diện của côn trùng gây hại, những chiếc lá bị sâu và các bệnh về lá. Một cây bị bệnh có thể lây nhiễm cho tất cả các cây khác bởi chúng rất gần nhau. Hãy ngay lập tức loại bỏ các cây bị sâu bệnh. Do các cây được trồng trong môi trường thuỷ canh không cần phải tiêu tốn năng lượng để cố tìm kiếm thức ăn nên chúng có thể dành nhiều thời gian hơn cho việc phát triển. Điều này giúp chúng khoẻ mạnh hơn bởi chúng có thể sử một phần năng lượng đó để chống lại sâu bệnh. Bởi vì lá cây không bao giờ bị ướt trừ khi có mưa nên chúng có ít khả năng bị nấm, mốc, sùi lá hơn.
Mặc dù cây trồng thuỷ canh có khả năng chống chọi tốt với bệnh tật nhưng chúng vẫn phải chiến đấu để chống lại côn trùng gây hại. Thậm chí là thuỷ canh thì côn trùng và sâu bướm vẫn có thể tìm được cách vào vườn. Hãy loại bỏ bất kì con côn trùng nào mà bạn nhìn thấy.
Xem thêm
- Hướng dẫn cách trồng cây sử dụng đèn LED
- Hướng dẫn cách lắp đặt hệ thống thủy canh hồi lưu tại nhà
Nguồn tham khảo: http://www.diynetwork.com
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!