I. Hướng dẫn kỹ thuật làm giàn cho cây nho
1. Xác định khoảng cách, vị trí cọc giàn
– Cọc giàn có thể là cọc gỗ hoặc cọc bê tông.
– Tùy vào mật độ trồng để xác định khoảng cách đặt cọc, thông thường cọc cách cọc 10m.
– Hai cọc biên cắm xiên 30 độ và neo chắc chắn.
2. Dựng cột, căng dây
2.1. Dựng cột
– Đào lỗ sâu 50-60cm để chôn cột (trụ). Trụ cao từ 2,0 – 2,2m, nén chặt đất xung quanh trụ để trụ đứng vững.
Cách dựng cột làm giàn
2.2 Căng dây
– Dùng dây kẽm có đường kính 1,5 – 2,0 mm căng từ trụ này đến trụkia tạo thành ô vuông,
– Dùng dây kẽm 1mm hoặc cước 2mm đan lưới ô vuông trên giàn, khoảng cách giữa các dây 25 – 30cm.
Cột dây khi làm giàn
3. Cắm cây cho nho leo
3.1. Cắm cây
– Cây choái nên chọn những cây dài 2,0 – 2,4m và thẳng.
Cấm cây cho nho leo
– Sau khi trồng cây nho cao 50-60cm cần cắm choái cách gốc 20cm để đỡ cho nho leo lên giàn.
Vườn nho đã cắm choái
– Buộc dây vào cây choái cho chắc chắn đồng thời tỉa bỏ chồi phụ ở nách lá, tua cuốn để tập trung dinh dưỡng cho cây mau lớn
3.2. Cột cây nho vào cây choái
– Khi cây nho bắt đầu có tua cuốn thì phải cột vào cọc để gió không làm hỏng ngọn, loại bỏ cành nách và ngắt râu để tập trung dinh dưỡng nuôi cây.
Cột dây cho nho vào cọc cắm
II. Kỹ thuật cắt cành cho cây nho
1. Mục đích
– Cắt cành, bấm ngọn kích thích các mầm nách phát triển mạnh để nho phân nhánh, tạo bộ khung cơ bản cho vườn nho sau này.
– Giúp tán phân đều trên mặt giàn, tăng cường khả năng hấp thu ánh sáng.
2. Bấm ngọn cho cây nho
– Có 2 cách bấm ngọn cho nho:
+ Cách 1: Khi ngọn nho vượt khỏi giàn 0,7-1m thì tiến hành bấm ngọn thân chính ở sát mặt giàn để tạo cành từ mầm ngủ.
+ Cách 2: Cây nho vượt khỏi mặt dàn từ 20-30cm thì bấm ngọn để tạo cành từ chồi nách.
Chú ý: Cành phát triển từ mầm ngủ thường mập và khỏe hơn chồi nách.
Bấm ngọn khi nho vượt khỏi giàn
– Sau khi bấm ngọn, cây nho mọc nhiều cành mới, mỗi cây nho nên giữ lại 2-4 cành cấp 1 tùy giống và điều kiện chăm sóc, các cành này bố trí sao cho phân bố đều về các hướng và buộc chặt các cành cấp 1 này vào dây của dàn.
III. Kỹ thuật tạo tán cho cây nho
1. Mục đích
– Để điều hòa lượng cành gỗ , duy trì cây nho ở dạng có lợi theo mong muốn, tạo điều kiện cho cây nho có sức sống tốt nhất, ổn định năng suất qua các năm.
– Đảm bảo có những cành quả ở đúng vị trí đã xác định
– Tăng cường khả năng hấp thu ánh sáng cho cành quả và giảm bớt sinh trưởng thái quá của cành vượt
2. Kỹ thuật tạo tán
2.1 Tạo tán theo hệ thống giàn lưới qua đầu
– Sau khi chọn được các cành cấp 1 chúng ta có 2 cách tạo tán:
+ Cách 1: Để các tay chính phát triển đến tận ngoại vi của dàn ( giống như một khung xương cá) rồi bấm ngọn. Cành thứ cấp được mọc ra từ các tay chính đó, cứ 35-40cm lại một cành cách đều về hai phía. Từ cành cấp 2 lại cho ra cành cấp 3 để cắt lấy cành quả.
+ Cách 2: Không cho tay chính phát triển dài mà ngắt ngọn khi được 50-60cm, từ đó để 2-3 cành cấp 2, tiếp tục như thế đến cành cấp 3 thì có thể lấy quả vụ đầu
Tạo hình giàn lưới qua đầu
a. Chồi mọc ra sau cắt cành 7 -1 0 ngày – b. Cành mới từ chồi cành
2.2 Tạo tán theo hệ thống tạo hình chữ T
– Khi cắt cành tạo tán theo hình chữ T chỉ để lại 2 cành cấp 1 mọc ngược chiều. Khi hai cành cấp 1 dài 0,75m (giữa hai cây nho) thì bấm ngọn cho ra cành xương cá (cành cấp 2), các cành xương cá mọc ngược chiều nhau và bò từ hàng nho này sang hàng nho kia.
– Khi cành xương cá dài 1,25m( đoạn giữa hai hàng nho) thì bấm ngọn. Tùy từng giống nho và điều kiện dinh dưỡng mà giữ lại khoảng 10-20 cành xương cá, vì nếu để dày quá dễ bị sâu bệnh. Trên cành xương cá bấm bỏ tất cả các chồi nách.
Tạo hình kiểu chữ T
– Trong quá trình tạo tán, phải buộc dây chắc chắn vào giàn để gió không làm hỏng ngọn nho. Khi đã bấm ngọn xương cá, không cho ra ngọn nữa mà tập trung nuôi cho các cành xương cá mập khỏe để chuẩn bị cắt cành cho ra hoa, lấy quả.
– Khi cây nho được 10 tháng tuổi, tiến hành cắt cành cho ra quả. Khi cắt cành, cây nho sẽ chấm dứt giai đoạn sinh trưởng và tập trung dinh dưỡng cao nhất vào mắt nho giúp nho nẩy mầm và ra hoa, kết quả đồng loạt, tạo điều kiện thuận lợi chop khâu chăm sóc, bảo quản và thu hoạch.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!