17 Cách làm răng chắc khỏe khi bị lung lay tại nhà và nha khoa

Răng lung lay có thể do bệnh lý, loãng xương, va đập hoặc thai kỳ. Khi đó có thể áp dụng một số cách làm răng chắc khỏe khi bị lung lay tại nhà hiệu quả: chọn bàn chải và kem đánh răng tốt, chải răng đều đặn, sử dụng chỉ nha khoa, nước súc miệng và hạn chế đồ ngọt…

1. Răng bị lung lay và đau vì sao?

Muốn biết được cách làm răng chắc khỏe khi bị lung lay thì việc đầu tiên bạn cần đó là tìm được nguyên nhân gây ra tình trạng răng lung lay. Khi biết được răng lung lay do đâu thì mới có được cách chữa làm chắc răng bị lung lay. Dưới đây sẽ là một số nguyên nhân mà bạn thường gặp khiến cho răng bị lung lay:

1.1. Bệnh lý răng miệng

Bệnh lý răng miệng là nguyên nhân chính và hay thường gặp nhất ở những người ở độ tuổi 30 trở lên. Bệnh lý phổ biến là viêm nha chu, viêm nướu, nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng này là do vệ sinh răng miệng kém.

Khi vệ sinh răng miệng không sạch sẽ thì ở răng sẽ xuất hiện những mảng bám do vi khuẩn tạo nên làm cho răng bị tụt nướu. Kéo dài lâu ngày tình trạng này sẽ làm cho mô nướu và xương hàm bị tổn thương gây ra tình trạng răng bị lung lay

Một số dấu hiệu mà bệnh lý này xuất hiện đó là nướu bị đỏ, đau, sưng và đặc biệt là tình trạng chảy máu chân răng. Khi thấy bản thân có những dấu hiệu này thì bạn nên đến ngay nha khoa để thăm khám. Việc phát hiện sớm để điều trị và ngăn ngừa sẽ giúp bạn bảo vệ răng tốt hơn và không còn phải lo lắng răng lung lay làm sao để chắc lại.

1.2. Răng lung lay do mang thai

Trong khoảng thời gian mang thai người phụ nữ sẽ có những thay đổi về hoocmon trong cơ thể nên nó sẽ tác động rất lớn đến răng và nướu. Vì vậy khi mang thai nếu người phụ nữ không chăm sóc răng miệng thật tốt sẽ dẫn đến tình trạng răng bị lung lay.

Nhiều người sau khi kết thời kỳ mang thai răng sẽ trở lại bình thường những vẫn có nhiều người răng không thể nào khôi phục lại như bình thường. Vậy nên trong khoảng thời gian mang thai nếu bạn gặp vấn đề về răng miệng thì nên đến gặp nha sĩ để điều trị tránh để lại những hậu quả đáng tiếc.

1.3. Do tác nhân bên ngoài

Một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng răng lung lay phổ biến nhất đó là do những tác động từ bên ngoài như do tai nạn, do va đập mạnh, do ăn nhai đồ cứng, do thới quennghieens răng khi ngủ… Những tác động này đến răng không chỉ gián tiếp trở thành cách làm cho răng lung lay mà còn làm cho răng bị sứt mẻ hoặc nghiêm trọng hơn là mất răng.

1.4. Do loãng xương

Loãng xương là bệnh lý hay gặp ở người gian và tình trạng này làm cho xương trở nên giòn, xốp, dễ bị tổn thương, gãy khi có va đập. Loãng xương sẽ làm cho xương hàm không chắc chắn, suy yếu và làm cho răng lung lay. Khi gặp tình trạng này bạn không phải chỉ cần bận tâm đến việc cách làm răng chắc khỏe khi bị lung lay mà cần phải quan tâm đến sức khỏe toàn cơ thể. Vì loãng xương sẽ ảnh hưởng đến tất cả các xương trên cơ thể đó là cột sống, hông, xương chân tay…

2. 16 Cách làm răng chắc khỏe khi bị lung lay

Thường thì tình trạng răng lung lay ở trẻ là do chuẩn bị thay răng mới nên bố mẹ không cần lo lắng. Còn đối với người lớn mà bị lung lay răng thì nên đến ngay nha khoa để tìm phương pháp điề trị phù hợp.

Với những nguyên nhân gây ra tình trạng răng lung lay khác nhau sẽ có cách làm răng chắc khỏe khi bị lung lay khác nhau. Và cần phải xác định được răng lung lay nhẹ hay răng lung lay độ 3 – nặng, mà có cách điều trị khác nhau.

2. 1. Giữ thói quen chải răng tối thiểu 2 lần mỗi ngày

Vệ sinh răng miệng chính là cách hữu hiệu giải quyết vấn đề làm sao để răng chắc khỏe. Đây là việc làm cần thiết giúp răng chắc khỏe, ngăn chặn các bệnh lý về nướu và hạn chế nguy cơ sâu răng.

Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách chải răng sao cho sạch khuẩn. Đôi khi chỉ thực hiện mà không chú trọng tới chất lượng chải răng.

Theo bác sĩ, người dùng nên đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày để loại sạch mảng bám và vi khuẩn.

Thực hiện trải từ trên xuống dưới, kết hợp xoay vòng tròn tại bề mặt răng và kẽ răng sẽ chi hiệu quả làm sạch cao. Người dùng nên chải răng kéo dài khoảng 2 phút với thao tác nhẹ nhàng.

2.2. Chọn đúng kem đánh răng

Trên thị trường có rất nhiều loại kem đánh răng được bày bán. Tuy nhiên hãy lưu ý chọn loại kem chứa nhiều Fluor nhằm giúp bảo vệ men răng và ngăn ngừa sâu răng.

Trong đó có chứa khoảng 1350 – 1500 ppm Fluor để mang tới hiệu quả làm sạch răng tốt nhất. Bạn có thể kiểm tra khối lượng này ngay trên bao bì sản phẩm.

2.3. Chọn bàn chải

Khi vệ sinh răng nên sử dụng bàn chải đánh răng lông mềm, đầu thấp và ngắn sẽ giúp lấy đi các mảng bám một cách dễ dàng hơn.

Ngoài ra những sợi lông được thiết kế khá mảnh có thể luồn sâu vào kẽ răng, giúp làm sạch mà không làm tổn thương tới nướu.

2.4. Súc miệng

Súc miệng là một trong những bước cần biết để bảo vệ răng chắc khỏe. Súc miệng thường được thực hiện kết hợp với đánh răng sẽ mang tới hiệu quả làm sạch tốt nhất.

Có thể sử dụng nước muối, nước súc miệng lấy đi mọi mảng bám sót lại, đồng thời giúp hơi thở trở nên thơm mát.

2.5. Luôn mang theo chỉ nha khoa

Nếu người dùng vẫn sử dụng tăm để xỉa răng thì nên bỏ ngay thói quen này bởi có nguy cơ làm hở chân răng. Thay vào đó nên dùng chỉ nha khoa làm sạch răng sau mỗi bữa ăn.

Chỉ nha khoa có tác dụng loại bỏ vụn thức ăn tại kẽ răng mà vẫn đảm bảo hàm răng đều khít. Ngăn chặn tình trạng răng thưa, mắc dính thức ăn.

2.6. Tránh xa đường – thủ phạm gây tình trạng sâu răng

Chế độ ăn uống lành mạnh giúp răng miệng và cơ thể luôn trong trạng thái khỏe mạnh. Hạn chế những thực phẩm chứa nhiều đường chính là điều mà người dùng cần lưu ý.

Theo đó, hạn chế những đồ ăn có hàm lượng đường cao nhằm tránh sâu răng như nước ngọt, trà sữa, bánh, kẹo,… Trường hợp bắt buộc phải dùng đồ ăn, uống nhiều đường tốt nhất nên súc miệng sạch sẽ ngay sau khi sử dụng.

2.7. Uống nước máy

Bổ sung đủ 2 lít nước mỗi ngày mang tới sức khỏe răng miệng tốt và một cơ thể đầy sức sống.

Bác sĩ khuyến cáo người dùng nên uống nước máy đã qua lọc và đun sôi để nguội. Trong nước máy chứa nhiều Flo khác giúp răng trở nên chắc khỏe đồng thời ngăn ngừa tình trạng sâu răng.

2.8. Hạn chế ăn vặt

Đồ ăn vặt chứa nhiều dầu mỡ, đường và các chất bảo quản tăng không những nguy hại cho răng mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe cơ thể.

Vụn thức ăn từ những đồ ăn vặt chính là điều kiện hoàn hảo cho vô số vi khuẩn tấn công răng, nướu.

Trong quá trình vi khuẩn tiêu hóa đường tạo ra axit có thể tiêu diệt tinh thể canxi của men răng và ngà răng. Lượng axit này là nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng sâu răng.

2.9. Thay bàn chải 3 tháng một lần

Sau một thời gian sử dụng, lông bàn chải có dấu hiệu xơ, sờn lúc này nên thay bàn chải mới. Bởi khi dùng quá lâu, không những giảm hiệu quả làm sạch mà còn dễ tích tụ vi khuẩn.

Người dùng cần thay bàn chải định kỳ khoảng 3 tháng một lần để phát huy tác dụng chải sạch răng miệng.

2.10. Nhai kẹo cao su

Làm sao để răng chắc khỏe không thể bỏ qua cách nhai kẹo cao su. Nhai kẹo giúp kích thích quá trình điều tiết nước bọt, đây là yếu tố quan trọng tránh sâu răng và ngăn ngừa hôi miệng.

2.11. Uống trà

Theo nghiên cứu từ chuyên gia, trà xanh và trà đen là loại thức uống rất giàu Polyphenol và các hợp chất có tác dụng tiêu diệt, ngăn ngừa vi khuẩn.

Hơn nữa, uống trà còn là cách hữu hiệu hạn chế tối đa vi khuẩn thải axit gây tổn thương cho răng.

2.12. Kiểm tra răng miệng định kỳ

Thăm khám răng miệng định kỳ là một trong những giải pháp không thể thiếu trả lời cho câu hỏi làm sao để răng chắc khỏe.

Người dùng nên đi thăm khám sức khỏe răng miệng định kỳ từ 3 – 6 tháng để bác sĩ kiểm tra răng miệng. Đồng thời ngăn chặn những biến chứng bất thường gây hại như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu,…

Bên cạnh các cách giữ răng chắc khỏe khi bị lung lay kể trên, còn có biện pháp khắc phục bằng những thuốc ngậm chắc răngdân gian sau đây:

2.13. Thuốc làm chắc răng bằng trầu không

Những người có thói quen nhai trầu không thường ít gặp các bệnh răng miệng. Đây là cây thuốc làm chắc khỏe và hạn chế tình trạng lung lay răng.

Trong lá trầu không có tinh chất chữa răng bị lung lay, đồng thời giúp nướu se lại, ôm sát vào cổ răng.

Chất Polyphenol mang tới tác dụng ức chế sự sinh sôi và phát triển của vi khuẩn trong môi trường khoang miệng. Sự cọ sát của lá trầu lúc nhai nghiền cũng là một cách vệ sinh răng miệng tự nhiên hiệu quả.

Khi sử dụng sẽ làm giảm nguy cơ mắc các bệnh lý như viêm chân răng, viêm nướu, viêm nha chu,…

Cách thực hiện: chuẩn bị một nắm lá trầu không đã rửa sạch, sau đó đem nhai hoặc giã nhuyễn đắp lên chiếc răng lung lay. Mỗi ngày nên làm từ 3 – 5 lần trong liên tục 2 tuần để cho hiệu quả tốt nhất.

2.14. Thuốc làm chắc răng bằng cau an toàn, hiệu quả

Để tìm kiếm thuốc ngậm chắc răng, làm lành nướu tại nhà, không thể không kể đến công dụng tuyệt vời của hạt cau. Hạt cau có tính chất cay, nóng, khả năng diệt khuẩn cao nên hỗ trợ rất tốt quá trình khắc phục sâu răng.

Cách thực hiện: chuẩn bị nửa cân hạt cau, ngâm với 1,5lit rượu trắng và để trong vòng 15 – 20 ngày. Sau đó, người dùng có thể lấy rượu ngâm ra súc miệng sau bữa ăn mỗi ngày.

Đối với trường hợp trẻ nhỏ, bậc phụ huynh cần hướng dẫn bé súc miệng và nhổ ra. Tránh ngậm hay nuốt hạt cau vì nguy cơ cao gặp phản ứng phụ hay tình huống nguy hiểm.

Đăng ký chuyên gia tư vấn ngay hôm nay

2.15. Thuốc làm chắc răng bằng cây nghệ

Nghệ là một trong những cây thuốc có công dụng tuyệt vời trong việc làm lành thương, chắc răng một cách nhanh chóng.

Được biết đến không chỉ là loại gia vị giúp món ăn thêm thơm ngon, nghệ còn là cây thuốc hiệu quả với các tình trạng viêm nướu hay chân răng.

Cách thực hiện: chuẩn bị 2 củ nghệ rửa sạch, nạo vỏ ngoài. Bỏ vào máy xay cùng hạt tiêu đen sao cho đảm bảo độ nhuyễn đều. Lấy hỗn hợp mát-xa nhẹ nhàng lên phần nướu bị tổn thương. Vết sưng tiêu dần, nướu đóng lại một cách nhanh chóng.

2.16. Thuốc làm chắc răng trị sưng nướu bằng bí đao

Từ lâu bí đao được nhiều người biết đến với công dụng thanh nhiệt, hạn chế nóng trong và giải độc. Các bộ phận trên cây thuốc ngậm chắc răng này đều có thể sử dụng.

Bằng cách lấy phần thịt quả bi đao xay lấy nước ép uống. Có thể thêm một chút muối vừa dễ uống, vừa mang tới hiệu quả tốt hơn. Ngoài ra người dùng cũng có thể bổ sung bí đao luộc trong thực đơn mỗi ngày. Tương tự phần rau cũng có thể thực hiện như cách trên.

Cách thực hiện: chuẩn bị 1 cân bí đao nạo vỏ, cắt khúc sẵn đem đun với 2lit nước. Bổ sung thêm khoảng 5 lá dứa, 2 quả la hán và đun sôi tất cả nguyên liệu trên trong 25 phút. Sau đó bắc bếp để nguội, gạn đục và đổ nước vào bình dự trữ dùng dần.

2.17. Cách làm chắc răng bị lung lay tại nha khoa

Những cách làm răng chắc khỏe khi bị lung lay chỉ có tác dụng khi bạn bị răng lung lay nhẹ. Trong một số trường hợp nếu tình trạng răng lung lay không thuyên giảm thì bạn nên đến ngay nha khoa để tìm phương pháp khắc phục an toàn và hiệu quả hơn.

Tại nha khoa Paris thì tùy vào tình trạng lung lay và nguyên nhân gây ra tình trạng này là gì các bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị phù hợp:

Nếu tình trạng răng lung lay do bệnh lý của răng thì bác sĩ sẽ tiến hành lấy cao răng, sau đó điều trị tình trạng tụt lợi để ngăn ngừa tình trạng răng tiếp tục bị lung lay.

Bị ngã răng lung lay thì các bác sĩ sẽ được các bác sĩ đeo nẹp để giữ răng cố định trên xương hàm chờ xương và nướu phục hồi răng của bạn sẽ trở lại bình thường nếu đó là răng bị lung lay nhẹ.

Còn với những trường hợp răng lung lay nặng, không thể giữ lại được nữa thì bắt buộc bác sĩ phải nhổ bỏ chiếc răng đó và phục hình lại răng bằng các phương pháp khác như trồng răng sứ, trồng răng Implant để đảm bảo khả năng ăn nhai và thẩm mỹ.

Với tình trạng lung lay răng do loãng xương thì các bác sĩ sẽ tiến hành cấy ghép xương nhân tạo để cho xương hàm thêm chắc khỏe và ngăn ngừa tình trạng rụng răng. Đồng thời các bác sĩ sẽ giúp bạn lên thực đơn và kê cho bạn một số thuốc để ngăn ngừa tình trạng loãng xương tiếp tục phát triển.

3. Làm sao để ngăn ngừa răng lung lay?

Để ngăn ngừa tình trạng răng lung lay và không còn lo lắng đến vấn đề cách làm răng chắc khỏe khi bị lung lay thì bạn cần chú ý một số vấn đề sau đây:

Vệ sinh răng miệng đúng cách: Vệ sinh răng miệng kém là nguyên nhân lớn nhất gây nên tình trạng răng lung lay. Vì vậy để răng luôn chắc khỏe hãy chải răng thật sạch, đúng cách để ngăn ngừa tình trạng tụt lợi. Ngoài ra bạn nên chú ý sử dụng bàn chải lông mềm để đánh răng, swr dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng để đảm bảo răng được sạch sẽ nhất

Chế độ ăn uống hợp lý: Thực phẩm hấp thụ hàng ngày sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe răng miệng nên bạn cần hạn chế ăn những thực phẩm chứa nhiều đường, đồ uống có ga, axit, quá nóng hoặc quá lạnh. Và nên bổ sung các thực phẩm có chứa vitamin, canxi đặc biệt là nên uống nhiều nước lọc

Khám răng định kỳ 6 tháng một lần và lấy cao răng 3 – 4 tháng/1 lần để đảm bảo răng luôn được chắc khỏe và khi có dấu hiệu lung lay được bác sĩ phát hiện và điều trị kịp thời.

Khi thực hiện tốt những vấn đề trên thì bạn sẽ không cần phải đặt ra câu hỏi cách làm răng chắc khỏe khi bị lung lay là gì nữa. Nếu không may mắn bạn đang gặp tình trạng này thì nên đến ngay nha khoa để các bác sĩ điều trị triệt để tình trạng này.