Yugioh đã có lịch sử phát triển hơn 20 năm nên để bắt đầu hiểu về trò chơi này với một người chơi chưa từng trải qua một trận đấu thật sự là điều không hề dễ dàng. Bài viết sẽ hướng dẫn một cách chi tiết từ những kiến thức cơ bản nhất để xây dựng nền tảng cho người mới.
Kết cấu mới nhất của bàn đấu Yugioh tới thời điểm hiện tại
Tên Gọi Và Ý Nghĩa Của Các Vị Trí Trên Bàn Đấu
- Main Deck: Vị trí đặt bộ bài
- Graveyard: Nghĩa địa hay mộ – đặt những lá bài đã bị tiêu diệt hoặc đã sử dụng xong
- Field: Chỗ dành cho các lá bài Ma Pháp môi trường
- Extra Deck: Bao gồm các quái thú đặc biệt và yêu cầu các cách thức triệu hồi đặc biệt
- Main Monster Zone: Vị trí các quái thú được triệu hồi
- Spell/Trap Zone: Các lá bài Ma Pháp và Cạm Bẫy được sử dụng ở đây (bao gồm cả khi úp và ngửa)
- Pendulum Zone: Vị trí đặt các quái thú Pedulum, sử dụng để triệu hồi đặc biệt các quái vật
- Extra Monster Zone: Nơi các quái thú được triệu hồi đặc biệt từ Extra Deck
- Banish Zone: Vị trí không bắt buộc – các lá bài bị loại khỏi trò chơi (banish, remove from play) có thể được đặt ở đây
- Side Deck (đặt ở bên ngoài): Các lá bài có thể sử dụng thay thế cho Main Deck khi bắt đầu một Match (3 ván đấu) với đối thủ
Main Deck: Các Thành Phần Tạo Nên Một Bộ Bài Hoàn Chỉnh
Trước hết, theo luật quốc tế một bộ bài hoàn chỉnh yêu cầu tối thiểu 40 lá và tối đa 60 lá bài. Mỗi lá được phép sử dụng tối đa 3 bản giống nhau, trong đó không quy định giới hạn số lượng của các chủng loại bài trong đó. Khi vào trận đấu, Main Deck của người chơi phải đặt úp mặt xuống ở vị trí góc ngoài cùng bên phải. Đối phương được quyền biết số lượng lá bài bên trong Main Deck khi cần thiết nhưng cụ thể là các lá nào thì không.
Các chủng loại bài bên trong một bộ bài bao gồm 3 loại:
- Monster: Quái thú
- Spell Card: Ma pháp
- Trap Card: Cạm Bẫy
Để tìm hiểu một cách có hệ thống, chúng ta sẽ cần biết lần lượt từng loại bài. Đầu tiên đó là Monster.
I. Monster: Đặc điểm của bài quái thú
Các thành phần tạo nên một lá bài Yugioh
- Tên Quái Thú
- Chủng Tộc: Tới hiện tại có tất cả 24 tộc bài, chi tiết cụ thể sẽ được nhắc tới ở một bài khác
- Nội Dung: Tùy thuộc vào sự khác nhau của mỗi lá bài sẽ có các nội dung bình thường hay đặc biệt khác nhau
- Mã – Phiên Bản: Mã của mỗi lá bài, bên cạnh là phiên bản ra mắt (Ví dụ: 1st Edition nghĩa là phiên bản đầu tiên, không ghi gì nghĩa là đã được in lại)
- Thuộc Tính: Có tất cả 6 thuộc tính cơ bản – Nước, Lửa, Ánh Sáng, Bóng Tối, Đất, Gió và thuộc tính Thần
- Cấp Độ: Hiển thị bằng hình ngôi sao tối thiểu là 1 và tối đa 12 sao
- Mã Sản Phẩm: Đánh dấu sự ra mắt của lá bài này trong một bộ sản phẩm cụ thể từ nhà phát hành, bên cạnh là viết tắt của ngôn ngữ được thể hiện trên lá bài (Ví dụ: YGLD – Yugi’s Legendary Deck; EN – English – Tiếng Anh)
- Chỉ Số Tấn công/ Phòng thủ
- Tem: Tem có in chìm nhằm chống hàng giả, tem có thể có màu vàng hoặc bạc tùy vào phiên bản được sản xuất của lá bài
Các Dạng Quái Thú Trong Một Bộ Bài (Main Deck)
Đối với quái thú tới thời điểm hiện tại có tất cả 4 dạng và được phân biệt rõ ràng bởi các màu sắc khác nhau. Bao gồm:
- Normal Monster – Màu vàng: Quái thú thông thường
- Effect Monster – Màu nâu: Quái thú có khả năng đặc biệt
- Pendulum Monster – Một nửa là màu xanh lá, phần còn lại có thể là các màu sắc khác: Quái thú có thể được đặt ở khu vực Spell&Trap
- Ritual Monster – Màu xanh biển: Quái thú chỉ được triệu hồi bằng các cách đặc biệt
Normal Monster: Màu vàng & Effect Monster: Màu Nâu
Ritual Monster: Màu xanh biển & Pendulum Monster: Một nửa là màu xanh lá, phần còn lại có thể là các màu sắc khác
II. Spell: Bài Ma Pháp Hay Phép Thuật
Điểm khác biệt lớn nhất giữa Spell và Monster chính là ở biểu tượng thuộc tính và màu sắc đặc trưng. Tất cả các lá bài Phép Thuật đều có màu sắc chung là màu xanh lá.
Xanh lá cây – Màu sắc đặc trưng của các lá bài Ma Pháp
Các dạng bài Phép Thuật trong bộ bài
6 Dạng bài Phép Thuật của Yugioh
Nếu để ý kỹ, chúng ta sẽ thấy bên cạnh dòng chữ [Spell Card] ở mỗi lá bài Phép Thuật sẽ có các biểu tượng khác nhau. Đó chính là các biểu tượng của 6 loại bài Spell.
- Normal Spell – Phép thuật thường: Không có biểu tượng gì
- Continuous Spell – Phép thuật vĩnh cửu: Biểu tượng vĩnh cửu hay số 8 nằm ngang
- Equip Spell – Phép thuật trang bị: Biểu tượng chữ thập
- Ritual Spell – Phép thuật nghi thức: Biểu tượng ngọn lửa
- Quickplay Spell – Phép thuật tốc độ: Biểu tượng tia sét
- Field Spell – Phép thuật môi trường: Biểu tượng chiếc ngôi sao 4 cánh
III. Trap: Bài Cạm Bẫy
Cũng giống như Quái Thú và Phép Thuật, bài Cạm Bẫy cũng có biểu tượng thuộc tính và màu sắc riêng biệt.
Bài Cạm Bẫy nổi bật với màu đỏ hồng khác biệt
Ít hơn so với 6 dạng bài của các lá Ma Pháp, bài Cạm Bẫy sẽ chỉ có 3 loại. Đồng thời, các biểu tượng cũng có cùng vị trí như bài Phép bên cạnh dòng chữ [Trap Card]
Các loại Trap Card
- Normal Trap – Cạm bẫy thường: Không có biểu tượng
- Counter Trap – Cạm bẫy phản đòn: Biểu tượng mũi tên
- Continuous Trap – Cạm bẫy vĩnh cửu: Biểu tượng vĩnh cửu hay số 8 nằm ngang
Về tác dụng và cách vận hành của từng loại sẽ được đề cập tới ở một phần khác. Tác giả sẽ chỉ đề cập tới các khái niệm ở bài viết này.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!