1. Có tất cả bao nhiêu nhóm máu?
Hiện nay, nhóm máu được phân loại theo hai hệ chính là hệ nhóm máu ABO và hệ Rh.
Hệ ABO bao gồm 4 nhóm máu chính là: A, B, O, AB.
- Nhóm máu A có nhiều kháng nguyên A trên bề mặt hồng cầu.
- Nhóm máu B có nhiều kháng nguyên B trên bề mặt hồng cầu.
- Nhóm máu AB có cả 2 loại kháng nguyên A và B.
- Nhóm máu O thì không có bất kỳ loại kháng nguyên A hoặc B nào.
Chính vì cấu tạo mỗi nhóm máu khác nhau mà việc truyền nhầm nhóm máu rất nguy hiểm, có thể gây tử vong bất cứ lúc nào trong quá trình truyền máu.
Hiện nay, nhóm máu được phân loại theo hai hệ chính là hệ nhóm máu ABO và hệ Rh.
Ngoài hệ ABO, nhóm máu còn chia theo hệ Rh – một kháng nguyên khác. Theo nghiên cứu, khoảng hơn 84% người dân ở Anh có kháng nguyên Rh. Những người này được gọi là kháng nguyên Rh dương tính. Những trường hợp còn lại là kháng nguyên Rh âm tính.
Trạng thái âm tính hay dương tính sẽ được viết cùng nhóm máu ABO của từng người. Ví dụ người có nhóm máu A, Rh dương tính thì sẽ được gọi là A dương tính, viết là A+.
2. Nhận biết nhóm máu bằng cách nào?
Có 5 cách để bạn nhận biết nhóm máu của mình một cách chuẩn xác nhất, bao gồm:
- Xét nghiệm máu tổng quát.
- Hỏi bác sĩ riêng của bạn về nhóm máu được ghi trong hồ sơ bệnh án.
- Hiến máu nhân đạo
- Sử dụng công cụ xác định nhóm máu mua trên mạng.
- Sử dụng công cụ nhận biết nhóm máu không cần xét nghiệm.
Xét nghiệm máu tổng quát.
3. Nhận biết nhóm máu không cần xét nghiệm
Có một số cách nhận biết nhóm máu không cần xét nghiệm mà bạn cũng có thể áp dụng như:
a. Xác định từ nhóm máu của người thân trong gia đình
Nếu bạn chưa từng đi xét nghiệm máu nhưng muốn biết nhóm máu của mình, bạn có thể hỏi người thân trong gia đình như: bố, mẹ, anh chị em ruột. Nếu bố mẹ cùng một nhóm máu thì bạn sẽ cùng nhóm máu đó của bố mẹ. Nếu bố có nhóm máu A, mẹ có nhóm máu O thì bạn có thể có nhóm máu A hoặc O. Tương tự với các nhóm máu khác.
Hiến máu nhân đạo.
b. Nhận biết nhóm máu nhờ dụng cụ kiểm tra nhóm máu
Chuẩn bị dụng cụ:
Dụng cụ để thử nhóm máu tại nhà có thể mua được trực tiếp trên mạng hoặc tại các cơ sở y tế. Bạn cũng có thể hỏi thăm những người bạn quen biết làm việc tại các cơ sở y tế.
Kiểm tra toàn bộ dụng cụ, đảm bảo có đầy đủ: kim nhọn và thẻ kiểm tra. Nếu bộ dụng cụ đã mua không đi kèm kim nhọn, bạn có thể sử dụng kim khâu. Tuy nhiên, trước khi sử dụng bắt buộc khử trùng để đảm bảo an toàn.
Cách thực hiện:
Cách thử nhóm máu tại nhà cần dùng kim nhọn đâm nhẹ vào ngón tay để máu nhỏ ra vùng của thẻ kiểm tra. Bạn cần đảm bảo tất cả các vùng trên thẻ đều chứa kháng thể để chất này phản ứng với kháng nguyên có trong máu của bạn.
Sử dụng tăm hoặc que nhọn, quét đều máu lên các vùng của thẻ kiểm tra.
Sau khi thực hiện 2 bước trên, bạn cần quan sát hiện tượng và đưa ra kết luận xem mình thuộc nhóm máu nào. Cách xác định nhóm máu không cần xét nghiệm dựa trên cơ sở lý thuyết:
- Nếu máu không bị vón cục: Nhóm máu O
- Nếu máu vón cục ở vùng anti-A: nhóm máu A.
- Nếu máu vón cục ở vùng anti-B: Nhóm máu B.
- Nếu máu vón cục ở cả 2 vùng anti-A và anti-B: Nhóm máu AB.
Nếu bạn đang phân vân không biết mình thuộc nhóm máu nào nhưng lại không muốn đi xét nghiệm tại bệnh viện, bạn có thể áp dụng cách nhận biết nhóm máu không cần xét nghiệm như trên. Hy vọng bài viết cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin hữu ích. Ngoài ra, nếu có những câu hỏi băn khoăn về cách xét nghiệm nhóm máu tại nhà, thử nhóm máu tại nhà,… hãy liên hệ với IVIE để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!