Thực ra câu hỏi phỏng vấn “điểm yếu của bạn là gì?” là một câu hỏi khá phức tạp. Rất khó để bạn biết chắc nên trả lời như thế nào. Thông thường ứng viên sẽ cố gắng làm sao để khiến bản thân trông đẹp nhất có thể. Nhưng đó không phải điều nhà tuyển dụng cần tìm. Thực tế ngay cả các CEO nổi tiếng cũng có điểm yếu. Vì vậy hành động như thể bạn là một người hoàn hảo sẽ khiến họ nhận ra ngay lập tức.
Vậy phải làm sao để xác định điểm yếu của bản thân và cải thiện chúng? Mời bạn đọc khám phá cách lập danh sách điểm yếu của bản thân và cách khắc phục qua bài viết dưới đây của Ms Uptalent.
Khái niệm điểm yếu là gì?
Điểm yếu của bản thân đơn giản là những thiếu sót của chính bạn. Đây là những điểm không hoàn hảo tồn tại trong bản thân mỗi người. Ai ai cũng có điểm yếu của riêng mình, nhưng do tính cách khác nhau mà mỗi người lại có cách bộc lộ điểm yếu khác nhau.
Mặc dù điểm yếu là những hạn chế về khả năng và kỹ năng. Tuy nhiên bạn không nên vì vậy mà tự ti hay trốn tránh. Hoặc là cảm thấy thua cuộc hay phải chịu thua trước nó. Thay vào đó hãy tìm ra nó và khắc phục.
Sự thực là điểm yếu có thể trở thành điểm mạnh của bạn nếu biết cách khắc phục. Trên thế giới, rất nhiều nhà lãnh đạo và các tỷ phú đều có điểm yếu nhưng họ đã khắc phục được nó và đạt được thành công.
Vì sao phải xác định điểm yếu của bản thân?
Theo bản năng, con người thường che giấu những điểm không tốt, điểm yếu của bản thân. Nhưng đó không phải là điều bạn nên làm. Thay vì che giấu, chúng ta cần xác định điểm yếu của bản thân là gì để khắc phục chúng.
Tìm ra điểm yếu và đối diện với nó sẽ mang lại cho bạn những lợi ích rất lớn:
+ Thứ nhất, phát huy điểm mạnh của bản thân: bằng cách tìm điểm yếu của bản thân mà đồng thời bạn cũng nhìn ra điểm mạnh của mình. Từ đó phát huy tối đa thế mạnh và đạt được thành công vượt trội.
+ Thứ hai, khắc phục điểm yếu: khi đã tìm ra điểm yếu bạn sẽ có cách khắc phục nó. Từ đó bạn có thể cải thiện điểm yếu và khiến bản thân thêm hoàn thiện hơn.
+ Thứ ba, gia tăng sự tự tin: nếu như che giấu điểm yếu khiến bạn luôn lo sợ, thì tìm ra và dám đối mặt với nó sẽ giúp bạn xóa bỏ sợ hãi. Nhờ vậy càng có thêm tự tin hơn trong công việc và cuộc sống. >>>> Xem thêm: Tiết lộ cách nêu Điểm Mạnh, Điểm Yếu của bản thân trong phỏng vấn tìm việc
Cách lập danh sách điểm yếu bản thân
Để nhận ra được điểm yếu của bản thân, trước tiên bạn cần nhận thức rõ vai trò của mình. Bởi vì cùng một yếu tố nhưng với người này có thể là điểm mạnh, nhưng với người khác lại là điểm yếu. Có sự khác biệt này là do mỗi người có vai trò khác nhau. Chỉ khi hiểu rõ vai trò của mình bạn mới có thể nhận xét khách quan về điểm yếu và điểm mạnh của bản thân.
Sau đó bạn nên liệt kê ra một danh sách các điểm yếu rồi nhờ người khác đánh giá chúng. Chắc chắn khi đó bạn sẽ nhận được những đánh giá khác biệt. Lý do là vì với những người khác nhau bạn sẽ bộc lộ các kỹ năng của mình theo cách khác nhau.
Sau đây là các bước giúp bạn lập danh sách điểm yếu:
Bước 1: Xem xét nghề nghiệp của bạn
Trước tiên bạn cần nghĩ xem mình thực sự cần những kỹ năng gì. Nghĩa là, nếu công việc của bạn là viết lách, thì kỹ năng toán học của bạn có “dở tệ” cũng chẳng sao. Hoặc là bạn chẳng cần nâng cao kỹ năng viết lách làm gì nếu công việc của bạn chỉ liên quan đến những con số và bảng tính.
Do đó bạn nên tìm hiểu về nghề nghiệp của mình và những kỹ năng mà nhà tuyển dụng đang tìm kiếm. Bạn hãy lập cho mình một danh sách các kỹ năng quan trọng nhất và bắt đầu nghiên cứu tiếp.
Bước 2: Đánh giá bản thân
Khi đã tìm được các kỹ năng nhà tuyển dụng cần thì đã đến lúc bạn cần nhìn lại bản thân và đánh giá xem bạn thực sự thành thạo những kỹ năng nào. Đừng nên liệt kê ra một loạt các kỹ năng như giao tiếp, lãnh đạo, làm việc nhóm,…, mà không thực sự suy nghĩ xem bạn có sở hữu các kỹ năng đó hay không.
Hãy nghĩ về những nhận xét người khác dành cho bạn khi còn đi học hoặc khi đã đi làm. Nếu có ai đó khiển trách bạn vì điều gì đó, hẳn là một phần nào đó trong hành vi của bạn là không đúng.
Bạn cũng có thể hỏi những người mình tin tưởng như bạn bè, người thân hoặc người cố vấn (nếu có thể), chỉ ra một số điểm yếu của bạn. Những ý kiến này luôn rất có ích cho bạn.
Bạn có thể tự hỏi một số câu như:
+ Những công việc nào bạn thường để tại vị trí cuối cùng trong danh sách việc cần làm?
+ Điều gì khiến bạn phải tiêu tốn nhiều công sức?
+ Khi nào bạn cần sự trợ giúp của người khác?
Tất cả những điều này sẽ giúp bạn có một bức tranh tổng thể và trung thực nhất về điểm yếu của bản thân.
Bước 3: Xác định kỹ năng cứng và kỹ năng mềm
Thông thường các kỹ năng được chia thành kỹ năng cứng và kỹ năng mềm. Kỹ năng cứng thường mang tính thực tế như là có thể chơi một loại nhạc cụ hoặc có thể viết code. Kỹ năng mềm trừu tượng hơn và có liên quan đến tính cách của bạn, như giao tiếp, trí tuệ cảm xúc và khả năng lãnh đạo.
Hầu hết các kỹ năng cứng đều có thể học được, có thể sẽ mất một chút thời gian và công sức. Còn kỹ năng mềm liên quan chặt chẽ với tính cách của bạn nên khó phát triển hơn nếu bạn không tự sở hữu nó.
Phân loại kỹ năng của bạn thành kỹ năng cứng và kỹ năng mềm sẽ giúp bạn vạch ra kế hoạch cải thiện hiệu quả hơn.
Bước 4: Làm trắc nghiệm tính cách
Mặc dù có một số tranh cãi về tính hợp lệ của các bài kiểm tra tính cách. Đồng thời nếu chỉ dựa vào những câu hỏi sẽ không thể hiện chính xác tính cách của một người nào đó. Tuy nhiên, đây vẫn là một trong những cách khá tốt giúp bạn suy nghĩ kỹ lưỡng tính cách của mình và cách bạn phản ứng trong các tình huống khác nhau.
Hiện có hai bài kiểm tra tính cách phổ biến là Myers-Brigg và The Big Five:
+ Myers-Brigg (hay MBTI): đây là dạng trắc nghiệm giúp bạn tìm hiểu và khám phá tính cách, xu hướng và khả năng nhằm đưa ra lựa chọn nghề nghiệp phù hợp. Bài test này dựa trên 4 tiêu chí để đánh giá :
Thứ nhất, xu hướng tự nhiên. Xác định xem bạn là người hướng nội (Introversion) hay hướng ngoại (Extraversion).
Thứ hai, tìm hiểu và nhận thức thế giới. Xác định xem bạn là người thuận não trái (Giác quan- Sensing) hay thuận não phải (Trực giác – iNtuition).
Thứ ba, quyết định và lựa chọn. Bạn quyết định dựa trên lý trí (Thinking) hay cảm xúc (Feeling).
Thứ tư, cách thức hành động. Bạn hành động theo nguyên tắc (Judging) khuôn phép hay linh hoạt (Perceiving).
+ The Big Five: bài test này không cố xác định tính cách của một người. Thay vào đó, Big Five cho rằng tính cách con người bao gồm 5 yếu tố: tự chủ, hướng ngoại, hòa đồng, sẵn sàng trải nghiệm và bất ổn cảm xúc. Trắc nghiệm này sẽ xác định mức độ thể hiện của từng yếu tố. Và dựa vào đó bạn sẽ tìm ra điểm mạnh, điểm yếu của bản thân.
Lời khuyên dành cho bạn là hãy nhận biết điểm yếu của bản thân nhưng không bắt buộc phải cải thiện, loại bỏ hoặc thay đổi chúng. Điều chúng ta cần xem xét ở đây là chính bản thân chúng ta. Nếu có thể bạn nên thay đổi vai trò công việc phù hợp với điểm mạnh và điểm yếu của bạn sẽ tốt hơn.
Về cơ bản khi phỏng vấn bạn chỉ nên nêu tối đa 3 điểm yếu mà thôi. Nhiều điểm yếu quá sẽ chẳng doanh nghiệp nào dám nhận bạn đâu. >>> Có thể bạn quan tâm: Có nên ghi điểm yếu của bản thân vào CV?
Cách khắc phục điểm yếu của bản thân
Khi đã xác định được điểm yếu của mình là gì và những kỹ năng cần thiết cho nghề nghiệp, việc kế tiếp bạn cần làm “biến” những điểm yếu đó thành điểm mạnh. Chẳng hạn bạn đang thiếu kỹ năng viết code, vậy thì hãy đăng ký ngay một khóa học và bắt đầu học. Với kỹ năng mềm sẽ khó hơn, nếu bạn là người hướng nội có khả năng bạn sẽ gặp khó khăn khi phải nói trước đám đông hoặc khả năng giao tiếp kém.
Chỉ cần bạn nhận thức một cách có ý thức điểm yếu của bạn thân là bạn đã thực hiện được bước đầu tiên để giải quyết vấn đề rồi đó. Bên cạnh đó bạn cũng có thể áp dụng một số bí kíp sau để những điểm yếu đó không gây cản trở con đường phát triển của bạn:
+ Bù đắp khoảng trống kỹ năng: nếu bạn không giỏi thể hiện ý kiến của mình trong các cuộc họp hoặc khi trình bày công việc, thì bạn hãy chuẩn bị thật kỹ trước các buổi họp, buổi thuyết trình để bù đắp cho điều đó.
+ Rèn luyện thường xuyên: thật dễ nếu bạn quyết định “thu mình” lại trước những gì bạn không cảm thấy tự tin. Thế nhưng nếu biết cố gắng tập luyện bạn sẽ càng ngày càng tốt hơn. Ví dụ, bạn sợ kết giao với người lạ, vậy thì cách tốt nhất là bạn hãy bước ra khỏi vòng an toàn và thử kết nối với nhiều người hơn.
+ Nhờ những người quanh bạn trợ giúp: khi đã nhận ra điểm yếu của mình thì bạn không có gì phải xấu hổ khi nhờ người khác giúp đỡ. Hãy tìm xem trong nhóm của bạn có ai đáng tin và có thể làm tốt nhiệm vụ đó hơn bạn hay không, sau đó yêu cầu họ giúp bạn.
Hy vọng với những chia sẻ thực tế trong bài viết này của Ms Uptalent, bạn đọc có thể tìm ra điểm yếu cũng như biết cách lập danh sách điểm yếu của bản thân và cách khắc phục. Bên cạnh đó, các bạn cũng không phải bối rối trước câu hỏi “điểm yếu của bạn là gì?” nữa. Chúc các bạn thành công. Đừng quên theo dõi Uptalent để khám phá những thông tin thú vị khác nhé!
– HRchannels – Headhunter – Dịch vụ tuyển dụng cao cấp Hotline: 08. 3636. 1080 Email: [email protected] / [email protected] Website: https://hrchannels.com/ Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Nguồn ảnh: internet
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!