Hóa Học có lượng kiến thức khổng lồ về cả lý thuyết lẫn bài tập. Đối với môn Hóa 10, các em sẽ gặp nhiều khó khăn nếu không biết cách học phù hợp bởi chương trình ở THPT rất khác so với THCS không chỉ riêng môn Hóa. Bài viết sau đây Trung tâm gia sư WElearn sẽ chia sẻ những bí quyết học tốt môn Hóa 10 cực kỳ hiệu quả. Các em cùng theo dõi nhé!
>>>> Xem thêm: Gia sư Hóa
1. Những kiến thức cần lưu ý của môn Hoá 10
Chương trình học ở cấp 3 dĩ nhiên sẽ nặng hơn nhiều so với chương trình cấp 2. Các em nên chủ động chuẩn bị kiến thức từ sớm tất cả các môn chứ không chỉ riêng môn Hóa Học.
Để học tốt Hóa 10 thì trước tiên các em cần ôn lại và nắm chắc kiến thức Hóa 8 và Hóa 9. Các phần kiến thức quan trọng của Hóa 10:
- Cấu tạo nguyên tử, vỏ nguyên tử, hạt nhân nguyên tử. Các loại hạt trong nguyên tử và mối quan hệ của chúng với nhau.
- Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
- Cấu hình electron, mức năng lượng…
- Liên kết hóa học, các phản ứng hóa học, cách cân bằng phản ứng oxi hóa khử.
- Các nguyên tố nhóm VIIA (halogen), và tốc độ phản ứng, cân bằng hóa học.
Tương ứng với mỗi phần kiến thức khác nhau sẽ là các dạng bài tập với nhiều mức độ khó khác nhau.
Khi học môn Hóa 10, có nhiều kiến thức mới mà học sinh sẽ bỡ ngỡ và lúng túng. Các chủ điểm quan trọng mà các em cần quan tâm: Cách viết cấu hình electron, đồng vị; các dạng bài toán tính toán các loại hạt p, n, e; sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn; các phương pháp cân bằng phản ứng oxi hóa khử; các dạng bài tập về nhóm halogen và nhóm Oxi – lưu huỳnh.
2. Bí quyết học tốt môn Hóa 10
Hóa học cũng giống như các môn học khác, cũng cần có phương pháp và kế hoạch học tập cụ thể thì mới đạt kết quả cao. Lớp 10 là khởi đầu quan trọng để các em chuẩn bị cho kỳ thi THPT Quốc Gia. Vì vậy các em cần xác định tâm thế ngay từ bây giờ. Và với khối tự nhiên thì chắc chắn không thể lơ là với môn Hóa.
>>>> Xem thêm: Gia sư Lớp 10 dạy kèm tại nhà HCM
2.1. Nắm chắc kiến thức sách giáo khoa
Chương trình trong sách giáo khoa là những kiến thức căn bản. Mà đã là căn bản thì bắt buộc các em phải nắm kĩ thì mới tiếp cận với các kiến thức nâng cao được. Trước khi học bài mới, các em cần hệ thống lại kiến thức cũ rồi mới học sớm. Bằng cách đọc trước kiến thức mới trong sách giáo khoa. Hoặc tìm kiếm thêm tài liệu liên quan trên mạng, hay đăng ký một khóa học thêm…
2.2. Phân chia các dạng bài tập và luyện tập thường xuyên
Có thể nói môn Hóa là môn có rất nhiều dạng bài tập. Và hầu hết là các dạng bài tập đặc biệt, nghĩa là mỗi dạng, mỗi bài có cách giải khác nhau. Thậm chí là có nhiều cách giải và cách giải của chúng không giống nhau. Để phân chia dạng bài tập theo cách đơn giản nhất là phân chia theo chương. Mỗi chương sẽ có các bài tập từ khó đến dễ Và điều quan trọng là các em cần làm thật nhiều bài tập thì sẽ có được hiệu quả rất cao.
2.3. Tập trung nghe giảng trên lớp
Đây là điều tối thiểu các em cần làm, việc chú tâm nghe giảng không bao giờ là dư thừa. Trong quá trình giảng bài thầy cô sẽ nhấn mạnh những phần quan trọng, lặp đi lặp lại những kiến thức cần nhớ. Các em chỉ cần chú tâm nghe giảng là sẽ nhanh chóng ghi nhớ được rất nhiều rồi đấy.
Đồng thời khi có điểm nào các em chưa hiểu thì phải hỏi ngay. Rèn luyện một thái độ học tập tích cực sẽ giúp các em có động lực học tập hơn. Và tinh thần cũng thấy thoải mái, bớt căng thẳng và học tập hiệu quả hơn.
2.4. Tự học tại nhà
Thông thường mỗi tuần có khoảng 2 đến 3 tiết Hóa học. Thời gian trên lớp có hạn như vậy nên các em phải tự trau dồi thêm tại nhà. Các em nên học ngay sau mỗi buổi học đó để nhớ kiến thức chắc hơn.
Khi học nên vừa học vừa tự rút ra kết luận, liên hệ các bài tập, các tài liệu tham khảo cần thiết để hiểu rõ vấn đề hơn. Bên cạnh đó các em nên soạn thêm các đề cương tóm tắt nội dung quan trọng cần nắm vững. Qua đó ứng dụng ngay vào việc giải bài tập trong SGK, sách bài tập.
2.5. Không nên học vẹt, học cho có
Học thì phải hiểu, các em không thể chỉ đọc đi đọc lại lý thuyết mà chẳng hiểu gì, khi học xong thì sẽ chóng quên. Để kiến thức nhớ được lâu các em cần học một cách logic. Cách hiệu quả nhất đó là sử dụng sơ đồ tư duy để tóm tắt kiến thức. Nếu chưa hiểu thì tìm hiểu thêm các tài liệu liên quan, đừng chỉ giới hạn trên sách vở.
2.6. Học theo nhóm
Học theo nhóm sẽ tạo ra một môi trường học tập hiệu quả. Nếu như một mình có thể các em sẽ nhanh chán, phải rất đau đầu khi phải làm những dạng bài tập khó. Khi có nhiều bạn bè, mỗi người đều có sự nhạy bén riêng sẽ gợi ý cho nhau được nhiều cách làm bài và nhiều hướng giải bài tập đồng thời cũng tạo sự cạnh tranh để dễ tiến bộ.
Điều quan trọng là các em phải tạo động lực cho nhau, cùng nhau cố gắng. Nhìn vào gương các bạn học tốt để quyết tâm hơn và không nản chí nhé!
3. Các bước để học tốt môn Hóa nếu bạn bị mất gốc
3.1. Chuẩn bị đầy đủ “công cụ” để học tập
Bài tập môn hóa sẽ thiên về tính toán nhiều vì thế các em cần trang bị cho mình một lượng kiến thức toán học “đủ dùng”. Có nhiều công thức, phương trình của môn Hóa mà các em cần phải nắm vững môn Toán mới có thể giải quyết được. Giả sử các em không nhớ cách giải các phương trình bậc 2, hãy xem lại một số vấn đề môn đại số trước khi học Hóa.
3.2. Học bảng tuần hoàn
Bảng tuần hoàn các nguyên tố Hóa học là kiến thức rất quan trọng. Ví như bảng cửu chương hay hằng đẳng thức đáng nhớ trong môn Toán vậy. Những thông tin trong bảng tuần hoàn được ứng dụng vào rất nhiều những kiến thức, bài tập sau này. Vì thế, các em cần phải học thuộc nếu muốn học giỏi môn Hóa.
3.3. Học các khái niệm và cách giải quyết vấn đề
Hóa học có rất nhiều lý thuyết, các công thức và những khái niệm cần phải ghi nhớ. Nắm thật kỹ những lý thuyết này là cách tốt nhất giúp các em hiểu và làm được bài tập. Khi hiểu được bản chất của vấn đề thì việc còn lại để học giỏi môn Hóa là làm thật nhiều bài tập. Việc kết hợp giữa học lý thuyết và làm nhiều bài tập sẽ giúp các em tiến bộ nhanh chóng càng ngày càng học tốt môn Hóa.
Bắt đầu với việc học những khái niệm cơ bản của hệ thống đo lường, phương pháp khoa học, danh pháp hóa học và cấu trúc nguyên tử. Nhiều học sinh cảm thấy môn Hóa khó vì các em chưa nắm được những khái niệm cơ bản trước khi học các phần nâng cao hơn.
Hiện nay các trang web học tập có rất nhiều các khái niệm cơ bản về Hóa học được chia sẻ. Các em có thể tải tài liệu miễn phí, hoặc tìm mua các cuốn sách hướng dẫn hữu ích, mượn ở các thư viện…
3.4. Kiên trì là yếu tố quan trọng để học tốt Hóa 10
Dù là trong học tập hay bất cứ việc gì trong cuộc sống, chúng ta đều cần có sự kiên trì. Không có môn học nào là dễ nếu như các em không có sự chú tâm hay kiên trì rèn luyện. Đối với các em học sinh lớp 10, các em sắp phải tiến đến kỳ thi quan trọng nhất. Dù thích hay không các em cũng cần hiểu rằng đó là điều các em phải làm để có được kết quả như mong muốn. Vậy nên hãy kiên trì đến cùng, đừng thấy chút khó khăn mà bắt đầu nản chí nhé!
Trên đây là những chia sẻ của WElearn gia sư về bí quyết học tốt môn Hóa 10 cực hiệu quả. Điều quan trọng nhất vẫn là sự cố gắng nỗ lực ở bản thân các em. Xác định hướng đi trong tương lai và thực hiện ngay từ bây giờ nhé. Chúc các em học tập tốt!
Xem thêm các bài viết:
- Phản Ứng Este Hóa Là Gì? Cách Giải Bài Tập Este Hóa
- Công Thức Tính Đồng Phân Anken Nhanh Và Chính Xác
- Công Thức, Tính Chất Hóa Học Của Oxit Sắt Từ
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!