Dạy trẻ tự kỷ muốn thành công cần có sự phối hợp của trung tâm, nhà trường và cha mẹ, người thân của trẻ. Sẽ có những khó khăn nhất định trong quá trình dạy trẻ tự kỷ dẫn đến những khó khăn trong quá trình can thiệp và kết quả dạy trẻ tự kỷ không như mong muốn. Vậy dạy trẻ tự kỷ theo phương pháp nào hiệu quả nhất? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Dạy trẻ tự kỷ học cách nghe
Để gia tăng sự chú ý của trẻ, hãy sử dụng các dấu hiệu như chạm vào tai để “nghe” và chạm vào má để “nhìn”.
Để bắt đầu nói chuyện với trẻ, hãy gọi tên trẻ và đảm bảo trẻ có khả năng hiểu được câu gọi tên đó.
Hãy cố gắng giảm bớt tiếng ồn xung quanh hoặc những điều gây mất tập trung khi làm việc hoặc chơi với trẻ. Ở bên cạnh trẻ nên nói những điều liên quan đến thời gian (lúc ăn, lúc tắm, lúc ngủ) hoặc hát nhẹ nhàng những bài hát quen thuộc mỗi ngày.
Nên giới thiệu cho trẻ các tiếng động khác nhau và cường độ khác nhau của một loạt các âm thanh. Sử dụng âm nhạc và các động tác sẽ giúp bạn giao lưu với trẻ tốt hơn. Đừng quên khuyến khích trẻ phối hợp, nhảy hoặc lắc lư theo đúng nhịp của điệu nhạc, bạn có thể nhấc bổng, nhảy hoặc quay tròn trẻ.
Hãy sử dụng các câu như “quá ồn” hoặc “vặn khẽ đi” khi đã kiểm soát được mức độ tiếng động cho trẻ. Hãy động viên trẻ khi trẻ bắt chước điều bạn nói nếu trẻ đã có thể tự sử dụng được các từ như vậy.
Dạy trẻ tự kỷ theo phương pháp nhìn – mặt đối mặt
– Hãy dùng mọi cách có thể từ cách nhìn, nghe, sờ mó để tạo nên mối quan hệ với trẻ. Hãy đứng trức tầm nhìn của trẻ và gọi trẻ khi muốn trẻ nhìn bạn.
– Sờ vào má trẻ và từ từ quay đầu trẻ về phía bạn, gọi tên trẻ khi trẻ nghe nếu muốn trẻ giúp đỡ bạn. Hãy khuyến khích trẻ tập nhận biết vẻ mặt, ngón chân, ngón tay của con người thông qua việc chơi các trò chơi và hát bài hát nhấn mạnh những bộ phận của cơ thể. Khi thấy trẻ quan tâm đến bất kỳ một đồ vật nào, hãy sử dụng đồ vật đó để thu hút sự chú ý của trẻ.
– Khi chơi với trẻ tự kỷ, hãy cố gắng giao tiếp bằng mắt, nếu trẻ nhìn bạn, hãy coi đó là dấu hiệu để kêu gọi, bạn có thể phát triển thành trò chơi quay người lại để nói chuyện. Hãy cố gắng đừng ngượng nghịu khi trẻ nhìn chằm chằm, hãy quay lưng lại, chớp lấy cái nhìn của trẻ, sau đó nhìn đi chỗ khác, một lúc sau nhìn lại một cách tự nhiên. Hoặc chơi trò đuổi bắt, chơi trò chạy, dừng lại với câu nói: “chuẩn bị, sẵn sàng” sau đó ra hiệu “chạy”, khuyến khích trẻ nhìn bạn khi chạy.
– Để thu hút sự chú ý của trẻ, hãy vỗ nhẹ vào tay, lưng, vai của trẻ một cách kiên quyết. Muốn chỉ cho trẻ thấy cái bạn dấu trong tay, hãy lấy cái gì đó đằng sau bạn để chỉ cho trẻ hoặc xòe tay bạn ra để chỉ cho trẻ.
Thu hút sự chú ý khi dạy trẻ tự kỷ
– Hãy chú ý đến trẻ và nhận xét những điều trẻ đang làm dù cho bạn có thể nhận được rất ít phản ứng từ trẻ. Hãy liên hệ giữa điều bạn khen ngợi với các dấu hiệu ảnh hưởng trực tiếp tới việc trẻ đang làm.
– Hãy chọn và làm những điều mà bạn cho rằng trẻ có thể thấy thích thú để làm cho sự hiện diện của bạn rõ ràng và lý thú hơn, hãy. Để thu hút sự chú ý của trẻ, hãy mang những việc bạn đang làm đến gần trẻ. Cố gắng giúp trẻ hiểu ý nghĩa của cử chỉ và hành động khi bạn và trẻ đang chơi ở ngoài, mỗi khi chỉ một vật hãy nói một cách đơn giản về những điều mà bạn và trẻ đang nói tới.
– Hãy cầm lấy vật trẻ muốn đưa cho bạn nếu trẻ đang đứng trước bạn với một món đồ chơi với các cử chỉ như muốn khoe hoặc đưa cho bạn. Hãy cho trẻ thấy là bạn đang chia sẻ với trẻ bằng cách thể hiện một sự thích thú và nói về vật trẻ đưa cho bạn trước khi trả lại cho trẻ.
– Hãy để cho trẻ chỉ cho cả người khác điều mà bạn và trẻ cùng làm khi trẻ đã thành thục.
– Hãy động viên trẻ khoe về điều trẻ đã làm xong với mọi người xung quanh.
– Hãy dạy trẻ cách khoe một vật với người khác bằng những mệnh lệnh đơn giản như “Khoe với bố đi”.
Dạy trẻ tự kỷ bắt chước việc tạo ra các âm thanh
– Hãy cho trẻ chơi các trò chơi như thổi bong bóng, thổi bóng bay hoặc các mảnh giấy nhỏ để giúp trẻ lấy hơi.
– Khuyến khích trẻ hoạt động môi bằng cách thực hiện biến đổi khuôn mặt, thay đổi hình dạng môi của bạn để trẻ bắt chước. Hãy thè lưỡi ra và thụt lưỡi vào, quan sát xem trẻ có bắt chước bạn hay không.
– Hãy thử các động tác liếm kẹo mút hoặc sử dụng các tờ giấy có độ dính để làm ví dụ nhằm khuyến khích trẻ sử dụng đầu lưỡi.
– Sử dụng các trò chơi hành động âm thanh như con vẹt biết nói, con nhộng trong quả táo để khuyến khích trẻ sử dụng giọng nói của trẻ.
– Để kích thích sự chú ý của trẻ, bạn hãy sử dụng âm vực cao hơn hoặc thấp hơn, mạnh hơn hoặc êm ái hơn. Khuyến khích trẻ tiếp thu và đối thoại bằng cách bắt chước các âm thanh do trẻ tạo ra càng giống càng tốt.
Giúp trẻ hiểu các cử chỉ
– Thực hiện cùng một cử chỉ, hãy cố gắng nhấn mạnh trong cùng một tình huống nhiều lần.
– Hãy giới thiệu các cử chỉ vào các công việc hàng ngày để cho trẻ tập làm quen. Chẳng hạn như vừa nói “con lại đây” vừa “gật đầu”, dùng các cử chỉ này vào các thời điểm khác nhau và vị trí khác nhau để trẻ quen dần.
– Chỉ cho bé những vật mà bé đã sẵn sàng nhìn vào trong khi bạn nói về vật đó để dạy cho trẻ về chỉ trỏ.
– Hãy chỉ một vật gần ánh mắt của trẻ và cố gắng để trẻ nhìn vào vật đó. Chạm vào vật đó và dịch chuyển vật đó theo tầm nhìn của trẻ.
– Hãy sử dụng các trò chơi xếp hình nếu trẻ thích, hãy chỉ ra các mảnh xếp hình sắp tới phải được đặt vào đâu hoặc mảnh nào sau đó sẽ cần sử dụng. Trong khi tay bạn đang chỉ, hãy sử dụng thêm các câu như “ở chỗ này”, “ở trong này”, “cái này”, “vào đây”…
– Để trẻ tách rời ngón tay trỏ hãy thực hiện nhiều hành động với trẻ, ví dụ quay số điện thoại, bật và tắt các nút, vẽ trên cát và sơn ngón tay.
– Nắm lấy cánh tay đã vươn dài của trẻ và nắn ngón tay của trẻ về phía về một điểm để trẻ có thể chạm vào vật mà trẻ muốn với lấy.
– Đưa ra hai loại đồ ăn, hai loại đồ uống hay hai loại đồ chơi để dạy trẻ cách lựa chọn. Khi trẻ với loại trẻ thích, thì đặt loại khác xuống.
– Hãy cố gắng chơi lần lượt để trẻ nhìn thấy bạn đang chỉ trỏ và học cách hiểu các ý nghĩa trong hành động của bạn trong bất cứ trò chơi nào bạn tiến hành với trẻ.
Dạy trẻ tự kỷ thể hiện bằng mọi cách
– Hãy phóng đại mọi cử chỉ và biểu hiện của bạn, đừng ngại để có dáng vẻ vô cùng ngạc nhiên, vô cùng vui vẻ hoặc buồn bã để thể hiện rõ ràng cho trẻ thấy.
– Nếu trẻ có thể hiểu được một số ngôn ngữ hãy nói “Nào hãy nhìn mặt mẹ” và nói với bé ý nghĩa sự biểu hiện trên khuôn mặt bạn.
– Hãy cùng bé nhìn vào một tấm gương và và tạo ra các khuôn mặt khác nhau.
– Có thể sưu tập các bức ảnh với biểu cảm khuôn mặt khác nhau và hỏi trẻ “hãy tìm ra khuôn mặt vui vẻ” hoặc “người nào là người buồn bực. Hoặc dán hình vẽ các nét biểu cảm trên khuôn mặt ở xung quanh để trẻ nhớ rõ hơn.
Dạy trẻ tự kỷ học các từ và ý nghĩa
– Hãy sử dụng các điều quan tâm của trẻ để bắt đầu cho dạy trẻ tự kỷ học từ mới, đây cũng là cách để dạy trẻ tự kỷ học nói.
– Thêm từ vào những gì trẻ nói. Khi trẻ nói “nước”, bạn có thể nói “uống nước” hoặc “con uống nước”. Việc mở rộng vốn từ sẽ giúp trẻ có khả năng ghép các từ và trẻ tự kỷ học nói tốt hơn. Hãy tận dụng tất cả các tình huống trong ngày để cung cấp vốn từ cho trẻ.
– Khuyến khích để trẻ nói các từ trong việc yêu cầu các vật mà trẻ muốn, nhưng trước tiên hãy để trẻ nhắc lại các từ bạn nói. Bạn cũng có thể giúp trẻ sử dụng các từ “thêm nữa”, “một lần nữa” là các từ mà trẻ có thể sử dụng trong rất nhiều tình huống, ví dụ bé muốn thêm đồ ăn, đồ uống… Điều này tạo điều kiện cho bạn nói rất nhiều các cụm từ ngắn khác nhau để cho trẻ bắt chước.
– Dạy trẻ nói “không” khi trẻ không muốn điều nào đó, bạn sẽ giúp trẻ để thực hiện các lựa chọn.
Dạy trẻ tự kỷ sử dụng từ ngữ nhiều hơn các ký hiệu
Hãy phản ứng như thể là trẻ đang nói với bạn mỗi khi trẻ gọi tên đồ vật. Hãy cầm lấy vật và giữ lấy vật đó để cho trẻ thấy vật đó và khuôn mặt của bạn khi đó bạn nên nhắc lại tên của vật đó.
Khuyến khích trẻ nói các từ thay vì các dấu hiệu, sử dụng các đồ chơi và vật thể mà trẻ có thể gọi được tên. Tích cực sử dụng các từ thuộc về hành động trong khi bạn đang làm cho các đồ chơi cũng hành động nhưu vậy, ví dụ: đi, nhảy, ngủ…
Dạy trẻ tự kỷ hiểu ngôn ngữ
Quan sát kỹ các kiểu tình huống trẻ phản ứng được khi mọi người nói và cố gắng sử dụng cùng một từ cho cùng một tình huống. Đối với các trường hợp thường xuyên xảy ra, hãy làm một thống kê các cụm từ toàn thể gia đình cần dùng và chỉ sử dụng các cụm từ trên trong các thời điểm mà việc sử dụng chúng có ý nghĩa.
Để thu hút sự chú ý của trẻ lúc bạn bắt đầu nói, hãy sử dụng tên của trẻ, sử dụng các vật thể để nói cho trẻ việc gì xảy ra, luôn giữa cùng một vật thể để trẻ học được cách dự đoán cái gì sẽ xảy ra.
Khi đặt câu hỏi, hãy tạo điều kiện về thời gian để trẻ đưa ra câu trả lời, làm các công việc được yêu cầu hoặc nghĩ những điều phải nói. Nên nhớ phải kết nối các việc theo đúng một trình tự nếu bạn yêu cầu trẻ làm.
Dạy trẻ tự kỷ kỹ năng giao tiếp
Nguyên tắc trong việc dạy trẻ tự kỷ là phải dựa trên nhu cầu của trẻ khi trẻ muốn một điều gì vì lúc đó là trẻ có nhu cầu nói cao nhất. Khả năng bắt chước của trẻ tự kỷ không tốt nên người lớn cần tự động điều chỉnh từ vựng cho đơn giản, lặp đi lặp lại nhiều hơn và lên xuống giọng rõ nét hơn.
Thường thì trẻ học nói bằng cách bắt chước mà trẻ Tự kỷ thì khả năng bắt chước lại không tốt, vì vậy nguyên tắc trong việc dạy trẻ là phải dựa trên nhu cầu của trẻ khi trẻ muốn một điều gì vì lúc đó là trẻ có nhu cầu nói cao nhất.
Khi dạy trẻ tự kỷ học nói, cha mẹ cần nói chậm, nhìn vào mặt trẻ khi nói và cho trẻ thời gian để nghe nhiều lần và nắm được chữ.
Các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đi khám tại cơ sở y tế uy tín hoặc tham khảo y kiến bác sĩ Nhi có chuyên môn để biết cách điều trị trẻ tự kỷ tại nhà tốt nhất.
Với mong muốn đồng hành cùng các gia đình có trẻ mắc tự kỷ, Bệnh viện Hồng Ngọc đã triển khai dịch vụ thăm khám và điều trị cho trẻ tự kỷ và nhận được nhiều tin tưởng của các bậc phụ huynh.
Trực tiếp thăm khám và điều trị tự kỷ cho trẻ tại Hồng Ngọc là BSCKII Phạm Đức Thịnh với hơn 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Nhi khoa; hơn 10 năm công tác tại Trung tâm Nghiên cứu Tâm lý trẻ em (còn gọi là Trung tâm Nguyễn Khắc Viện).
Sau khi trở thành Giám đốc đầu tiên của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc, bác sĩ Thịnh vẫn trực tiếp tham gia chẩn đoán, tư vấn và trị liệu cho trẻ em có vấn đề tâm lý như tự kỷ, tăng động giảm chú ý, rối loạn hành vi…
Với trình độ chuyên môn cao về Nhi khoa và Tâm lý trẻ em cùng sự tận tâm với bệnh nhi BS Thịnh đã đồng hành cùng rất nhiều gia đình có trẻ tự kỷ trị liệu thành công.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!