Nếu bạn là một người chưa có kinh nghiệm còn băn khoăn về cách đo và đọc panme hoặc thước kẹp thì không cần phải lo lắng. Tecostore sẽ hướng dẫn chi tiết cách sử dụng thước panme đến bạn. Sau khi đọc bài viết hãy thử thực hành. Chỉ một thời gian quen dùng, thước panme sẽ hỗ trợ bạn trong công việc đáng kể đấy!
1. Panme
Thước panme là một thiết bị đo lường có độ chính xác cao được chuyên dụng tại các nhà xưởng cơ khí và gia công. Với điểm bất lợi là tính đa dụng kém, nhiều người vẫn chưa nắm được cách dùng panme sao cho hiệu quả.
Trước khi đi vào chi tiết về cách đo panme và cách đọc thước kẹp panme, chúng ta phải nắm rõ cấu tạo và đặc điểm của một chiếc panme cơ bản:
Thước đo panme gồm những bộ phận chính nào?
Tùy từng loại panme sẽ có cấu tạo riêng biệt, nhưng có thể tóm tắt các bộ phận chính của thước panme như sau:
Cấu tạo của thước panme.
- Mỏ đo (anvil)
- Đầu đo di động (spindle)
- Vít hãm/ chốt khóa (lock)
- Thân thước chính (sleeve)
- Thân thước phụ (thimble)
- Núm vặn/ tay xoay (ratchet knob)
- Khung/ tay cầm (frame)
Các bộ phận chính trên thuộc loại thước panme cơ khí. Ngoài ra, với thước panme điện tử sẽ có thêm màn hình điện tử thể hiện kết quả đo. Với thước panme đồng hồ sẽ có thêm mặt đồng hồ chỉ thị kết quả.
Đọc thêm bài viết: Tìm hiểu panme về đặc điểm, công dụng và phân loại các dòng sản phẩm phổ biến hiện nay
Thước đo panme có đặc điểm gì
Nhược điểm của thước đo panme là tính đa dụng kém (có từng loại chuyên biệt phù hợp với các nhu cầu khác nhau: đo ngoài, đo trong, đo sâu, đo ren,…) và phạm vi đo hẹp (trong khoảng 25 mm).
Thế nhưng với kích cỡ đa dạng với các phạm vi 0-25, 25-50, 50-75, 75-100, 100-125, 125-150,…. thì panme là dụng cụ đo cơ khí được nhiều thợ chuyên nghiệp tin dùng bởi độ chính xác cao và tiện lợi của chúng.
Qua những thông tin vừa đề cập, tới đây sẽ là nội dung cách đo panme thông thường. Hãy lưu ý những chi tiết nhỏ nhất, vì đó sẽ đem lại nhiều lợi ích lớn nếu bạn biết cách áp dụng.
Cách đo panme
Trước khi thực hiện quá trình đo kiểm, cần kiểm tra xem thiết bị của chúng ta có hoạt động chính xác không. Sau đó ta thực hiện theo từng bước sau:
- Bước 1: Khi đo tay trái cầm thiết bị, tay phải vặn cho đầu đo đến gần tiếp xúc thì vặn núm vặn cho đầu đo tiếp xúc với vật đúng áp lực đo.
- Bước 2: Phải giữ cho đường tâm của 2 mỏ đo trùng với kích thước vật cần đo
- Bước 3:Trường hợp phải lấy thiết bị ra khỏi vị trí đo thì vặn đai ốc hãm (cần hãm) để cố định đầu đo động trước khi lấy Panme ra khỏi vật đo.
- Bước 4: Khi đo dựa vào mép thước động ta đọc được số “mm” và nửa “mm” của kích thước ở trên thước chính.
- Bước 5: Dựa vào vạch chuẩn trên thước chính ta đọc được phần trăm “mm” trên thước phụ (giá trị mỗi vạch là 0.01 mm)
Trong quá trình sử dụng thước đo panme hay bất kỳ dụng cụ công cụ đo nào khác, chúng ta cần chú ý cách thức bảo quản để thước giữ được độ chính xác khi đo.
- Không được dùng để đo khi vật đang quay.
- Không đo các mặt thô, bẩn.
- Phải lau sạch vật đo trước khi đo.
- Không vặn trực tiếp ống vặn thước phụ để mỏ đo ép vào vật đo.
- Cần hạn chế việc lấy thiết bị ra khỏi vị trí đo mới đọc kích thước.
- Các mặt đo cần phải giữ gìn cẩn thận, tránh để gỉ và bị bụi cát, bụi đá mài hoặc phôi kim loại mài mòn.
- Không dùng sai mục đích sử dụng.
Sau khi kiểm tra cẩn thận, đưa vật thể cần đo vào ngàm đo sao cho hai mặt tiếp xúc vừa đủ với mỏ đo động và mỏ đo tĩnh.
Cách đo panme nhìn chung là không quá khó, nhưng có nhiều chi tiết cần chú ý. Do vậy, bạn nên tạo cho mình thói quen kiểm tra trước khi bắt đầu, để đảm bảo chiếc panme của mình luôn ở trạng thái tốt nhất.
Cách đọc trị số đo của thước panme
Đối với dòng thước panme, biết cách đọc đúng mới cho ra kết quả đo chuẩn xác. Dựa vào kinh nghiệm của các kỹ sư tại Tecostore, dưới đây không chỉ là cách đọc cơ bản mà còn kèm theo những lưu ý cần thiết trong quá trình sử dụng bạn nên biết:
- Khi đo xem vạch “0” của du xích ở vào vị trí nào của thước chính ta đọc được phần nguyên của kích thước ở trên thước chính
- Xem vạch nào của du xích trùng với vạch của thước chính ta đọc được phần lẻ của kích thước theo vạch đó của du xích (tại phần trùng nhau)
- Khi đo dựa vào mép thước động ta đọc được số “mm” và nửa “mm”. của kích thước ở trên thước chính
- Dựa vào vạch chuẩn trên thước chính ta đọc được phần trăm “mm” trên thước
Đọc trị số trên thước đo panme không quá phức tạp
Lưu ý:
- Trước khi đo cần kiểm tra xem thiết bị có chính xác không.
- Khi đo tay trái cầm thiết bị, tay phải vặn cho đầu đo đến gần tiếp xúc thì vặn núm vặn cho đầu đo tiếp xúc với vật đúng áp lực đo
- Phải giữ cho đường tâm của 2 mỏ đo trùng với kích thước cần đo.
- Trường hợp phải lấy panme ra khỏi vị trí đo thì vặn đai ốc hãm (cần hãm) để cố định đầu đo động trước khi lấy panme ra khỏi vật đo.
Khuyên đọc:Điểm danh TOP 5 thước panme đa năng, phổ biến nhất trên thị trườngKhuyên chọn panme phù hợp với nhu cầu sử dụng nhất
2. Thước kẹp – Thước cặp
Thước kẹp một vật dụng quen thuộc đối với các kỹ sư và thợ máy, thước kẹp được sử dụng để đo kích thước của vật thể.
Tương tự như thước panme, chúng ta cũng cần nắm rõ cấu tạo trước khi tìm hiểu cách đo và đọc của thước cặp.
Hiểu các bộ phận chính của thước cặp
Thước kẹp hay thước cặp có 3 loại phổ biến là thước kẹp điện tử, thước cặp cơ khí và thước kẹp đồng hồ. Mỗi loại thước cặp sẽ có một vài sự khác biệt nhất định trong cấu tạo sản phẩm. Tuy vậy, ta có thể tóm tắt các bộ phận chính của thước cặp theo chức năng như sau:
- Ngàm cố định được chế tạo gắn liền với thước chính.
- Ngàm di động gắn với thanh đo sâu, trên thước cơ khí được khắc thước phụ, còn lại thì được lắp đồng hồ và bảng điện tử. Trên phần này cũng được chế tạo thêm vị trí cho ngón tay cái giữ thước khi đọc kết quả. Ở Việt Nam rất ưa chuộng sản phẩm có bánh lăn cho vị trí này, giữ thước rất chắc chắn.
- Vít cố định vị trí.
Để hiểu rõ hơn, thước cặp có các ngàm chính được sử dụng để đo đường kính ngoài, cũng như các ngàm nhỏ hơn được sử dụng để đo đường kính trong của vật thể. Một số mô hình cũng có một máy đo độ sâu. Thang đo chính được đặt cố định tại chỗ, còn thang phụ là thanh trượt đóng mở các hàm.
Cách đo thước kẹp
Đối với cách đo thước kẹp, trước khi bắt đầu chúng ta nên có một vài thao tác kiểm tra để giữa thiết bị ở trạng thái tốt nhất, tránh xảy ra sai số không cần thiết. Nếu áp dụng đúng các bước sau, cách đo thước kẹp sẽ không còn khó khăn đối với những người chưa có kinh nghiệm:
- Bước 1: Kiểm tra kỹ càng thước cặp. Đóng các mỏ đo khít với nhau. Nếu ánh sáng vẫn lọt qua, rất có thể đang có các mảnh kim loại dính trên mỏ đo. Do vậy, bạn nên vệ sinh sạch thước kẹp trước khi dùng.
- Bước 2: Lấy vật cần do ra và làm sạch chúng khỏi dầu hay bụi bám vào, tránh các sai số không cần thiết.
- Bước 3: Đưa mỏ đo động về vị trí số 0. Đồng thời nếu thước cặp có vít khóa, hãy nới lỏng nó trước khi bạn bắt đầu. Vặn vít ngược kim đồng hồ để mở khóa.
- Bước 4: Thao tác mở mỏ đo và chỉ cho mỏ đo tiếp xúc vừa đủ lực với vật cần đo.
Đọc thêm:Thước kẹp – thước cặp và một số ứng dụng phổ biến[TƯ VẤN] Chọn mua thước kẹp – thước cặp phù hợp với nhu cầu sử dụng
Cách đọc thông số trên thước cặp cơ
Tương tự cách đọc thông số trên thước kẻ, thang chia độ chính của thước kẹp thông thường được đánh số bằng inch hoặc cm. Tuy vậy, cách đọc thước kẹp cũng có những lưu ý nhất định trong quá trình sử dụng. Thể hiện bằng 2 điểm lưu ý trên thước cặp cơ như sau:
- Vạch chia 0.02 mm. Còn những vạch chia khác như 0.1 mm, 0.05 mm. Hoặc đơn vị là inch (vạch chia ở đây là khả năng đọc của thước).
- Vạch trên thước chính và vạch trên du xích. Trong đó vạch trên du xích có những lưu ý chi tiết dưới đây:
- Ta để ý vạch trên du xích hay thước phụ có 50 vạch, trải dài từ 0 đến 90.
- Mỗi vạch trên thước tương ứng với 0.02 mm. 50 vạch x 0.02 = 1 mm.
- 50 vạch trên du xích tương ứng với 1 mm trên thước chính.
Để bạn có hình dung rõ ràng nhất về cách đọc thước kẹp, bài viết sẽ hướng dẫn bạn cách sử dụng thước kẹp bằng hình ảnh và ví dụ minh họa cụ thể.
Ví dụ 1:
Ở hình trên ta thấy vạch 0 trên du xích đã gần nhất giữa 2 vạch 37 mm và 38 mm. Nếu nhìn sơ qua chưa tính kết quả đo chính xác thì kết quả gần 37.50. Tính kết quả chính xác cụ thể như sau:
- Ta đếm vạch nào trùng nhất ngay thẳng nhất 1 đường thẳng từ vạch trên thước chính xuống thước phụ thì vạch đó là số lẻ phía sau số nguyên của thước chính.
- Khó nhìn quá ta có thể lấy kính lúp soi chi tiết rồi đếm vạch trên thước chính xuống thước phụ. Ví dụ: vạch trùng nhất là vạch 23 trên du xích
- Ta lấy số nguyên gần nhất cộng với số vạch trên thước chính xuống thước phụ (trong trường hợp này là 23 vạch).
Ta có: 37+(23*0.02)= 37.46 mm
Ví dụ 2:
Ở hình 2 do vạch số 0 trên du xích đã qua vạch 8mm trên thước chính và vạch số 4 trên du xích là trùng nhất thì kết quả đo như sau:
Ta có: 8+(4*0.02)=8.08 mm
Với hướng dẫn chi tiết này, bạn hãy thực hành cách đo thước kẹp và cách đọc thước kẹp thường xuyên. Khi đã thuần thục, thiết bị này đem lại hiệu quả cao cho công việc của bạn.
Khuyên đọc: Tổng hợp 20 hãng THƯỚC KẸP phổ biến nhất hiện nay
Các cách đo, cách đọc thước kẹp và panme đã được nghiên cứu và tổng hợp bởi các kỹ sư có chuyên môn cao của Tecostore. Liệu bạn có hài lòng với hướng dẫn chi tiết mà chúng tôi đáp ứng hay không? Khi đã có cho mình câu trả lời, hãy chọn một sản phẩm để áp dụng ngay hướng dẫn sử dụng trên nhé!
Nên mua thước kẹp – thước panme ở đâu uy tín?
Tecostore là nơi phân phối hơn 200 loại thước kẹp và panme chất lượng, chính hãng đến từ các hãng uy tín hàng đầu như Mahr của Đức hay hãng chất lượng cao Insize của Trung Quốc Đồng thời chúng tôi cũng đem lại cho khách hàng các giải pháp đo lường hiệu quả nhất. Lựa chọn Tecostore, sẽ luôn là quyết định đúng đắn của khách hàng.
Đặc biệt trong quá trình sử dụng, nếu bạn gặp bất kỳ khó khăn nào hãy gọi ngay đến số hotline 0966580080 để được đội ngũ kỹ sư có chuyên môn của Tecostore trợ giúp bạn nhé!
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!