Khi xét nghiệm nước tiểu, nhiều người nhận được tờ giấy kết quả với rất nhiều thông số, ký hiệu khác nhau không thể hiểu được ý nghĩa của chúng. Thông thường, nếu sức khỏe có vấn đề gì, bác sĩ sẽ thông báo với bạn. Tuy nhiên, để chủ động hơn, bạn nên nắm được cách đọc kết quả xét nghiệm nước tiểu cơ bản.
16/01/2021 | Góc giải đáp: Xét nghiệm nước tiểu biết bệnh gì và có chính xác không? 09/12/2020 | Xét nghiệm nước tiểu khi mang thai giúp phát hiện các bệnh lý gì? 24/09/2020 | Chỉ số protein niệu trong xét nghiệm nước tiểu thai phụ nói lên điều gì
1. Kết quả xét nghiệm nước tiểu có ý nghĩa gì?
Xét nghiệm nước tiểu sẽ đưa ra 10 chỉ số đánh giá cơ bản sau:
-
SG (trọng lượng riêng của nước tiểu – Specific Gravity): cho thấy nước tiểu loãng hay đặc.
Mỗi chỉ số xét nghiệm nước tiểu đều có ý nghĩa riêng
-
LEU hay BLO (Leukocytes): Chỉ số đánh giá tế bào bạch cầu thể hiện một người có bị nhiễm trùng hay không.
-
NIT (Nitrite – sản phẩm do vi khuẩn tạo ra): Cho thấy tình trạng nhiễm khuẩn đường tiểu.
-
pH (độ pH): Cho thấy nguy cơ bệnh lý nhiễm khuẩn thận hoặc tiêu chảy gây mất nước, tiểu đường.
-
GLU (Glucose – đường huyết): Glu trong nước tiểu tăng có thể do chế độ ăn hoặc cao hơn ở phụ nữ mang thai. Nhưng nếu không phải do nguyên nhân lành tính này, cần kiểm tra bệnh tiểu đường, viêm tụy và bệnh lý ống thận.
-
ERY (hồng cầu): Cho thấy nguy cơ mắc bệnh viêm cầu thận, viêm thận cấp, nhiễm khuẩn đường tiểu, xơ gan, thận đa nang,…
-
PRO (Protein): Cho thấy nguy cơ mắc bệnh lý ở thận, nhiễm trùng đường tiểu, tiền sản giật thai kỳ hoặc có máu trong nước tiểu.
-
KET (Ketone): là dấu hiệu bình thường ở phụ nữ mang thai hoặc nguy cơ bệnh tiểu đường không kiểm soát, nghiện rượu, chế độ ăn nghèo carbohydrate,…
-
ASC: Nguy cơ bệnh lý viêm nhiễm thận, đường tiết niệu, sỏi đường tiết niệu,…
-
BIL (Bilirubin): Đánh giá nguy cơ mắc bệnh lý ở gan hoặc túi mật.
Mẫu nước tiểu thu thập nhanh chóng và bảo quản khá đơn giản
2. Bác sĩ hướng dẫn cách đọc kết quả xét nghiệm nước tiểu chuẩn
Dưới đây là cách đọc kết quả xét nghiệm nước tiểu cùng ý nghĩa của các chỉ số cơ bản:
Chỉ số LEU (Leukocytes)
Kết quả bình thường: Kết quả âm tính, nồng độ cho phép: 10 – 25 Leu/UL.
Kết quả cao: LEU > 10 – 25 Leu/UL. Bệnh nhân có thể bị nhiễm nấm hoặc nhiễm khuẩn.
Chỉ số NIT (Nitrate)
Kết quả bình thường: Kết quả âm tính.
Kết quả cao: NIT > 0.05 – 0.1 mg/dL thường do nhiễm trùng đường tiểu do chúng tạo ra loại enzyme chuyển hóa nitrat trong nước tiểu thành Nitrite.
Chỉ số UBG (Urobilinogen)
Kết quả bình thường: Âm tính, chỉ số cho phép: 0.2 – 1.0 mg/dL.
Kết quả cao: Khi UBG > 0.2 – 1.0 mg/dL, bệnh nhân có thể đang bị bệnh gan hoặc túi mật như: xơ gan, viêm gan,…
Chỉ số BIL (Bilirubin)
Kết quả bình thường: Kết quả âm tính, nồng độ cho phép: 0.4 – 0.8 mg/dL.
Kết quả cao: Khi BIL > 0.4 – 0.8 mg/dL. BIL trong nước tiểu cao bất thường có thể do bệnh lý túi mật hoặc gan bị tổn thương. Đặc biệt nếu kết quả chỉ số BIL và UBG đều bất thường.
Chỉ số PRO (Protein)
Kết quả bình thường: Âm tính, chỉ số cho phép: 7.5 – 20 mg/dL.
Kết quả cao: Khi PRO > 20 mg/dL.
Ở người bình thường, PRO trong nước tiểu cao có thể do bệnh lý ở thận, nhiễm trùng hoặc máu trong nước tiểu.
Ở thai phụ, PRO trong nước tiểu cao có thể liên quan đến tình trạng: thiếu nước, nhiễm trùng đường tiểu, tăng huyết áp, vấn đề ở thận, mẫu xét nghiệm lẫn dịch nhầy,… Cần đặc biệt lưu ý, nhất là cuối thai kỳ vì thai phụ có nguy cơ bị nhiễm độc huyết, tiền sản giật, nhiễm độc thai nghén, tiểu đường.
Chỉ số Chỉ số pH
Kết quả bình thường: 4,6 – 8.
Kết quả cao: Khi pH >= 9, nước tiểu có tính bazơ mạnh.
Kết quả thấp: Khi pH <=4, nước tiểu có tính acid mạnh.
Chỉ số BLD (Blood)
Kết quả bình thường: Âm tính, chỉ số cho phép: 0.015 – 0.062 mg/dL.
Kết quả cao: Khi BLD > 0.062 mg/dL, đây là dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiểu, tổn thương thận, niệu quản, niệu đạo, bàng quang gây xuất huyết đến nước tiểu.
Chỉ số SG
Kết quả bình thường: 1.005 – 1.030.
Kết quả cao: Khi SG > 1.030, nước tiểu đặc, có thể do thiếu nước hoặc bệnh lý.
Kết quả thấp: Khi SG < 1.005, nước tiểu loãng, có thể do uống quá nhiều nước hoặc bệnh lý.
Chỉ số KET (Ketone)
Kết quả bình thường: Âm tính hoặc ở mức thấp 2,5 – 5 mg/dL.
Kết quả cao: Khi KET > 5 mg/dL, nguyên nhân có thể do bệnh tiểu đường không kiểm soát tốt, do nhịn ăn trong thời gian dài hoặc người nghiện rượu.
Ở thai phụ, KET trong máu cao cho thấy nguy cơ mắc chứng tiểu đường hoặc thiếu dinh dưỡng. Nếu thai phụ chán ăn, mệt mỏi cần được truyền dịch và dùng thuốc hỗ trợ.
Chỉ số GLU (Glucose)
Kết quả bình thường: Kết quả âm tính hoặc cao hơn ở phụ nữ mang thai. Nồng độ cho phép: 50 – 100 mg/dL.
Kết quả cao: Khi GLU > 100mg/dL, nguyên nhân do đái tháo đường không kiểm soát, bệnh thận hoặc tổn thương thận.
Đôi khi ăn nhiều thức ăn ngọt trước xét nghiệm cũng làm xuất hiện nhiều Glu trong nước tiểu, để đánh giá chính xác cần thực hiện thêm xét nghiệm lần 2.
Chỉ số ASC (Ascorbic Acid)
Kết quả bình thường: 5 – 10 mg/dL.
Kết quả cao: Khi ASC > 10 mg/dL, bệnh nhân có thể đang gặp vấn đề về thận.
Mỗi thông số xét nghiệm nước tiểu đánh giá nguy cơ bệnh lý khác nhau
3. Có nên làm xét nghiệm nước tiểu hay không?
Xét nghiệm nước tiểu được ứng dụng rất phổ biến trong khám sức khỏe tổng quát hoặc sàng lọc bệnh lý về thận, tiểu đường, tiền sản giật ở thai phụ, nhiễm trùng đường niệu,… 10 thông số đánh giá trong xét nghiệm nước tiểu có ý nghĩa rất lớn trong chẩn đoán và đánh giá nguy cơ mắc bệnh.
Vì thế nếu được chỉ định, bạn nên thực hiện xét nghiệm nước tiểu theo hướng dẫn của bác sĩ. Đôi khi kết quả xét nghiệm có nghi ngờ, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện lại hoặc thực hiện xét nghiệm bổ sung. Điều này là cần thiết để có chẩn đoán bệnh chính xác nhất.
Xét nghiệm nước tiểu ở sản phụ có ý nghĩa lớn
Nếu bạn có những dấu hiệu nghi ngờ bất thường cũng có thể yêu cầu thực hiện xét nghiệm nước tiểu tại các trung tâm xét nghiệm, bệnh viện trên cả nước. Đây là xét nghiệm tương đối đơn giản nên nhiều cơ sở y tế có thể thực hiện, song nên chọn địa chỉ uy tín, trang thiết bị hiện đại cùng y tá, bác sĩ giàu kinh nghiệm sẽ hỗ trợ bạn tốt hơn.
Các dấu hiệu nghi ngờ có thể xét nghiệm nước tiểu bao gồm:
-
Tiểu buốt, tiểu rắt, đi tiểu nhiều lần,… nghi ngờ do nhiễm khuẩn đường tiểu.
-
Người mắc bệnh tiểu đường cần đánh giá tiến triển bệnh hoặc hiệu quả điều trị.
-
Sản phụ muốn sàng lọc bệnh lý tiểu đường thai kỳ, tiền sản giật,…
-
Nước tiểu có màu bất thường.
-
Tiểu ít kéo dài,…
Xét nghiệm nước tiểu nên thực hiện khi có dấu hiệu bất thường
Hi vọng những thông tin hướng dẫn trên đây sẽ giúp bạn đọc đọc kết quả xét nghiệm nước tiểu và hiểu được phần nào những kết quả đó. Để được giải thích thêm, hãy liên hệ với bác sĩ thăm khám hoặc liên hệ với chuyên gia MEDLATEC qua hotline 1900565656.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!