Xét nghiệm giang mai là cách phát hiện bệnh giang mai nhanh nhất

Giờ làm việc: thứ 2 – Chủ nhật: 6h30 – 12h00 (sáng); 13h30 – 18h00 (chiều).

Vì là những cơ sở tuyến đầu trong nhiệm vụ điều trị các bệnh da liễu và lây nhiễm nên 3 bệnh viện trên thường rơi vào tình trạng quá tải. Nếu bạn khống muốn gặp cảnh đông đúc khi xét nghiệm giang mai ở những bệnh viện này, hãy có mặt bốc số thứ tự từ sớm để quá trình xét nghiệm nhanh chóng hoàn thành.

Ngoài ra, bệnh nhân tại Hà Nội và khu vực phía Bắc cũng có thể làm xét nghiệm giang mai ở những bệnh viện khác có chuyên khoa da liễu.

Chi phí làm xét nghiệm giang mai

xét nghiệm giang mai5

Ngoài những biểu hiện lâm sàng, có thể bác sĩ da liễu còn cần thêm những thông tin liên quan đến kết quả xét nghiệm để đưa ra chẩn đoán chính xác.

Bệnh nhân xét nghiệm giang mai thường được tiến hành ở 2 hình thức phổ biến:

Xét nghiệm giang mai khi chưa có biểu hiện bệnh

Vì giai đoạn này, bệnh chưa có biểu hiện cụ thể nên việc xét nghiệm sẽ mất nhiều thời gian và khá phức tạp. Lúc này, cơ thể người bệnh vẫn chưa tạo ra kháng thể giang mai. Đồng thời, xoắn khuẩn gây bệnh chỉ sống trong môi trường cơ thể tự nhiên nên bác sĩ phải lấy mẫu xét nghiệm ở âm đạo hoặc niệu đạo rồi soi trên kính hiển vi để tìm xoắn khuẩn giang mai.

Xét nghiệm RPR và TPHA khi cơ thể bệnh nhân đã xuất hiện triệu chứng

Khi bệnh nhân đã có những biểu hiện lâm sàng của bệnh giang mai thì sẽ được áp dụng 2 phương pháp xét nghiệm phổ biến là Test Rapid Plasma Reagin (RPR) và Treponema Pallidum Haemagglutination Asay (TPHA). Quy trình xét nghiệm giang mai như sau:

Trước tiên là tiến hành thủ tục sàng lọc RPR. Nếu kết quả âm tính thì bạn không mắc bệnh giang mai. Nếu kết quả dương tính thì có thể là bạn đã bị nhiễm xoắn khuẩn giang mai. Để có chẩn đoán chính xác, bác sĩ sẽ cho bạn làm tiếp xét nghiệm định lượng với phương pháp TPHA.

Khi kết quả xét nghiệm TPHA dương tính, bạn gần như chắc chắn đã nhiễm bệnh. Tuy nhiên, nếu trước đó bạn không có liên quan đến bất kỳ nguyên nhân gây bệnh nào (không quan hệ tình dục hoặc có đời sống tình dục rất an toàn) mà TPHA vẫn dương tính thì bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ để được làm thêm các xét nghiệm khác để phân biệt bệnh giang mai với những bệnh nhiễm trùng khác.

Mỗi cơ sở y tế sẽ có mức chi phí xét nghiệm giang mai khác nhau. Điều này tùy thuộc vào điều kiện cung cấp dịch vụ ở mỗi nơi và số lần bạn được làm xét nghiệm. Tuy nhiên, mức chi phí này thường dao động trong khoảng 100.000-500.000 đồng/lần xét nghiệm.

Những điều cần lưu ý khi làm xét nghiệm giang mai

Triệu chứng bệnh giang mai

Có rất nhiều trường hợp xét nghiệm giang mai cho kết quả dương tính giả. Điều này xảy ra do nhiều yếu tố tác động đến kết quả xét nghiệm như tuổi tác, chức năng sinh lý, tế bào ung thư… Vì thế, sau lần xét nghiệm đầu tiên có kết quả dương tính, bạn đừng vộ lo lắng. Lúc này, bạn hãy đề nghị bác sĩ cho mình làm thêm các xét nghiệm sàng lọc và khẳng định khác để có chẩn đoán chính xác.

Nếu bạn là thai phụ đã được khẳng định mắc bệnh giang mai, bạn phải theo dõi diễn biến bệnh thận trọng hơn. Để an toàn cho thai nhi và ngăn chặn những biến chứng xảy ra trong suốt thai kỳ, bạn nên làm xét nghiệm kiểm tra diễn biến bệnh mỗi tháng 1 lần.

Nếu đứa trẻ được sinh ra từ người mẹ mắc bệnh giang nhưng không bị lây nhiễm thì cần phải làm thêm xét nghiệm khẳng định TPHA. Kết quả xét nghiệm sẽ giúp bác sĩ tự tin nhận định bé không nhiễm bệnh. Trường hợp ngược lại, kết quả gần như chính xác tuyệt đối này sẽ giúp bé được điều trị bệnh càng sớm càng tốt.

Trương Phương Đài / HELLO BACSI