HƯỚNG DẪN CÁCH ĐỌC BẢNG TUẦN HOÀN HÓA HỌC | Achaubooks- Sách nước ngoài dịch và biên soạn

Tìm trọng lượng nguyên tử. Đây là con số bên dưới tên nguyên tố.

  • Mặc dù dường như trọng lượng nguyên tử tăng dần từ góc trái bên trên sang góc phải bên dưới, nhưng điều này không phải lúc nào cũng đúng.

Tiêu đề ảnh Read the Periodic Table Step 13

Trọng lượng nguyên tử của hầu hết các nguyên tố đều được ghi dưới dạng thập phân. Trọng lượng nguyên tử là tổng trọng lượng của các hạt trong hạt nhân nguyên tử; tuy nhiên, đây là nguyên tử khối trung bình của các đồng vị.

Tiêu đề ảnh Read the Periodic Table Step 14

Dùng trọng lượng nguyên tử để tìm số nơtron trong nguyên tử. Làm tròn trọng lượng nguyên tử đến số nguyên gần nhất sẽ được nguyên tử khối. Sau đó, bạn lấy nguyên tử khối trừ đi số proton để có số nơtron.

  • Ví dụ, trọng lượng nguyên tử của sắt là 55,847, vì vậy nguyên tử khối là 56. Nguyên tử này có 26 proton. 56 (nguyên tử khối) trừ đi 26 (proton) bằng 30. Nghĩa là trong một nguyên tử sắt thường có 30 nơtron.
  • Thay đổi số nơtron trong nguyên tử sẽ tạo thành các đồng vị, là các biến thể của nguyên tử có nguyên tử khối nặng hay nhẹ hơn.

” Qua nhiều thế kỷ, sự hiểu biết của chúng ta về các nguyên tố đã phát triển thông qua kinh nghiệm, quan sát và thí nghiệm khoa học. Các nhà khoa học phải mất khá nhiều thời gian để sắp xếp các nguyên tố sao cho thể hiện được mối quan hệ giữa chúng. Bảng tuần hoàn nguyên tố hóa học của Dmitri Mendeleev xuất bản năm 1869 đã hoàn thành xuất sắc việc này, bằng cách trình bày các nguyên tố thành những hàng và cột, giúp chúng ta hiểu về thế giới và Vũ trụ nơi chúng ta đang sống. Tất nhiên còn rất nhiều điều vẫn đang là bí ẩn đối với chúng ta. Vật chất được tạo bởi các nguyên tố đã biết chỉ chiếm khoảng 5% khối lượng Vũ trụ. Khoảng 22% là vật chất tối và 73% là năng lượng tối, nhưng chúng ta không biết chính xác vật chất tối và năng lượng tối này được tạo thành từ cái gì. Có lẽ… một bạn nào đó đọc cuốn sách này sẽ tìm ra.”

Giáo sư James D. Webster Khoa Khoa học Trái Đất và hành tinh, Bảo tàng Lịch sử và Tự nhiên M

Một số nhà khoa học đã làm việc trong thầm lặng, một số lại vô tình đầu độc chính mình, số khác nổi tiếng vì đã phát minh ra những thứ thay đổi hàng triệu cuộc đời. Trong suốt lịch sử loài người, con người đã cố gắng tìm hiểu các nguyên tố và những gì có thể làm được với chúng. Đây là một hành trình dài, và… còn lâu mới kết thúc.

Và để khá phá nhiều hơn về 118 các nguyên tố hóa học, gặp gỡ những nguyên tố cấu tạo nên chính bạn, cũng như thế giới của chúng ta và Vũ trụ hãy cùng chúng tôi khá phá nhiều thông tin thú vị và bổ ích hơn kiến thức khoa học với BẢNG TUẦN HOÀN HÓA HỌC – Cuốn catalog giàu hình ảnh và chính xác nhất về những cấu thành vi mô của Vũ trụ. Cuốn sách thuộc dạng bách khoa thư này dự kiến sẽ ra mắt vào tháng 11 tới đây và sẽ có mặt trên các nhà sách online & offlilne, các sàn thương mại điện tử và nhanh chóng sẽ có mặt tại tủ sách gối đầu giường của nhà các bạn. Cùng chúng tôi đón chờ siêu phẩm của tháng 11 nhé.