1. Lịch sử ra đời của huy hiệu quân đội:
Sự ra đời của Quân đội nhân dân Việt Nam là cột mốc đánh dấu sự phát triển của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX. Ngày 22/12/1944, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân – tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam ngày nay được thành lập. Mặc dù chỉ có 34 chiến sĩ với 34 khẩu súng khi mới thành lập nhưng sự ra đời của Đội đã đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam.
Đặc biệt, ngay từ khi mới ra đời, Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân đã có ngay một cương lĩnh chính trị, quân sự đúng đắn. Bản cương lĩnh đó chính là Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân do lãnh tụ Hồ Chí Minh soạn thảo. Nội dung chỉ thị tuy ngắn gọn nhưng súc tích, hàm chứa nhiều vấn đề cơ bản về đường lối quân sự của Đảng.
Từ đây, Đảng ta và cách mạng Việt Nam có một đội quân chủ lực vừa làm nhiệm vụ tác chiến, vừa đóng vai trò tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân, dìu dắt đội vũ trang địa phương tác chiến, mở rộng khu căn cứ cách mạng, cùng nhân dân cả nước tiến hành Tổng khởi nghĩa làm nên thắng lợi vĩ đại của Cách mạng Tháng Tám năm 1945.
Trải qua nhiều năm thăng trầm của lịch sử, tên gọi Quân đội nhân dân Việt Nam chính thức được dùng từ năm 1954. Và từ đó, huy hiệu quân đội chính thức được ra đời.
Huy hiệu trong quân đội mang một ý nghĩa hết sức quan trọng >>> Xem ngay Full từ A-Z về quy định và các mức thưởng của Huy Hiệu Đảng
2. Huy hiệu quân đội nhân dân Việt Nam có hình dáng như thế nào?
Huy hiệu quân đội nhân dân Việt Nam, hay còn được gọi là quân hiệu có hình tròn. Ở giữa là hình ngôi sao nổi màu vàng, xung quanh có 2 bông lúa màu vàng đặt trên nền đỏ tươi, phía dưới hai bông lúa có hình nửa bánh xe với răng bánh màu vàng. Phía vành ngoài huy hiệu cũng sử dụng theo màu vàng tương ứng. Riêng huy hiệu của Lực lượng Cảnh sát Biển Việt Nam có phần nền hai bông lúa màu xanh dương.
Huy hiệu Quân đội nhân dân Việt Nam
Ở thời điểm đầu tiên, toàn bộ ngành thuộc quân đội đều dùng chung huy hiệu và chưa có sự chia tách thành các quân hiệu khác nhau. Đến năm 1958, huy hiệu quân đội nhân dân Việt Nam mới chia thành 3 nhánh riêng biệt, gồm: Lục quân, Không quân và Hải quân.
- Huy hiệu Không quân: Quân hiệu hình tròn. Vành ngoài quân hiệu màu vàng, nền màu xanh da trời, ở giữa là ngôi sao vàng nổi. Đè lên là hình đôi cánh chim màu bạc, phía dưới có hình bánh răng và hai bông lúa vươn lên bao quanh ngôi sao.
- Huy hiệu Lục quân: Quân hiệu hình tròn, vành ngoài quân hiệu màu vàng, nền màu đỏ, ở giữa là ngôi sao vàng nổi. Phía dưới có hình nửa bánh răng và hai bông lúa vươn lên bao quanh ngôi sao.
- Huy hiệu Hải quân: Quân hiệu hình tròn, vành ngoài quân hiệu màu vàng. Nền màu tím than, ở giữa là ngôi sao vàng nổi đè lên hình mỏ neo màu đỏ, phía dưới có hình nửa bánh răng và hai bông lúa vươn lên bao quanh ngôi sao.
3. Tổng hợp các huy hiệu cấp bậc trong quân đội nhân dân Việt Nam
Hệ thống cấp bậc trong quân đội nhân dân Việt Nam được tổng hợp ở bảng dưới đây:
Cấp Tướng
Đại Tướng
Thượng tướng, Đô đốc Hải quân
Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân
Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân
Cấp tá
Đại tá
Thượng tá
Trung tá
Thiếu tá
Cấp úy
Đại úy
Thượng úy
Trung úy
Thiếu úy
Quân hàm hạ sĩ quan được chia thành 3 bậc:
- Thượng sĩ
- Trung Sĩ
- Hạ Sĩ.
- Binh nhất
- Binh Nhì.
4. Điều kiện thăng quân hàm đối với sĩ quan tại ngũ
Sĩ quan tại ngũ được hiểu là sĩ quan đang công tác ở cơ quan, tổ chức ngoài quân đội. Theo khoản 1 điều 17 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân 1999, sĩ quan tại ngũ được thăng quân hàm khi có đủ các điều kiện sau:
- Có bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đối trung thành với Tổ Quốc và nhân dân, với Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; có tinh thần cảnh giác cách mạng cao, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
- Có phẩm chất đạo đức cách mạng, cần – kiệm – liêm – chính, chí công vô tư; gương mẫu chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước, phát huy dân chủ, giữ nghiêm kỷ luật quân đội, tôn trọng và đoàn kết với nhân dân, đồng đội; được quần chúng tín nhiệm.
- Có trình độ chính trị, khoa học quân sự và khả năng vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,… vào nhiệm vụ xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng quân đội nhân dân, có kiến thức về văn hóa, kinh tế, xã hội, pháp luật, có năng lực hoạt động thực tiễn,…
- Có lý lịch rõ ràng, tuổi đời và sức khỏe phù hợp với chức vụ, cấp bậc quân hàm mà sĩ quan đảm nhiệm
- Đủ thời hạn xét thăng quân hàm:
- Thiếu úy => Trung úy: 2 năm
- Trung úy => Thượng úy; Thượng úy => Đại úy: 3 năm
- Đại úy => Thiếu tá, Thiếu tá => Trung tá, Trung tá => Thượng tá, Thượng tá => Đại tá: 4 năm.
- Những trường hợp còn lại cần thời gian tối thiểu ít nhất 4 năm.
5. Đặc điểm của phù hiệu quân đội nhân dân Việt Nam
Phù hiệu Quân đội nhân dân Việt Nam bao gồm; nền phù hiệu, hình phù hiệu, cành tùng, biểu tượng quân chủng, binh chủng; biển tên và logo. Dưới đây là một số đặc điểm của phù hiệu quân đội nhân dân Việt Nam.
5.1. Cành tùng
Cành tùng có màu vàng, gồm hai loại như sau:
- Cành tùng đơn của sĩ quan cấp tướng
- Cành tùng đơn của sĩ quan cấp tá, cấp úy
5.2. Nền, hình phù hiệu
Nền phù hiệu
Nền phù hiệu hình bình hành. Đối với lục quân có nền màu đỏ tươi, Bộ đội Biên phòng có nền màu xanh lá, Phòng không – Không quân có màu xanh hòa bình, Hải quân có màu tím than. Đặc biệt, nền phù hiệu của cấp tướng có viền màu vàng rộng 5mm có ở 3 cạnh.
Hình phù hiệu
Đặc điểm chung của các quân, binh chủng đều có màu vàng.
- Binh chủng hợp thành – Bộ binh: Hình thanh kiếm và khẩu súng đặt chéo
- Bộ binh cơ giới: Hình xe bọc thép đặt trên thanh kiếm và khẩu súng đặt chéo
- Đặc công: Hình dao găm đặt trên khối bộc phá, dưới có mũi tên vòng
- Tăng – Thiết giáp: Hình xe tăng nhìn ngang
- Pháo binh: Hình hai nòng súng thần công đặt chéo
- Hóa học: Hình tia phóng xạ trên hình nhân benzen
- Công binh: Hình cuốc, xẻng trên nửa bánh xe răng
- Thông tin: Hình sóng điện
- Bộ đội Biên phòng: Hình thanh kiếm và khẩu súng đặt chéo, trên vòng tròn không khép kín có ký hiệu đường biên giới quốc gia
- Phòng không – Không quân: Hình sao trên đôi cánh chim
- Bộ đội nhảy dù: Hình máy bay trên dù đang mở
- Tên lửa: Hình tên lửa trên nền mây
- Cao xạ: Hình khẩu pháo cao xạ
- Ra-đa: Hình cánh ra-đa trên bệ
- Hải quân: Hình mỏ neo
- Hải quân đánh bộ: Hình mỏ neo trên thanh kiếm và khẩu súng đặt chéo
- Hậu cần – Tài chính: Hình thanh kiếm và khẩu súng đặt chéo, dưới có bông lúa
- Quân y, thú y: Hình chữ thập đỏ trong hình tròn
- Kỹ thuật: Hình compa trên chiếc búa
- Lái xe: Hình tay lái trên nhíp xe
- Cơ quan tiến hành tố tụng, kiểm soát quân sự: Hình mộc trên hai thanh kiếm đặt chéo
- Quân nhạc: Hình chiếc kèn và sáo đặt chéo
- Thể dục thể thao: Hình cung tên
- Văn hóa nghệ thuật: Hình biểu tượng âm nhạc và cây đàn
Các loại phù hiệu trong quân đội nhân dân Việt Nam >>> Tìm hiểu thêm về huy hiệu cựu chiến binh <<<
6. Cách đeo các huy hiệu trong quân đội
Quân đội nhân dân Việt Nam là lực lượng nòng cốt của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam. Không chỉ là lực lượng đứng đầu tiền tuyến, là những anh hùng trong thời chiến mà lực lượng quân đội cũng là lực lượng của nhân dân. Vì nhân dân mà phục vụ, sẵn sàng chiến đấu hy sinh.
Mặc trang phục đồng bộ theo quy định tại điều 3 và điều 4 của thông tư số 84/2010/TT-BQP, đeo dải hoặc cuống Huân, Huy chương trên ngực áo bên trái. Mép trên cuống Huân, Huy chương hàng thứ nhất cao hơn mép trên mép trên nắp túi áo ngực 5 cm.
Đeo Huy hiệu trên ngực áo bên phải, cách mép nắp trên túi áo ngực 5cm, theo thứ tự hạng cao ở trên, hạng thấp ở dưới. Huy hiệu có thể đeo thành nhiều hàng, mỗi hàng không quá 5 chiếc.
Đối với trang phục nữ đeo dải Huân, Huy chương trên ngực áo bên trái, mép trên hàng thứ nhất cao ngang với mép trên cúc áo trên cùng hàng khuy giữa. Đeo huy hiệu trên ngực áo bên phải, mép trên của huy hiệu cao ngang với mép trên cúc áo trên cùng hàng khuy giữa.
Trang phục và cách đeo huy hiệu trong Quân đội nhân dân Việt Nam
7. Logo huy hiệu quân đội nhân dân Việt Nam mua ở đâu?
Logo huy hiệu quân đội Nhân dân Việt Nam là cách gọi vắn tắt được những người làm công việc Thiết kế hoặc in ấn khi nói về các Quân hiệu Quân đội nhân dân Việt Nam. Theo đó, quân hiệu quân đội nhân dân Việt Nam là biểu tượng của Quân đội. Với lực lượng bao gồm rất nhiều nhánh phục vụ. Mỗi nhánh sẽ có một hệ thống bao gồm quân hiệu, phù hiệu, cấp hiệu cho binh sĩ và sĩ quan.
EPVINA – địa chỉ uy tín sản xuất logo huy hiệu tại Việt Nam
Mang một ý nghĩa to lớn, vì vậy việc lựa chọn một địa chỉ đáng tin cậy để mua logo huy hiệu quân đội nhân dân Việt Nam là một điều vô cùng cần thiết. Đến với cơ sở làm huy hiệu EPVINA, bạn sẽ được đảm bảo những quyền lợi sau:
- Chất lượng sản phẩm đảm bảo màu sắc đẹp, in ấn rõ nét, không mờ, bền màu với thời gian
- Công nghệ in, máy móc tiên tiến cộng với sự cẩn thận, tỉ mỉ nhân viên làm nên những sản phẩm bền, đẹp, chắc chắn, không bong tróc
- Công ty đáp ứng nhanh được các đơn hàng thiết kế và nhận đặt in huy hiệu với số lượng lớn, giá rẻ nhất thị trường
- Đối với số lượng đơn hàng càng lớn, khách hàng nhận thêm được nhiều ưu đãi cùng với chiết khấu cao lên tới 30%
Trên đây là bài viết tổng hợp các huy hiệu quân đội nhân dân Việt Nam. Hy vọng với những thông tin chúng tôi cung cấp đem đến cho độc giả cái nhìn đầy đủ nhất. EPVINA là địa chỉ khách hàng tin tưởng và an tâm để lựa chọn những sản phẩm logo cùng với giá thành hợp lý.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!