Dạy bé 1 tuổi tập nói không phải là việc dễ dàng và không phải ông bố bà mẹ nào cũng biết cách dạy sao cho đúng. Thậm chí, có rất nhiều ba mẹ không thực sự chú trọng tới việc dạy nói cho bé 1 tuổi. Điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng ngôn ngữ sau này của con. Đó cũng là lý do Monkey muốn chia sẻ tới các phụ huynh về cách dạy nói cho bé 1 tuổi và những lưu ý quan trọng không nên bỏ qua.
Trẻ bắt đầu tập nói khi nào?
Ngay khi bé vẫn còn là một thai nhi, con đã có thể cảm nhận và bắt đầu làm quen với âm thanh. Và khi bé chào đời, được 3 – 4 tháng tuổi sẽ thực sự bắt đầu tập nói. Quá trình tập nói của bé kéo dài tới năm 3 tuổi. Trong khoảng thời gian này, khả năng nói của bé liên tục tăng lên cho thấy bé đang có sự tiếp thu và học hỏi rất tốt về mặt ngôn ngữ lẫn tư duy, trí tuệ.
Để quá trình học nói của bé đạt được hiệu quả tốt nhất thì ngay từ khi bé được vài tháng tuổi hay 1 tuổi ba mẹ cần quan tâm đến dạy bé 1 tuổi tập nói.
Bé 1 tuổi có thể nói được những gì?
Khi bé 2 – 3 tháng tuổi, ngôn ngữ của bé chủ yếu là tiếng khóc. Thông qua tiếng khóc của bé ba mẹ có thể hiểu được bé đang muốn gì. Có thể là bé đói bụng, khó chịu, muốn được thay tã,… Tới khi tròn 3 tháng tuổi bé có thể nghe được những âm thanh bên ngoài như tiếng ru của mẹ, tiếng mẹ nói chuyện và bắt đầu phát ra những tiếng i a đơn giản. Được 4 tháng tuổi, bé sẽ bập bẹ phát âm được những âm thanh phức tạp hơn như như “muh-muh” hoặc “bah-bah”.
Vào giai đoạn bé 5 – 6 tháng tuổi ba mẹ có thể thấy bé bắt đầu luyện ngữ điệu và tới 7 – 12 tháng tuổi bé bập bẹ nói được những âm thanh đa dạng hơn bằng cách bắt chước lời nói của người lớn như “bah-bah-bah” hoặc “dee-dee-dah”. Và tròn 1 tuổi bé có thể nói được khoảng 1 – 3 từ đơn như “ma-ma” hoặc “ba-ba” hoặc cũng có thể là tên đồ chơi, thú cưng,…
Nhìn chung, sự phát triển về mặt ngôn ngữ của bé ở độ tuổi này rất thú vị. Nếu ba mẹ đồng hành cùng bé trong giai đoạn này sẽ phát hiện nhiều điều bất ngờ.
Nguyên tắc cơ bản khi dạy bé 1 tuổi tập nói
Trong quá trình dạy trẻ 1 tuổi tập nói để đảm bảo đạt hiệu quả tốt và không gây ra những ảnh hưởng tiêu cực tới trẻ có một vài nguyên tắc cơ bản sau mà ba mẹ cần biết:
Nguyên tắc 1: Không ngại ngần cho bé tiếp xúc với môi trường xung quanh
Thông thường các ông bố bà mẹ Việt Nam rất ngại cho con tiếp xúc với môi trường xung quanh vì sợ khói bụi, thời tiết môi trường có thể làm con bị bẩn, bị ốm. Tuy nhiên, đây là cách nuôi dạy con sai lầm. Thay vào đó, ba mẹ nên thường xuyên cho con tiếp xúc với môi trường để giúp con được khám phá, tìm tòi thế giới xung quanh, kích thích tư duy, trí thông minh. Đồng thời lắng nghe được nhiều âm thanh tự nhiên, trở nên dạn dĩ và dám nói hơn.
Nguyên tắc 2: Tôn trọng con khi dạy nói
Dù là dạy con tập đi, tập nói, tập viết hay bất kỳ điều gì thì ba mẹ cũng cần tôn trọng con. Khi con được 1 tuổi đã bắt đầu hình thành tâm lý rõ nét, biết thể hiện điều mình thích và không thích. Vì vậy, đừng bắt ép con làm gì hay áp đặt suy nghĩ lên con. Nếu tại thời điểm đó con không muốn nói thì khi đó ba mẹ cũng đừng cố gượng ép con. Hãy chờ khi khác, con vui vẻ, cảm thấy muốn nói thì tiếp tục dạy.
Nguyên tắc 3: Sử dụng lời nói nhẹ nhàng, lịch sự
Hãy luôn nói chuyện một cách nhẹ nhàng và lịch sự khi dạy bé 1 tuổi tập nói. Nguyên nhân là bởi các bé thường rất hay bắt chước theo lời nói của ba mẹ. Do đó, nếu ba mẹ nói chuyện gắt gỏng, lời nói thiếu văn minh có thể cũng sẽ khiến bé học và nói theo. Từ đó không chỉ ảnh hưởng tới cách nói chuyện của bé mà còn có thể làm thay đổi cả tư duy và cách hành xử trong tương lai.
Nguyên tắc 4: Luôn kiên nhẫn với bé
Một trong những nguyên tắc quan trọng mà ba mẹ nên nhớ khi dạy bé tập nói đó là luôn kiên nhẫn với bé. Đừng so sánh bé với những đứa trẻ khác và khi thấy bé chậm nói hơn liền tỏ ra thất vọng hay cố gắng dồn ép muốn trẻ học nói. Điều này có thể khiến trẻ cảm thấy căng thẳng và sợ hãi. Vô tình lại càng không dám nói và không thể nói.
11 cách hay dạy bé 1 tuổi tập nói ba mẹ có thể áp dụng ngay
Ba mẹ có thể tìm thấy rất nhiều cách dạy trẻ 1 tuổi tập nói từ các nguồn thông tin khác nhau. Tuy nhiên, dưới đây là 11 cách được các chuyên gia giáo dục sớm cho trẻ và nhiều ông bố bà mẹ đánh giá là có tính hiệu quả cao, có thể áp dụng ngay:
Nói chuyện, kể chuyện và hát cho bé nghe mỗi ngày
Mỗi ngày ba mẹ chỉ cần dành khoảng 10 phút để nói chuyện, kể chuyện hay hát cho bé nghe cũng đủ để giúp bé học nói nhanh hơn. Khi nói chuyện ba mẹ nên nói chậm rãi, rõ ràng từng âm, từng chữ. Âm lượng khi nói không cần quá lớn, đủ nghe và nhẹ nhàng là được. Khi nói được một chút lại ngừng lại để chờ xem phản ứng của bé như thế nào.
Bên cạnh đó, ba mẹ cũng có thể kể cho bé những câu chuyện ngắn, có thể là truyện tranh. Vừa kể vừa chỉ cho bé xem. Kể chuyện là cách rất tốt để giúp bé gia tăng vốn từ vựng của mình cũng như phát triển về tư duy, sự sáng tạo của mình. Nếu ba mẹ không biết kể chuyện như thế nào cũng có thể tải app VMonkey. Ứng dụng chính là một thế giới truyện tranh đầy sống động với giọng đọc truyền cảm, dễ dàng đưa bé chìm đắm vào những câu truyện cổ tích, ngụ ngôn,… đầy ý nghĩa. Hoặc ba mẹ cũng có thể tham khảo thêm ứng dụng Monkey Stories – Kho truyện hay tiếng Anh dành cho bé.
Ngoài ra, ba mẹ cũng nên thường xuyên hát cho bé nghe. Những bài hát ru, bài hát ngắn với những từ ngữ đơn giản, nhịp điệu vui vẻ cũng rất hữu ích trong quá trình dạy bé 1 tuổi tập nói. Các bé thường rất thích nghe hát và thậm chí là có thể ngân nga, ê a theo nhịp điệu của bài hát.
Dạy bé tập đếm, học các câu ca dao, tục ngữ
Cũng có thể bắt đầu với việc dạy bé tập đếm hay học những câu ca dao, tục ngữ đơn giản khi bé được 1 tuổi. Chỉ cần ba mẹ lồng ghép một cách khéo léo vào những câu chuyện để kể cho bé trước khi đi ngủ. Lâu dần bé sẽ học được cách tập đếm và quen thuộc với những câu ca dao, tục ngữ hơn. Ví dụ, ba mẹ có thể kể chuyện về 3 chú heo cho bé nghe. Hay khi chơi đồ chơi có thể dạy bé cách tập đếm số lượng món đồ chơi,…
Dạy bé 1 tuổi tập nói bằng hình ảnh thật
Hãy cố gắng dạy bé tập nói thông qua các hình ảnh thật. Điều này sẽ giúp bé vừa được nhìn tận mắt lại còn có thể sờ được. Cách dạy này sẽ giúp bé ghi nhớ nhanh và lâu hơn. Thậm chí, nó còn có thể giúp kích thích các giác quan khác, ví dụ như thị giác, xúc giác, khứu giác, thính giác.
Giả sử, mẹ có thể cho bé sờ, cầm quyển sách và lặp lại từ “sách” nhiều lần cho bé nghe. Hay cái thìa, cái cốc,… chẳng hạn.
Đưa ra cho bé sự lựa chọn
Thêm một cách dạy trẻ 1 tuổi nói cũng rất hữu hiệu đó là đưa ra cho bé sự lựa chọn. Ví dụ, hãy hỏi bé “con muốn ăn nữa hay không?”, “Con muốn chơi gấu bông hay búp bê”, “con muốn đeo giày hay đeo dép?”,… Cách này vừa thể hiện sự tôn trọng bé, cho bé được quyền quyết định lại vừa khuyến khích bé tập nói tốt hơn.
Luôn phản hồi lại những gì bé nói
Có thể bé 1 tuổi nói nhưng ba mẹ không hiểu. Thế nhưng cũng đừng vì vậy mà lơ là bé. Bất kỳ khi nào bé nói ba mẹ cũng đều cần phản hồi lại bé vì khi bé giao tiếp rất muốn nhận được sự trả lời từ người khác. Việc phản hồi lại khi bé nói chính là một cách khuyến khích bé, giúp bé thích nói chuyện hơn.
Cho bé xem những chương trình bổ ích
Tìm và mở cho bé xem những chương trình bổ ích cho xem. Ví dụ như Monkey Junior. Đây là ứng dụng dạy tiếng Anh và nhiều ngôn ngữ khác cho bé từ 0 – 10 tuổi rất thú vị, được thiết kế phù hợp với độ tuổi của bé. Monkey Junior cũng áp dụng những phương pháp dạy trẻ từ sớm khoa học nên ba mẹ hoàn toàn có thể yên tâm về cách tiếp cận của app với bé. Các chương trình trong các app này rất đa dạng, sinh động, không chỉ không làm bé nhàm chán mà còn rất thu hút sự chú ý của bé, đồng thời giúp kích thích khả năng tư duy và ngôn ngữ cho bé.
Lời nói luôn đi đôi với hành động
Bé ở giai đoạn này chưa thể hiểu hết những điều mà ba mẹ nói. Vì vậy khi dạy bé 1 tuổi tập nói ba mẹ hãy luôn đảm bảo lời nói đi kèm với hành động. Ví dụ, khi cởi giày cho bé hãy vừa cởi và vừa nói “Mẹ cởi giày cho con nhé” hay khi mặc áo cho bé hãy nói “Mẹ mặc áo cho con yêu nào”. Dần dần bé sẽ biết tự đưa chân cho mẹ cởi giày, giơ tay để mẹ mặc áo, thậm chí là nói những từ đơn giản như “cởi giày”, “mặc áo”.
Sửa ngay khi thấy bé nói sai
Đừng bao giờ kỳ vọng trong quá trình bé 1 tuổi tập nói sẽ luôn luôn nói đúng, nhất là khi tập nói những từ mới. Khi thấy bé nói sai ba mẹ cũng không nên bực tức, thay vào đó, hãy nhẹ nhàng phát âm lại để con nói theo rồi bé sẽ nói đúng và rõ ràng hơn.
Xem thêm: Phương pháp tập nói cho bé 1 tuổi
Gọi tên bé
Mỗi khi bắt đầu nói chuyện ba mẹ hãy gọi tên bé để bé biết ba mẹ đang muốn nói chuyện với mình và chú ý vào cuộc trò chuyện. Bên cạnh đó, trong quá trình giao tiếp với bé ba mẹ nên nhìn thẳng vào bé. Không nên vừa nói chuyện với bé lại vừa nhìn sang chỗ khác hoặc làm việc khác, điều này sẽ khiến bé không chú tâm tới cuộc trò chuyện.
Tạo cơ hội để bé nói chuyện
Do đang trong quá trình tập nói nên bé sẽ khó để “thể hiện bản thân”. Vì vậy, ba mẹ cần chủ động tạo điều kiện cho bé bằng cách trước mỗi câu hỏi hay câu nói hãy dừng lại từ 10 – 15 giây để chờ xem phản ứng của bé. Nếu bé có phản ứng hay tiếp chuyện thì hãy tiếp tục khuyến khích để bé được nói nhiều hơn.
Tạo điều kiện cho bé giao tiếp với những người khác
Cách dạy bé 1 tuổi tập nói tiếp theo cũng rất hiệu quả và dễ áp dụng đó là cho bé tập nói với nhiều người khác. Có thể là người lớn tuổi hơn hoặc các bé cùng độ tuổi. Điều này có thể kích thích bé nói chuyện nhiều hơn và trở nên tự tin, dạn dĩ hơn, không ngần ngại khi gặp người lạ.
Bé 1 tuổi chưa sẵn sàng tập nói có đáng lo không?
Có nhiều bé có thể nói khá sớm nhưng cũng có những bé 1 tuổi vẫn chưa sẵn sàng tập nói. Vậy đây có phải là điều đáng lo ngại hay không? Có không ít trường hợp dù ba mẹ đã cố dạy nhưng bé vẫn không nói được có thể là do bé chưa sẵn sàng tập nói hoặc chậm nói. Để biết đây có phải điều đáng lo hay không ba mẹ cần quan sát bé. Nếu thấy bé chưa bập bẹ tập nói nhưng vẫn phát ra âm thanh giống như đang cố nói chuyện và có thể hiểu những gì ba mẹ nói, ví dụ như tiếng gọi của ba mẹ hay khi ba mẹ nói “không” bé sẽ dừng lại thì không quá đáng lo.
Tuy nhiên, nếu bé không có dấu hiệu muốn nói hoặc không phản ứng lại với âm thanh thì ba mẹ nên sớm đưa con tới gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn. Việc chẩn đoán, khắc phục sớm sẽ tốt cho bé hơn. Rất có thể bé gặp vấn đề về thính giác, xuất hiện vấn đề cản trở phát triển ngôn ngữ hay khuyết tật về phát triển hoặc hành vi (rối loạn phổ tự kỷ, khuyết tật nhật thức),… Để tìm nguyên nhân chính xác, con cần được thăm khám cẩn thận.
Với những chia sẻ trên chắc hẳn ba mẹ đã biết làm sao để dạy bé 1 tuổi tập nói đúng cách và khoa học. Hãy kiên trì và chú trọng dạy bé tập nói từ sớm để bé phát triển ngôn ngữ cũng như kích thích cả về tư duy lẫn trí tuệ của trẻ.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!