Nếu bạn thực sự muốn học và giao tiếp tiếng Anh tốt, bạn nhất định phải biết cách đánh vần tiếng Anh chuẩn.
Bài viết này gồm trọn bộ những quy tắc đánh vần tiếng Anh quan trọng nhất mà bạn không thể bỏ qua! Từ đó giúp bạn học cách phát âm tiếng Anh nhanh hơn.
Hãy đọc tiếp ngay!
Thực chất, đánh vần trong tiếng Anh chính là học cách đọc phiên âm chuẩn. Khi tra bất cứ một từ tiếng Anh nào trong từ điển, bạn sẽ tìm thấy các phiên âm, hướng dẫn đọc được ký hiệu như /dʒæm/, nhưng lại không biết cách đọc chúng ra sao.
Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn hiểu, sử dụng và phát âm được các phiên âm đó.
Các Thành Phần Trong Phiên Âm
Quy tắc đánh vần phiên âm cơ bản trong tiếng Anh thường được quy định chủ yếu theo bảng phiên âm quốc tế IPA. Theo IPA, một số thành phần trong phiên âm tiếng Anh có thể kể đến như: phụ âm, nguyên âm, trọng âm, âm đôi, âm đuôi,… Mỗi thành phần lại có những cách đánh vần tiếng Anh khác nhau.
Ví dụ:
Trong từ results /ri’zʌlts/
- Phụ âm: /r/ /z/ /l/ /t/
- Nguyên âm: /i/ /ʌ/
- Âm đuôi: /s/
- Trọng âm: rơi vào âm tiết thứ 2 /zʌlts/(được kí hiệu bằng dấu ‘)
Cách đánh vần phụ âm tiếng Anh
Trong tiếng Anh có 2 loại âm: Nguyên âm và Phụ âm
Phụ âm là những âm khi ta phát ra luồng khí từ thanh quản lên môi bị cản trở, bị tắc (các bộ phận như: lưỡi và chạm môi, răng, hai môi va chạm…nhau trong quá trình phát âm.
Trong tiếng Anh có tổng cộng 24 phụ âm: / p /; / b /; / t /; /d /; /t∫/; /dʒ/; /k /; / g /; / f /; / v /; / ð /; / θ /; / s /; / z/; /∫ /; / ʒ /; /m/; /n/; / η /; / l /; /r /; /w/; / j /.
Tùy thuộc vào vị trí mà cách đánh vần các âm trong tiếng Anh cũng thay đổi theo. Tuy nhiên, phụ âm có tính “thống nhất”, ít linh hoạt hơn so với nguyên âm. Chính vì thế, cách đánh vần phụ âm phần lớn không thay đổi mà tuân thủ theo các quy tắc cụ thể sau:
- / p /: Âm này có cách đọc gần giống với âm /p/ tiếng Việt. Âm /p/ được tạo ra bằng cách mím chặt môi, chặn luồng khí trong miệng, sau đó bật mạnh luồng khí ra.
- /b/: Phát âm giống /p/ nhưng kết hợp với âm thanh tạo ra khi rung dây thanh quản.
- / t /: Đầu lưỡi chạm vào phần lợi của hàm trên, sau đó khi bật khí ra, lưỡi sẽ chạm vào răng cửa. Âm /t/ này cũng tương tự như /t/ trong tiếng Việt nhưng luồng khí thoát ra mạnh hơn.
- /d /: Cách đánh phần âm /d/ có phần tương tự với âm /t/ ở phía trên. Tuy nhiên khi phát âm âm này, dây thanh quản sẽ rung lên kết hợp với sự chuyển động của răng, môi, lưỡi và luồng khí thoát ra.
- /t∫/: Phát âm giống /tr/ trong tiếng Việt, môi hơi tròn và chu về phía trước. Khi luồng khí bật ra, môi ở dáng bán tròn, lưỡi để thẳng và chạm vào hàm dưới.
- /η/: cuống lưỡi nâng lên chạm vào phía trên ngạc mềm. Khí thoát ra từ mũi, thanh quản rung.
- /k/ : Phần sau lưỡi nâng lên chạm vào ngạc mềm, sau đó lưỡi hạ thấp để luồng khí bật ra.
- /g/: Đánh vần giống âm /k/ nhưng kết hợp với thanh quản rung lên tạo thành âm /g/ khi phát âm.
- /w/: Thả lỏng lưỡi, môi bo tròn hơi chu về phía trước kết hợp với dây thanh quản tạo thành âm /w/
- /f/: Môi dưới và hàm răng trên chạm nhẹ vào nhau. Âm được tạo bởi luồng hơi phát ra từ kẽ hở giữa răng trên và môi dưới.
- /v/: Hàm trên chạm nhẹ vào môi dưới giống âm /f/ nhưng có thêm sự tham gia của dây thanh quản tạo thành /v/.
- /ð/: Đầu lưỡi để giữa 2 hàm răng, sau đó để luồng khí thoát ra giữa hai hàm răng và lưỡi kết hợp với rung thanh quản.
- /θ/: Đầu lưỡi để giữa 2 hàm răng, khí thoát ra giữa hai hàm răng và răng, thanh quản không rung.
- /l/: Cong lưỡi chạm vào hàm trên, rung thanh quản, môi mở rộng hoàn toàn.
- /s/: Lưỡi đặt nhẹ lên hàm trên, nâng ngạc mềm. Âm được tạo ra bởi luồng khí thoát ra từ lưỡi và lợi.
- /z/: Lưỡi đặt nhẹ lên hàm trên, nâng ngạc mềm, khí thoát ra từ lưỡi và lợi kết hợp với rung thanh quản.
- /∫ /: Môi hơi chu ra hướng về phía trước, dáng môi tròn, nâng phần trước của lưỡi chạm vào hàm trên.
- /ʒ/: Môi tròn, hơi chu ra hướng về phía trước, nâng mặt trước của lưỡi chạm vào hàm trên kết hợp với rung thanh quản.
- /dʒ/: Môi tròn, chu về phía trước. Khi luồng khí thoát ra, môi bán tròn, lưỡi để thẳng chạm vào hàm dưới kết hợp với rung dây thanh quản.
- /m/: Đọc giống âm /m/ trong tiếng Việt với hai môi ngậm, khí thoát ra qua đường mũi.
- /n/: Môi hé, đầu lưỡi chạm vào lợi hàm trên, khí thoát ra từ mũi.
- /r/: Môi tròn, hơi chu về phía trước. Lưỡi cong vào bên trong. Khi khí thoát ra, thả lỏng lưỡi, môi tròn mở rộng.
- /h/: Môi hé nửa, lưỡi hạ thấp để luồng khí thoát ra.
- /j/: Nâng phần trước lưỡi chạm vào ngạc cứng, đẩy luồng khí qua khe hở giữa lưỡi và ngạc cứng kết hợp với rung dây thanh quản. Khi luồng khí thoát ra Nâng phần trước của lưỡi lên gần ngạc cứng, đẩy luồng khí thoát ra môi để mở rộng, hơi nâng phần giữa lưỡi lên, thả lỏng lưỡi.
Cách đánh vần các nguyên âm tiếng Anh
Nguyên âm là những âm khi ta phát ra luồng khí từ thanh quản lên môi không bị cản trở các bộ phận như: răng, lưỡi… môi không va chạm trong quá trình phát âm. Trong tiếng Anh có 5 nguyên âm (ngắn) chính: u, e, o, a, i cùng một số nguyên âm dài khác.
Các nguyên âm trong tiếng Anh được kí hiệu như sau: /ʌ/, /ɑ:/, /æ/, /e/, /ə/, /ɜ:/, /ɪ/, /i:/, /ɒ/, /ɔ:/, /ʊ/, /u:/, /aɪ/, /aʊ/, /eɪ/, /oʊ/, /ɔɪ/, /eə/, /ɪə/, /ʊə/.
- /ɪ/: Môi mở rộng sang hai bên, hạ thấp lưỡi, phát âm giống âm /i/ trong tiếng Việt nhưng rất ngắn.
- /i:/: Kéo dài âm “i”, âm được tạo ra trong khoang miệng chứ không phải nhờ thổi hơi ra bên ngoài. Môi mở rộng sang 2 bên, phần lưỡi nâng cao.
- /ʊ/: Môi để hơi tròn, hạ thấp lưỡi, đẩy hơi từ cổ họng, phát âm na ná “ư” trong tiếng Việt.
- /u:/: Lưỡi nâng cao, môi tròn, kéo dài âm “u”.
- /e/: Môi để rộng hơn, lưỡi thấp so với khi đọc âm i. Đọc giống “e” trong tiếng Việt nhưng rất ngắn.
- /ə/: Môi hơi mở, thả lỏng lưỡi, đọc giống “ơ” trong tiếng Việt.
- /ɜ:/: Môi hơi mở, cong lưỡi lên chạm vào vòm miệng phía trên trên.
- /ɒ/: Lưỡi hạ thấp, môi hơi tròn, đọc giống âm “o” trong tiếng Việt.
- /ɔ:/: Môi tròn, lưỡi cong lên chạm vào vòm miệng, phát âm gần giống “o”.
- /æ/: Âm này có cách đọc lai giữa “a” và “e” với phần miệng mở rộng, lưỡi và môi dưới đều hạ thấp.
- /ʌ/: Miệng thu hẹp, hơi nâng lưỡi lên cao, bật âm ra ngoài, phát âm gần giống “ă” trong tiếng Việt.
- /ɑ:/: Lưỡi hạ thấp, miệng mở rộng, kéo dài âm “a”.
- /ɪə/: Môi từ dáng dẹt chuyển thành tròn, lưỡi thu về phía sau, chuyển từ từ từ âm “i” sang “ơ”.
- /ʊə/: Mở rộng môi từ từ, đẩy lưỡi về phía trước, chuyển dần từ “ư” sang “ơ”.
- /eə/: Thu hẹp môi, lưỡi thu về sau, phát âm chuyển dần từ “e” sang “ơ”.
- /eɪ/: Môi dẹt sang hai bên, lưỡi đưa lên trên, đọc âm “e” rồi chuyển dần sang “i”.
- /ɔɪ/: Môi dẹt sang 2 bên, nâng lưỡi lên và đẩy về phía trước đọc “o” rồi chuyển dần sang “i.
- /aɪ/: Môi dẹt dần sang 2 bên, nâng lưỡi lên hơi đẩy về phía trước, đọc âm “a” rồi chuyển dần sang “i”.
- /əʊ/: Môi mở tròn dần, đẩy lùi lưỡi về phía sau, bắt đầu đọc từ “ơ” rồi chuyển dần sang “u”.
- /aʊ/: Môi tròn dần, lưỡi lùi về phía sau, đọc “a” rồi chuyển dần sang “u”.
Cách nhấn trọng âm
Trọng âm trong tiếng Anh là yếu tố quan trọng không thể thiếu khi đọc tiếng Anh. Có thể nói, vai trò của trọng âm khi đánh vần tiếng Anh được ví như dấu (huyền, sắc, ngã, nặng) trong tiếng Việt vậy. Trọng âm không chỉ thể hiện ngữ điệu của người nói, mà còn có thể thay đổi ngữ nghĩa của câu và từ.
Khám phá trọn bộ nguyên tắc nhấn trọng âm tại đây!
Hướng dẫn đọc âm đuôi tiếng Anh
Âm đuôi là một trong những “điểm yếu” rất lớn của người Việt khi phát âm tiếng Anh. Người Việt Nam thường có thói quen bỏ qua âm đuôi khi nói tiếng Anh, dẫn đến việc người đối diện (đặc biệt là người bản xứ) không hiểu chúng ta đang nói gì.
Để giúp bạn đánh vần âm đuôi dễ dàng hơn và nói tiếng Anh như người bản xứ, hãy click vào cách phát âm đuôi ed, cách phát âm s và es để xem hướng dẫn toàn diện quy tắc đánh vần 3 âm đuôi phổ biến nhất trong tiếng Anh.
5 Quy Tắc Đánh Vần Tiếng Anh Cơ Bản
Quy tắc 1: Số nguyên âm = số âm tiết của từ
Bạn cần ghi nhớ, trong tiếng Anh có 5 nguyên âm là: u, e, o, a, i. Mẹo để nhớ nguyên âm tiếng Anh (u-e-o-a-i (uể oải)).
Một từ có bao nhiêu nguyên âm thì từ đó sẽ có bấy nhiêu âm tiết.
- Từ có 1 âm tiết: cat, dog, want
- Từ có 2 âm tiết: wanna, chicken
- Từ có 3 âm tiết: camera, vitamin
- Từ có 4 âm tiết: cameraman, curriculum
Quy tắc 2: Nguyên âm (e) đứng cuối không được coi là 1 âm tiết của từ
Đối với những từ có nguyên âm (e) đứng cuối mà trước (e) không phải phụ âm (l) và (e) không phải âm riêng thì nó không được coi là một âm tiết của từ và được gộp vào cùng phụ âm trước đó.
Ví dụ:
gate, ambulance, love, cute,…
Đối với những từ có âm (le) ở cuối thì đây vẫn được coi là một âm của từ.
Ví dụ: Table /ˈteɪbl/, principle /ˈprɪnsəpl/,…
Quy tắc 3: Một số phụ âm nhiều cách đọc
Thông thường phụ âm trong tiếng Anh rất ít thay đổi và thường tuân theo nguyên tắc chung. Những phụ âm có một cách đọc trong tiếng anh là Những phụ âm có một cách đọc gồm b, f, h, k, l, m, n, p, r, v, z, tr.
Tuy nhiên, bên cạnh đó có một số phụ âm tiếng Anh sẽ thay đổi cách đọc tùy thuộc vào nguyên âm đi cùng nó. Đó là các phụ âm c, j, x, y, ch, sh.
Ví dụ: garage /ˈɡær.ɑːʒ/, giant /ˈdʒaɪ.ənt/
Quy tắc 4: Đánh vần tên riêng
Trong tiếng Anh giao tiếp, phát âm chuẩn tiếng Anh cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng. Khi đánh vần tên người nước ngoài, bạn cần áp dụng mọi quy tắc kết hợp cùng một lúc như quy tắc trọng âm hay quy tắc đọc nguyên âm. Hãy tách tên họ ra thành các phần sau đó đọc từng chữ để ghép thành từ hoàn chỉnh.
Để làm quen với những quy tắc này, bạn có thể thực hành với tên của các diễn viên, người nổi tiếng, từ đó đọc các từ tiếng Anh khác dễ dàng hơn.
Ví dụ: Grace – G-R-A-C-E
Quy tắc 5: Thuộc cách phiên âm trước khi học đánh vần
Dù bạn lựa chọn phương pháp học nào, về cơ bản quy tắc đánh vần vẫn cần dựa vào bảng phiên âm IPA. Bạn cần nắm rõ phiên âm và cách đọc của từng âm, sau đó mới luyện phát âm với từ điển.
Quy tắc 6: Trọng âm
Trọng âm là phần cực kỳ quan trọng trong tiếng Anh nhưng nhiều người học lại thường xuyên lơ là. Đọc sai trọng âm tiếng Anh cũng giống như bạn nghe người nước ngoài nói tiếng Việt không dấu vậy, gây khó hiểu cho người đối diện.
Để nhận dạng và biết phiên âm, bạn cần xác định trọng âm của từ trước khi nói, xem các phụ âm có biến đổi thành âm khác hay không và xem các nguyên âm được nhấn trọng âm sẽ được phát âm ra sao.
Có 2 điểm bạn cần lưu ý khi đánh vần dựa trên quy tắc trọng âm tiếng Anh:
- Trọng âm được ký hiệu bởi dấu (‘)
- Những âm có dấu (‘) đứng trước chính là âm được nhấn trọng âm. Các âm này cần được đọc to hơn, dài hơn so với các âm khác.
Làm Thế Nào Để Kiểm Tra Mình Đánh Vần Tiếng Anh Có Đúng Không?
Để đánh vần tiếng Anh hiệu quả, bạn cần nắm rõ các quy tắc cơ bản kết hợp với việc tập luyện chăm chỉ để cải thiện dần dần trình độ phát âm của bản thân. Dưới đây là một số phương pháp đơn giản để bạn kiểm tra trình độ đánh vần tiếng Anh của bản thân.
Nói chuyện với bạn bè giỏi tiếng Anh, với người nước ngoài
Tương tác, hội thoại sẽ là cách hiệu quả nhất để bạn kiểm tra trình độ phát âm của bản thân. Đặc biệt, khi trò chuyện với người nước ngoài, bạn sẽ nhận được những phản hồi chân thực nhất về trình độ phát âm của mình. Người bản xứ sẽ nhận ra ngay lập tức xem bạn có bỏ âm đuôi khi nói hay không, phát âm có tròn vành rõ chữ hay không, họ có hiểu hết những gì bạn nói hay không. Đây đều là những “feedback” vô cùng quý giá giúp bạn tiến bộ từng ngày.
Tận dụng công nghệ nhận diện giọng nói để đánh vần tiếng Anh
Đây là một mẹo học phát âm rất hay được các bạn trẻ truyền tay nhau thời gian gần đây. Trong các thiết bị thông minh và trên các nền tảng trực tuyến hiện nay, công nghệ nhận diện giọng nói được ứng dụng mạnh mẽ. Chắc hẳn bạn không còn quá xa lạ với Siri của hệ điều hành iOs hay trợ lý Google chẳng hạn.
Các trợ lý ảo này đều được lập trình tỉ mỉ để nhận diện những giọng nói chuẩn và thực hiện theo hiệu lệnh của người nói. Chính vì thế, đây là một cách thức vô cùng thú vị để kiểm tra khả năng phát âm của bạn. Ngay lúc này, hãy thử cầm điện thoại lên, nói một câu tiếng Anh bất kì để xem trợ lý ảo có hiểu và thực hiện đúng theo yêu cầu của bạn không nhé.
Sử dụng phần mềm, ứng dụng dạy phát âm
Sinh ra trong thời đại 4.0, bạn có lợi thế rất lớn khi được tiếp xúc với phần mềm, ứng dụng dạy phát âm và đánh vần tiếng Anh vô cùng đa dạng. Một số phần mềm phát âm đang được ưa chuộng trên thị trường hiện nay có thể kể đến như Talkit, Elsaspeak, Pronunroid, FluentU, phần mềm học tiếng Anh Eng Breaking App,…
Điểm chung của phần mềm học phát âm ngày nay là sự ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo mạnh mẽ, giúp bạn dễ dàng nhận ra ưu và khuyết điểm phát âm của bản thân, từ đó cải thiện trình độ một cách nhanh chóng.
Làm Thế Nào Để Duy Trì Phát Âm Tiếng Anh Đúng Và Chuẩn?
Trước khi áp dụng các quy tắc phát âm cơ bản để cải thiện khả năng đánh vần, dưới đây là một số lưu ý bạn cần ghi nhớ.
Tận dụng từ điển và các công cụ hỗ trợ khác để cải thiện phát âm tiếng Anh
Trước tiên, bạn cần nắm rõ cách phát âm của phần lớn từ trong tiếng Anh. Ngoài thiểu số từ có cách đọc đặc biệt, hầu hết các từ trong tiếng Anh đều đi theo một quy tắc phát âm nhất định.
Cách tốt nhất để để đọc đúng một từ mới là tra từ điển hoặc sử dụng một số công cụ hướng dẫn đọc, học theo cách đọc của người bản xứ. Bạn không nên đoán mò cách đọc, tránh dẫn tới những sai lầm sau này.
Một số phương pháp để luyện phát âm bạn nên áp dụng thử như: đọc nhẩm mỗi ngày, luyện đọc cùng bạn bè, nghe và học theo cách phát âm của người bản xứ,…
Cải thiện khả năng nghe nói
Đặc biệt, kỹ năng nghe đóng vai trò rất quan trọng trong việc trau dồi trình độ phát âm của bạn. Nhiều người thường có thói quen tự đoán cách đọc dẫn tới phát âm sai, cản trở quá trình cải thiện kỹ năng nghe.
Đọc sai dẫn tới việc nghe sai, khiến bạn không thể nghe được ngữ âm chuẩn của người bản xứ. Ở các quốc gia nói tiếng Anh người bản ngữ cũng thường học nghe trước rồi mới học tới phát âm. Vì thế, muốn phát âm chuẩn, bạn cần nghe tốt trước đã.
Ngoài ra, bạn có thể đọc thêm các trang web học phát âm tiếng Anh để tham khảo về các cách học phát âm khác nhau!
Lời Kết
Trên đây là một số quy tắc đánh vần tiếng Anh cơ bản mà bạn nên biết. Hơn ai hết, bạn hiểu rõ tầm quan trọng của kỹ năng đánh vần trong quá trình giao tiếp tiếng Anh. Đánh vần đúng có khả năng cải thiện rất nhiều phương diện khác trong bộ kỹ năng của bạn như kỹ năng nghe, kỹ năng đọc.
Các quy tắc được đề cập trong bài viết này đều rất dễ nhớ, dễ hiểu và dễ dàng áp dụng. Hy vọng sau bài tổng hợp trên, bạn đã nắm vững những kiến thức cần biết để cải thiện và phát triển khả năng đánh vần của bản thân.
Đừng quên like, share bài viết và tiếp tục theo dõi chúng tôi để cập nhật những kiến thức tiếng Anh bổ ích nhất nhé!
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!